III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
12. Định hướng đến năm 2030
Tiếp tục phát triển hệ thống y tế Quảng Ninh theo hướng hiện đại hóa, ngang tầm với các nước trong khu vực, tương xứng với tầm cỡ của một trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước. Hệ thống y tế của tỉnh vừa phải bảo đảm tắnh hệ thống và tắnh liên tục trong hoạt động chuyên môn trong từng tuyến cũng như giữa các tuyến và phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, giữa y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền, giữa dự phòng với điều trị, giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, giữa các vùng miền trong tỉnh.
Các cơ sở khám chữa bệnh và phục hồi chức năng tiếp tục được phát triển hợp lý về các chuyên khoa với quy mô sao cho phù hợp với đặc điểm về mô hình bệnh tật, về điều kiện tự nhiên và độ bao phủ về mạng lưới KCB trên địa bàn bám sát theo Đề án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 nhằm bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ y tế có chất lượng, thực hiện công bằng, hiệu quả và phát triển trong BVCS&NCSKND, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới. Việc mở rộng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh với chất lượng cao theo đúng các tiêu chắ về xếp hạng bệnh viện và bảo vệ môi trường của Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan.
BVĐK tỉnh phấn đấu để trở thành bệnh viện hạng đặc biệt.
60% số BV chuyên khoa tỉnh đạt hạng I số còn lại đạt hạng II vào năm 2030.
60% số BVĐK huyện đạt hạng II vào năm 2030.
Lĩnh vực y tế dự phòng tiếp tục được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại hóa, có đủ năng lực duy trì các thành quả trong phòng chống dịch bệnh
đã đạt được, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của các chương trình y tế quốc gia, khám điều trị dự phòng cho cộng đồng, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Trung tâm YTDP tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp, đặc biệt về các labo xét nghiệm chuyên ngành để đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III, đủ khả năng giám sát, phát hiện dịch và thực hiện toàn bộ các xét nghiệm phục vụ hoạt động chuyên môn theo qui định của Bộ Y tế. Các TT YT tuyến huyện tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các trang thiết bị hiện đại để có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ. Tiếp tục đầu tư, phát triển và nâng cao năng lực công tác kiểm dịch y tế ở các cửa khẩu và các cảng biển, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch quốc tế. Tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức bộ máy của lĩnh vực an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tất cả các tuyến. Từng bước rà soát, kiện toàn các đơn vị dự phòng tuyến tỉnh để đến sau năm 2020 sẽ hợp nhất theo mô hình tổ chức Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tuyến tỉnh (CDC).
Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo thực hiện được đầy đủ các kỹ thuật theo phân tuyến. Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa cần được tiếp tục củng cố và phát triển các phòng khám đa khoa khu vực liên xã và các bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân, đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ cung cấp dịch vụ trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận, góp phần ổn định an ninh biên giới quốc gia. Phát triển mô hình bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ trạm y tế xã, mở rộng chức năng, nhiệm vụ để quản lý tốt bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tắnh, bệnh nhân HIV/AIDS tại cộng đồng...
Các kế hoạch đầu tư cho hệ thống y tế của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030 cần kế thừa các kết quả của giai đoạn 2013 - 2020 và tuân thủ các quan điểm, định hướng của Đảng, các quy hoạch, kế hoạch của Chắnh phủ về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.
PHẦN THỨ TƯ: CÁC GIẢI PHÁP