III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
7. Phát triển mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc
7.1. Các chỉ tiêu:
-Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Dược tại các cấp.
-Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng; Tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý và hiệu quả.
-Nâng cao năng lực của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh: năm 2014 đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005, đến năm 2015 đạt nguyên tắc ỘThực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc - GLPỢ và duy trì trong các năm sau.
- Tăng cường hoạt động công tác dược bệnh viện:
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng thuốc điều trị và đẩy mạnh hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng tại các bệnh viện.
+ 75% kho Dược bệnh viện đạt nguyên tắc ỘThực hành bảo quản tốt- GSPỢ vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
+ 50% bệnh viện có dược sĩ đại học chuyên trách làm công tác dược lâm sàng đạt vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
- Nâng cao chất lượng của mạng lưới cung ứng thuốc: Duy trì tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thuốc đạt tiêu chuẩn GDP; tãng tỷ lệ nhà thuốc, quầy thuốc đạt GPP lên 100% nãm 2014 và duy trì tỷ lệ này trong các năm tiếp theo.
- Sản xuất thuốc: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp Dược theo hướng hiện đại hóa, khuyến khắch xây dựng nhà máy đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn ỘThực hành tốt sản xuất thuốc Ờ GMPỢ, phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn có ắt nhất 01 nhà máy đạt GMP và 01 nhà máy sản xuất nguyên liệu, thuốc từ dược liệu; Từng bước hình thành vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp Dược.
-Công tác phát triển dược liệu:
+ Hoàn thành điều tra tài nguyên cây thuốc và dự thảo quy hoạch phát triển cây thuốc trên địa bàn tỉnh vào năm 2015;
+ Bảo tồn nguồn gen một số dược liệu quý như: Ba kắch, Bảy lá một hoa, Bình vôi hoa đầu, Hoa tiên, Trà hoa vàng Quảng NinhẦ vào năm 2018.
+ Đến năm 2015: 100% trạm y tế xã/phường có vườn thuốc Nam đáp ứng theo tiêu chắ Quốc gia về y tế cơ sở.
7.2. Công tác Quản lý Nhà nước về Dược
Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Dược: Củng cố tổ chức phòng Nghiệp vụ Dược, hệ thống thanh tra chuyên ngành Dược của Sở Y tế và cộng tác viên thanh tra tại các tuyến. Có chắnh sách thu hút cán bộ về các phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo các phòng Y tế đều có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý Dược. Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý Nhà nước về Dược.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế Dược tại tất cả các cơ sở điều trị, kinh doanh, phân phối thuốc. Phối hợp liên ngành (Quản lý thị trường, Thuế, Công an...) thường xuyên tổ chức các đợt thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định nhà nước về Dược đối với các cơ sở hành nghề Dược tư nhân. Chủ động xây quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Dược và Mỹ phẩm (ngắn hạn, dài hạn), tham mưu cho lãnh đạo ra các văn bản, chắnh sách nhằm nâng cao công tác Dược tại địa phương.
7.3. Công tác quản lý chất lượng thuốc
Quản lý chất lượng thuốc cần phải được xác định là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực Dược. Tăng cường công tác thanh kiểm tra công tác quản lý chất lượng thuốc ở tất cả các khâu: bảo quản, kinh doanh và sử dụng thuốcẦ tại các cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh đảm bảo không có thuốc kém chất lượng, thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốcẦ lưu hành trên thị trường.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn GPs đảm bảo đến cuối năm 2013: 100% quầy thuốc, nhà thuốc đạt GPP và duy trì tỷ lệ các doanh nghiệp đạt nguyên tắc ỘThực hành tốt phân phối thuốc ỜGDPỢ là 100%. Khuyến khắch các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các kho thuốc tại bệnh viện, tuyến y tế dự phòng triển khai thực hiện nguyên tắc ỘThực hành tốt bảo quản thuốc Ờ GSPỢ.
Củng cố, phát triển nguồn nhân lực và đầu tư máy móc, trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn ISO-IEC 17025:2005, nguyên tắc ỘThực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc- GLPỢ. Thực hiện việc lấy mẫu thuốc, mỹ phẩm kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đối với
hoạt chất, dạng bào chế và các thuốc dễ bị biến đổi chất lượng trong quá trình lưu thông phân phối.
7.4. Công tác dược tại các bệnh viện
Thực hiện tốt công tác đấu thầu cung ứng thuốc theo đúng các quy định đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ công tác khám chữa bệnh. Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp các kho bảo quản thuốc tại các bệnh viện theo nguyên tắc ỘThực hành tốt bảo quản thuốc Ờ GSPỢ.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực của hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viện. Chủ động xây dựng danh mục thuốc và các phác đồ điều trị tại bệnh viện theo đúng phân tuyến kỹ thuật và đáp ứng mô hình bệnh tật. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Tăng cường vai trò của dược lâm sàng, tư vấn sử dụng thuốc, thu thập thông tin, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Phối hợp với Trường Đại học Dược Hà Nội, các bệnh viện Trung ương tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại nhằm cập nhật kịp thời và nâng cao kiến thức chuyên môn cho các dược sỹ làm công tác dược lâm sàng tại đơn vị. Hỗ trợ trang thiết bị, các điều kiện làm việc cần thiết như: tài liệu, sách báo, máy tắnh,... để có thể tiếp cận nguồn thông tin khách quan và có chất lượng.
7.5. Mạng lưới cung ứng và sản xuất thuốc
7.5.1. Mạng lưới cung ứng thuốc
Mở rộng và củng cố mạng lưới cung ứng thuốc hiện có, chú trọng phát triển ở khu vực nông thôn và miền núi, biển đảo đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu có chất lượng cho nhân dân. Từng bước nâng cao tỷ lệ nhà thuốc có dược sĩ đại học trong tổng số các cơ sở bán lẻ.
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn ỘThực hành tốt nhà thuốc Ờ GPPỢ theo đúng lộ trình của Bộ Y tế. Khuyến khắch các doanh nghiệp triển khai thực hiện nguyên tắc ỘThực hành tốt bảo quản thuốc Ờ GSPỢ.
7.5.2. Sản xuất thuốc:
Phát triển công nghiệp Dược theo hướng hiện đại hóa, tăng tỷ trọng các thuốc có dạng bào chế hiện đại; Phát triển sản xuất nguyên liệu nguồn gốc dược liệu và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trên địa bàn.
Nâng cao năng lực sản xuất của cơ sở sản xuất tại công ty cổ phần Dược VTYT Quảng Ninh theo hướng: đầu từ nâng cấp dây truyền sản xuất hiện đại, nghiên cứu sản xuất các mặt hàng thiết yếu, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, tăng năng suất sản xuất của cơ sở, từ đó tăng doanh số trung bình hàng năm của cơ sở lên gấp 1,5 lần vào năm 2015, và gấp ba lần vào năm 2020.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp dược thực hiện các dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn ỘThực hành tốt
sản xuất thuốc ỜGMPỢ trên địa bàn. Đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm mới, chú trọng các sản phẩm thuốc thiết yếu, thuốc từ dược liệu đặc biệt các thuốc sử dụng các nguyên liệu thế mạnh của địa phương như: Ba kắch, Nhân trần, Kim ngân...
Tăng dần tỷ trọng doanh thu từ thuốc sản xuất trong tổng doanh thu của công ty, xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu về thuốc trên địa bàn của tỉnh, từng bước tiếp cận với thị trường tại các tỉnh bạn.
Sản xuất nguyên liệu, thuốc từ dược liệu:
Khuyến khắch doanh nghiệp xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu, thuốc từ dược liệu, phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn có tối thiểu 01 nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất nguyên liệu, thuốc từ dược liệu tạo ra các sản phẩm thế mạnh của Quảng Ninh, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm dược liệu Quảng Ninh.
7.6.Công tác phát triển dược liệu
Đến năm 2015: hoàn thành việc điều tra đánh giá trữ lượng các loài cây, con làm thuốc trong toàn tỉnh để xác định chắnh xác tiềm năng và thế mạnh có thể khai thác trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch phát triển cây thuốc trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch bảo tồn nguồn gen một số loài cây thuốc quý, có giá trị cao. Tắch cực tham gia xây dựng đề án ỘVườn cây thuốc Quốc gia Yên TửỢ. Hướng tới xây dựng một trung tâm nghiên cứu, phát triển dược liệu tại Khu vực Yên Tử gắn kết với đề án xây dựng ỘVườn cây thuốc Quốc gia Yên TửỢ của Chắnh phủ.Nghiên cứu, trồng thử nghiệm và chuyển giao công nghệ trồng một số cây thuốc có giá trị kinh tế cao như: Ba kắch, Kim ngân, Nhân trần... để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thuốc từ dược liệu.