Phương pháp quan sát

Một phần của tài liệu Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)

3. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề của thanh niên

2.3.4.Phương pháp quan sát

Quan sát một số biểu hiện tâm lý của thanh niên nông thôn khi nói đến vấn đề nghề và khi họ tham gia hoạt động nghề.

2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp này nhằm chỉ rõ và làm phong phú nội dung thu được từ điều tra chính thức , điều mà bảng hỏi chưa khai thác được . Nội dung của phỏng vấn sâu được xây dựng theo những nội dung cần đi sâu khai thác . Phỏng vấn sâu TN về các nội dun g sau:

- Thông tin về hoàn cảnh gia đình

- Diễn biến nhận thức của cá nhân về nghề muốn học - Thông tin về những khó khăn ảnh hưởng đến NCHN - Thông tin về những thuận lợi ảnh hưởng đến NCHN

- Thông tin về những điều kiện ở địa phương liên quan đến NCHN - Những dự định của cá nhân về nghề nghiệp và kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan đến vấn đề đào tạo , định hướng nghề cho TNNT .

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với :

- 16 TNNT ( 06 TN là nữ trong đó 02 người chưa có nghề cũng chưa qua đào tạo, tuổi từ 16-25; 02 người đã học nghề nhưng chưa xin được việc , 02 người đã có nghề nhưng chưa qua đào tạo , tuổi từ 26-30; 06 nam TN trong đó 02 người chưa có nghề cũng chưa qua đào tạo, tuổi từ 16-25; 02 người đã học nghề nhưng chưa xin được việc , 02 người đã có nghề nhưng chưa qua

49

đào tạo, tuổi từ 26-30; 01 TN gia đình mất ruộng , 01 TN gia đình không mất ruộng;01 TN gia đình khá g iả, 01 TN gia đình kinh tế nghèo , 01 TN kinh tế gia đình ở mức nghèo) đại diện cho TNNT nhằm khai thác về NCHN , những thuận lợi và khó khăn để thỏa mãn NCHN ; kế hoạch nghề nghiệp ; kiến nghị của họ đối vớ i Đảng , Nhà nước , chính quyền địa phương về vấn đề định hướng, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho TNNT phù hợp với bản thân và điều kiện cụ thể của địa phương , đất nước.

- 01 Bí thư Huyện đoàn , 03 Bí thư xã Đoàn - Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện

- Phó phòng Lao động - Thương binh- Xã hội huyện .

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích chân dung tâm lý để minh họa cho khảo sát trên diện rộng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phỏng vấn từng cá nhân và đánh giá mức độ cũng như biểu hiện NCHN của khách thể . Kết quả nghiên cứu nhằm nắm bắt sâu hơn thực trạng NCHN của TNNT, minh họa cho các nghiên cứu định lượng NCHN, các yếu tố ảnh hưởng đến NCHN của khách thể nghiên cứu .

Để minh họa bức tranh chung về TNNT với NCHN , chúng tôi tiến hành xây dựng 4 chân dung tâm lý điển hình , 01 TN đại diện cho TNNT thuận lợi trong cuộc sống , 01 TN đại diện cho những TNNT gặp nhi ều khó khăn trong cuộc sống , chưa có nghề ; 02 TN có nghề muốn học nghề để nâng cao trình độ hoặc chuyển nghề .

2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu theo chương trình SPSS 16.0. Các thông số thống kê được sử dụng là tần suất , điểm trung bình cộng và hệ số tương quan .

50

Chúng tôi sử dụng thang đo 3 mức độ được quy ước điểm như sau:

 Rất đồng tình có thang điểm là 3 Đồng tình có thang điểm là 2

Không đồng tình có thang điểm là 1

 Thường xuyên có thang điểm là 3 Thỉnh thoảng có thang điểm là 2 Không bao giờ có thang điểm là 1

Xác định mức độ NCHN của TNNT như sau : Điểm từ 1- 1,67 là điểm số mức thấp nhất

Điểm từ 1,68- 2,34 là điểm số mức độ trung bình Điểm số 2,35- 3 là điểm số ở mức độ cao.

51

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 3.1. Bối cảnh kinh tế -văn hóa-xã hội của địa bàn nghiên cứu

Huyện Kiến Thuỵ là một huyện thuần nông, với những nỗ lực phát triển nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt phát triển hệ thống giao thông, ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện cũng như nâng cao đời sống nhân dân... nông thôn Kiến Thuỵ đang từng ngày thay da đổi thịt. Qúa trình công nghiệp hóa củ a huyện diễn ra nhanh chóng với sự phát triển của nhiều khu công nghiệp , du lịch và đường cao tốc Hà Nội -Hải Phòng chạy qua nhiều xã thuộc địa bàn huyện . Sau khi thực hiện Nghị định số 145/NĐ-CP, ngày 12/9/2007 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính của huyện để thành lập quận Dương Kinh và quận Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy còn lại 18 xã, thị trấn; diện tích tự nhiên 10.753km2. Huyện trở về điểm xuất phát thấp với tỷ trọng nông, ngư nghiệp chiếm gần 70% trong cơ cấu kinh tế của huyện; cơ sở hạ tầng kỹ thuật xuống cấp nghiêm trọng, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn rất nhiều khó khăn nhất là người nghèo, đối tượng chính sách xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất khối huyện: năm 2008 là 9,8%, năm 2009 là 9,07%, năm 2010 theo tiêu chí của thành phố là 14,97%. Tuy nhiên, huyện lại có tiềm năng rất lớn về nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số toàn huyện là 125.068 người

Trong đó: - Dân số khu vực thành thị là: 3.546 người - Dân số khu vực nông thôn là: 121.522 người.

* Về cơ cấu lao động:

Số người trong độ tuổi lao động là: 72.398 người. Trong đó: - Lao động thành thị là: 1.620 người

- Lao động nông thôn là: 70.778 người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về chất lượng lao động:

52

- Lao động chưa qua đào tạo: 51.679 người

* Số lao động tham gia hoạt động kinh tế: 68.469 người

Trong đó: - Lao động công nghiệp và xây dựng: 13.320 người - Lao động nông, lâm, ngư nghiệp là: 47.928 người - Lao động dịch vụ: 7.221 người

Tuy có tiềm năng về nguồn nhân lực, song nguồn nhân lực của huyện chất lượng thấp, chủ yếu là lao động phổ thông; lao động chưa qua đào tạo chiếm tới trên 70%. Người lao động tham gia làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng do không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, không được đào tạo nghề cơ bản nên công việc không ổn định, thu nhập thấp, khó thích ứng với tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế, cuộc sống người dân chưa được cải thiện nhiều, bộ mặt nông thôn chậm được đổi mới.

Thanh niên nông thôn là một bộ phận quan trọng góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn huyện . Tuy nhiên, nằm trong bối cảnh chung của huyện , bên cạnh những cơ hội cũng có rất nhiều thách thức đặt ra đối với họ. Trong đó , vấn đề việc làm , tìm một nghề để tồn tại và phát triển vẫn luôn là một trong những vấn đề đầy bức bối . Sự biến đổi về kinh tế - xã hội của huyện nói riêng , thành phố và đất nước nói chung kéo theo sự t hay đổi của hệ thống các nghề , mở ra rất nhiều các cơ hội để họ có thể lựa chọn cho mình một nghề phù hợp để theo học và kiếm sống . Tuy nhiên , chuyện học nghề của TNNT huyện cũng như TNNT ở Hải Phòng và đất nước nói chung vẫn đang được coi là một vấn đề chưa được tìm ra lối thoát. Việc đi sâu nghiên cứu để tìm hiểu , xác định về NCHN của chính bản thân đối tượng này là một trong những yêu cầu không thể thiếu để từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động , cải thiện cuộc sống và tiếp tục góp phần vào sự thay da đổi thịt của huyện cũng như thành phố và đất nước .

53

3.2. Thƣ̣c trạng NCHN của TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng

3.2.1. Thực trạng NCHN của TNNT biểu hiện qua nhận thức

a. Nhận thức về ý nghĩa của việc học nghề

Bảng 1: Nhận thức của TNNT huyện Kiến Thụy về ý nghĩa của việc học nghề

Ý nghĩa cuả việc học nghề

Nam Nữ ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc Giúp cá nhân có được kiến thức, kỹ năng, thái độ về

một nghề để có thể kiếm việc làm 2.64 1 2.57 2 2.61 1 Dễ xin được việc làm hơn là khi không học nghề 1.75 10 1.89 9 1.87 9 Nâng cao giá trị bản thân 2.30 3 2.32 4 2.31 4 Mở rộng quan hệ xã hội, tầm hiểu biết 2.16 4 2.24 5 2.20 5 Có thể tự tạo việc làm cho bản thân bằng nghề đã

học 2.16 4 2.03 7 2.09 7

Giảm nguy cơ không xin đươc việc hay mất việc do

không đáp ứng được trình độ tay nghề 1.86 8 1.87 10 1.86 10 Tránh lãng phí thời gian 1.85 9 1.77 12 1.99 8 Hạn chế chơi bời vô bổ, sa vào những tệ nạn xã hội 2.30 3 2.35 3 2.32 3 Học nghề chỉ là bất đắc dĩ do không thể học đại

học, cao đẳng chính quy 2.03 6 1.95 8 2.17 6 Giúp cá nhân có trách nhiệm hơn với gia đình 1.72 11 1.70 13 1.71 13 Có cơ hội hỗ trợ gia đình về kinh tế nhiều hơn là

không tham gia học nghề 1.93 7 1.81 11 1.86 11 Giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động , đáp ứng

yêu cầu ngày càng cao của xã hội 2.53 2 2.65 1 2.59 2 Đảm bảo hạnh phúc cá nhân và gia đình 2.14 5 2.19 6 1.82 12

ĐTBC 2.03

Như đã trình bày ở trên nhận thức về việc học nghề trong đó đặc biệt là nhận thức về ý nghĩa của việc học nghề là một trong ba trục cơ bản tạo nên NCHN của TNNT. Trong 13 tiêu chí thể hiện ý nghĩa của việc học nghề được nêu thì có 02 tiêu chí được TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng đồng tình ở mức cao còn lại tất cả các tiêu chí đều đạt ĐTB ở mức TB .

54

Ý nghĩa học nghề ở vị trí đồng tình cao nhất là “Giúp cá nhân có được kiến thức, kỹ năng, thái độ về một nghề để có thể kiếm việc làm” (ĐTB=2.61) với 65% ý kiến rất đồng tình và 30,3% ý kiến đồng tình ở mức độ vừa phải . Như vậy, đa số TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng đều nhận thức được rằng việc học nghề giúp mang lại những kiến thức , kỹ năng, thái độ về một nghề nhất định . Trong giai đoạn hiện nay , yêu cầu đặt ra đối với người lao động đặc biệt lao động trẻ không chỉ dừng lại ở trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề cao, thông thạo lý thuyết , kỹ năng thực hiện công việc mà còn cần phải có tác pho ng công nghiệp , linh hoạt, năng động sáng tạo, thái độ đúng đắn với công việc, con người… Để có được điều này , họ nhất định phải được đào tạo qua trường lớp mộ t cách bài bản , khoa học . TNNT cũng như người lao động nói chung ch ỉ có thể tiếp cận và khẳng định được mình trong những lĩnh vực nghề nghiệp mang lại thu nhập cao , đảm bảo tốt nhất cho cuộc sống bản thân , gia đình khi họ đáp ứng được những yêu cầu trên của thị

trường lao động . TN N.T.N chia sẻ: “Em chưa học nghề , nhưng em nghĩ có học vẫn hơn là không học. Đã mất công đi học, mất công đào tạo thì dù ít hay nhiều người học cũng phải biết thêm về nghề mình học”.

Trong khi có tới 95,3% TNNT huyện Kiến Thụy t hành phố Hải Phòng nhận thức được rằng việc học nghề giúp mang lại những kiến thức , kỹ năng về một nghề để có thể kiếm việc làm thì số TN hờ hững với việc học nghề cũng chiếm tới 81.3% (cho rằng học nghề là bình thường hoặc không cần thiết đối với bản thân). Trong số những TN này , có số ít TNNT đã được đào tạo nghề . Do vậy , tính cần thiết về việc học nghề với họ có thể không cao . Nhưng trong 300 TNNT được điều tra thì chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên 50 TN đã qua đào tạo. Vậy đa số những TNNT dù chưa qua đào tạo nghề , nhận thức được giá trị của việc nắm vững kiến thức , kỹ năng, thái độ về nghề , nhưng tại sao họ vẫn không coi trọng việc học nghề ? Chúng tôi sẽ tiếp tục lý

55

giải điều này khi phân tích nhận thức của TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng về những tiêu chí thể hiện ý nghĩa của việc học nghề tiếp theo .

Ý nghĩa học nghề đạt điểm trung bình ở mức cao th ứ 2 là “Giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động , đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ĐTB =2.59 ) với 63,7% ý kiến rất đồng tình và 31,7% ý kiến đồng tình vừa phải. Có thể nhận thấy rằng , tiêu chí thứ 2 gần như là hệ quả có được từ tiêu chí thứ nhất . TNNT nói chung được trang bị kiến thức , kỹ năng , thái độ với nghề thì đó là điều kiện quan trọng để “nâng cao chất lượng nguồn lao động , đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội” . Đây cũng là một trong những yêu cầu cấp bách không chỉ đối với huyện Kiến Thụy , thành phố Hải Phòng mà đối với toàn đất nư ớc để xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại, hội nhập kinh tế và phát triển nề n kinh tế tri thức.

Như vậy , có thể thấy đa số TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng đều nhận thức được học nghề không chỉ giúp bản thân có được kiến thức, kỹ năng , thái độ với nghề mà còn góp phần vào việc nâng ca o chất lượng nguồn lao động cho địa phương , đất nước.

Ý nghĩa học nghề xếp thứ vị trí cao thứ 3 ( ĐTB=2.32) với 44% ý kiến rất đồng tình và 44,3% ý kiến đồng tình vừa phải là Hạn chế chơi bời vô bổ, sa vào những tệ n ạn xã hội” . Như vậy , ý nghĩa của việc học nghề được TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng đánh giá ở mức độ cao tiếp theo không phải là: “Dễ xin được việc làm hơn là khi không học nghề” hay Giúp mở rộng quan hệ xã hội và tầm hiểu biết” … mà lại là “ Hạn chế chơi bời vô bổ, sa vào những tệ nạn xã hội” . Điều này cho thấy , bên cạnh vấn đề học nghề , vấn đề việc làm thì vấn đề tệ nạn xã hội trong một bộ phận TNNT cũng là một tro ng những vấn đề nóng bỏng và được chính họ quan tâm đến.

Các ý nghĩa học nghề như “Nâng cao giá trị bản thân” , “Giúp mở rộng quan hệ xã hội và tầm hiểu biết” và “Học nghề chỉ là bất đắc dĩ do không thể

56

học đại học, cao đẳng chính quy” lần lượt có ĐTB xếp thứ 4, thứ 5 và thứ 6. Nếu chia ý nghĩa của việc học nghề theo 3 phương diện: ý nghĩa với bản thân TNNT, với gia đình và với xã hội thì dễ dàng nhận thấy, trong 06 ý nghĩa học nghề được nhiều TNNT huyện đánh giá cao nhất thì ngoài tiêu chí

“Nâng cao chất lượng nguồn lao động , đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội” được gắn với xã hội ra còn lại 05 ý nghĩa là gắn với cá nhân . Điều này cũng có nghĩa là TNNT huyện Kiến Thụy Hải Phòng học nghề trước tiên là để thỏa mãn những mong muốn, đòi hỏi mang tính cá nhân sau đó mới đến đáp ứng yêu cầu của gia đình và xã hội.

Học nghề chỉ là b ất đắc dĩ do không thể học đại học , cao đẳng chính quy” xếp thứ 6 (ĐTB=1.99) trong tổng số 13 tiêu chí với 35% ý kiến rất đồng tình, 45% ý kiến đồng tình một phần và 19% ý kiến không đồng tình . Điều này cũng phù hợp với tình trạng “thừa thày thiếu thợ” của đất nước nói chung cũng như cá c địa phương, thành phố nói riêng. Phần lớn TN chỉ chọn học cao đẳng, trung cấp, đặc biệt là học nghề khi cánh cổng của trường đại học, cao

Một phần của tài liệu Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)