III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
4. Quy hoạch phát triển mạng lưới An toàn vệ sinh thực phẩm
4.1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung :
- Đến năm 2015: Các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, tác động rõ rệt và toàn diện với việc cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm trong tỉnh.
- Đến năm 2020: Về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm (ATTP) trong các nhóm đối tượng.
- Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý ATTP.
- Cải thiện rõ rệt tình trạng đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Cải thiện rõ rệt tình trạng đảm bảo ATTP của các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
- Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tắnh.
4.2. Mạng lưới Quản lý ATVSTP
- Tuyến tỉnh: Bố trắ nhân lực theo quy định cho Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Phát triển Trung tâm Quản lý, giám sát Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm vào sau năm 2020.
- Tuyến huyện: Thành lập khoa ATTP huyện/thị xã/thành phố trực thuộc Trung tâm Y tế trong giai đoạn 2013- 2014
- Tuyến xã: Bố trắ cán bộ của trạm y tế xã phụ trách công tác ATTP. Đến năm 2020, đảm bảo mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách ATTP.
- Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm từ tỉnh đến các địa phương; có quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đao; thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động phối hợp liên ngành, trong đó ngành Y tế làm thường trực.
- Thành lập tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, gồm lãnh đạo của các đơn vị quản lý chuyên ngành ATTP thuộc
ngành Y tế, Công thương, Nông nghiệp & phát triển nông thôn, trong đó ngành Y tế làm tổ trưởng.