Hệ thống thông tin y tế

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 86)

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

10.Hệ thống thông tin y tế

10.1. Định hướng:

Thông tin y tế với phương tiện hỗ trợ đắc lực là công nghệ thông tin phải được xác định là lĩnh vực cần được ưu tiên đặc biệt trong đầu tư phát triển tại các đơn vị y tế thuộc các tuyến. Kế hoạch củng cố phát triển thông tin y tế gắn liền với phát triển công nghệ thông tin và được lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch phát triển chung của từng đơn vị cũng như toàn ngành y tế trong tỉnh.

Đến năm 2015, cần phải thiết lập và tạo dựng được hệ thống thông tin y tế đồng bộ bao gồm: công cụ cập nhật thông tin, mạng lưới bảo quản, phân tắch dữ liệu, cơ chế chia sẻ thông tin và cách thức sử dụng thông tin trong hoạch định chắnh sáchẦvới độ bao phủ rộng khắp các lĩnh vực, các tuyến trong toàn ngành Y tế của tỉnh Quảng Ninh.

Sau năm 2015, duy trì và vận hành có hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin y tế nhằm cung cấp những bằng chứng thực tế cụ thể, chắnh xác cho việc hoạch định các chắnh sách khả thi, hữu hiệu trong BV&NCSKND tại địa phương đồng thời thiết lập cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin y tế với các tỉnh/thành trong cả nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới.

10.2. Mục tiêu chung:

Củng cố, hoàn thiện hệ thống thông tin tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng đầy đủ, chắnh xác, kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ quản lý, điều hành cũng như giám sát thực hiện của ngành Y tế Quảng Ninh.

Mục tiêu cụ thể:

1. Hoàn thiện chắnh sách, xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin y tế trong tỉnh.

2. Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, số liệu về y tế trong và ngoài ngành.

3. Tăng cường phổ biến thông tin, phân tắch và sử dụng số liệu thống kê trong hoạch định chắnh sách.

10.3. Các chỉ tiêu:

 Đến năm 2014, cổng thông tin điện tử của Sở Y tế được xây dựng với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin và các dịch vụ công cơ bản trực tuyến ở mức độ 3 và 4; 100% các đơn vị y tế có trang thông tin điện tử và được cấp phép hoạt động theo quy định.

 Đến năm 2015, hoàn thành việc xây dựng và triển khai phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý y tế, 100% các cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh sử dụng phần mềm để báo cáo.

 Đến năm 2015, hoàn thành việc triển khai hệ thống giao ban trực tuyến và hệ thống khám chữa bệnh y tế từ xa (Telemedicine).

 Đến năm 2015, 100% việc điều hành, xử lý giải quyết văn bản giữa các đơn vị y tế trong tỉnh và Sở Y tế được thực hiện qua mạng Internet, và được vận hành tắch hợp trong hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành chung.

 Đến năm 2017, 100% văn bản lưu trữ được số hóa để có thể tìm kiếm, tra cứu qua mạng.

 Đến năm 2017, xây dựng cơ sở dữ liệu về khám chữa bệnh, hệ thống cảnh báo dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng để hòa mạng nhằm đáp ứng các nhu cầu tìm kiếm, tra cứu thông tin của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài ngành.

 Đến năm 2014, các cơ sở y tế hạng I trên địa bàn phải thành lập phòng Công nghệ thông tin. Các đơn vị còn lại phải có tổ chuyên trách về công nghệ thông tin vào năm 2015 và nâng cấp lên phòng Công nghệ thông tin vào năm 2020.

 Đến năm 2015, phải đảm bảo số cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin của mỗi cơ sở y tế trên địa bàn tương ứng với 1% tổng số cán bộ trong đơn vị. Đến năm 2020, tỷ lệ này là 2% trong đó có 70% có trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin.

 Đến năm 2015, 100% số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh bố trắ 1% ngân sách đầu tư cho phát triển công nghệ thông tinẦ

 Đến năm 2015, 100% số bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện kê đơn thuốc điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện với 8 phân hệ theo Quyết định 5573/2006/QĐ-BYT.

 Đến năm 2015, 100% các cơ sở y tế trên địa bàn tuân thủ thực hiện lập kế hoạch dựa trên bằng chứng là những dữ liệu thông tin đã được đơn vị cập nhật, bảo quản, xử lý.

10.4. Nội dung quy hoạch:

10.4.1. Hoàn thiện chắnh sách, kế hoạch phát triển hệ thống thông tin y tế:

 Hoàn hiện các chắnh sách về hệ thống thông tin y tế tạo dựng hành lang pháp lý trong toàn tỉnh đối với việc cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin của cả khu vực y tế công lập và ngoài công lập.

 Lập kế hoạch kiện toàn về tổ chức mạng lưới, nhân lực, cấp ngân sách cho hoạt động thống kê y tế tại các đơn vị trong toàn tỉnh, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho lãnh đạo, cán bộ thống kê tổng hợp từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, tuyến xã để đáp ứng nhu cầu thông tin y tế, tránh chồng chéo hoặc quá tải về sổ sách, biểu mẫu nhất là với tuyến xă/phường.

 Thực hiện theo dõi giám sát, đánh giá thường kỳ để phát hiện các khó khăn, bất cập cần khắc phục và có các biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp vi phạm hành chắnh trong thống kê y tế và thực hiện các chế tài xử phạt thắch đáng đối với những đơn vị không thực hiện nghiêm túc theo quy định.

 Tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế cập nhật số liệu về hệ thống hộ tịch, chứng sinh, chứng tử thông qua phối hợp với hệ thống báo cáo tử vong của các cơ sở y tế trên địa bàn.

10.4.2. Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệuy tế:

 Thực hiện cơ chế phối kết hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin giữa các đơn vị y tế trên địa bàn và các ngành liên quan để thu thập, xử lý, cung cấp và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin trong ngành y tế và giữa hệ thống thông tin y tế với các hệ thống thông tin của các ngành khác tại địa phương như:

Cục Thống kê, Sở Tài chắnh, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tư pháp, Bảo hiểm xã hội, Sở Giáo dục Đào tạoẦ Tăng cường phổ biến thông tin y tế với các hình thức đa dạng và phù hợp với nhu cầu sử dụng của các tổ chức/cá nhân Ầ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Xây dựng Trung tâm tắch hợp dữ liệu thông tin y tế của tỉnh để đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất một đầu mối, phân công trách nhiệm trong thu thập, cập nhật thông tin và chia sẻ dữ liệu trong toàn hệ thống.

 Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin y tế phù hợp với khả năng tài chắnh, kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của từng tuyến; trong đó cần nâng cấp, xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý, xử lý và chuyển tải, lưu trữ thông tin đảm bảo ở tất cả các tuyến đều có thể xử lý được các báo cáo tổng hợp dữ liệu về chủ đề cần quan tâm.

10.4.3. Tăng cường phổ biến thông tin, phân tắch số liệu thống kê:

 Rà soát và tuân thủ thực hiện hệ thống biểu mẫu, chỉ số báo cáo thống kê y tế, tài liệu hướng dẫn về quản lý thông tin đào tạo, thông tin y tế, thông tin bệnh viện, thông tin y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh,.Ầ

 Tuân thủ thực hiện các quy định trong phân cấp xây dựng từ điển số

 Tăng cường khả năng phân tắch, sử dụng số liệu với quy mô đủ lớn để thực hiện các phân tắch sâu nhằm đánh giá xu hướng, phục vụ dự báo lập kế hoạch công tác y tế hàng năm của địa phương.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 86)