Vấn đề tên lửa hạt nhân

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 58)

6. Bố cục của Luận văn

2.2.5. Vấn đề tên lửa hạt nhân

Trong chiến tranh lạnh, tình trạng chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra khá căng thẳng, tuy nhiên hai bên đã đạt được những thoả thuận nhất định trong việc cắt giảm vũ khí chiến lược. Cả hai nước đã tham gia vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Những cuộc đàm phán song phương Xô - Mỹ về hạn chế và cắt giảm vũ khí hạt nhân đưa đến một loạt những Hiệp ước chung về hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa, Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn, Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

Liên Xô tan rã, Liên bang Nga được kế thừa phần lớn di sản quân sự của Liên Xô, trong đó đáng chú ý nhất là kho vũ khí hạt nhân. Vì vậy mặc dù sức mạnh tổng hợp đã suy giảm rõ rệt, Nga vẫn được coi là siêu cường hạt nhân ngang ngửa với Mỹ. Tuy nhiên thế kỷ XXI đã khác xa so với thời kỳ chiến tranh lạnh, hai nước đều không muốn xuất hiện những siêu cường quân sự mới, cũng như không muốn những nước thứ ba gia tăng sức mạnh quân sự, đạt được bá quyền ở châu Âu, Trung Cận Đông hoặc châu Á – Thái Bình Dương, đều có thể làm mất ổn định toàn bộ cán cân lực lượng quân sự toàn cầu. Những tính toán này tạo cơ sở cho quan hệ trong lĩnh vực quân sự - an ninh giữa Nga và Mỹ theo hai hướng: Một là phối hợp hành động sao cho nguyên tắc kiểm soát vũ khí có tính toàn diện hơn. Lợi ích chung của Nga và

Mỹ là không phổ biến vũ khí hạt nhân, sinh học và hoá học, kiểm soát các phương tiện vận chuyển vũ khí và ngăn chặn việc phổ biến các loại vũ khí hiện đại khác. Mỹ rất cần Nga phối hợp nỗ lực ngăn chặn các nguy cơ đó, bởi vì sự tan rã của Liên Xô và trật tự hai cực không đồng nghĩa với việc Mỹ có thể kiểm soát hoàn toàn vấn đề vũ khí hạt nhân, công nghệ tên lửa và các kỹ thuật quân sự khác. Hai là thiết lập nền hoà bình thế giới. Do sự mất đi ―kỷ luật sắt‖ của thế giới hai cực đã mở đường cho nhiều xung đột mang tính sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ… Điều này đe doạ khôi phục lại sự đối đầu truyền thống giữa các nước lớn và xuất hiện sự bá quyền khu vực. Vì vậy, việc giải quyết các xung đột khu vực là đáp ứng lợi ích của Nga và Mỹ. Ngoài ra, nguy cơ phổ biến vũ khí giết người hàng loạt sau chiến tranh lạnh đe doạ vị thế siêu cường hạt nhân của Nga và Mỹ, đe doạ chiến lược kiềm chế hạt nhân, mà nòng cốt là lấy vũ khí hạt nhân làm công cụ gây sức ép chính trị của họ đối với các nước khác. Nghĩa là cả Nga và Mỹ đều có lợi ích chung trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược đã được ký vào ngày 31/7/1991 trước khi Liên Xô tan rã. Nó bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/12/1999 và kéo dài trong 10 năm. Văn kiện này buộc Moscow và Washington phải cắt giảm lực lượng hạt nhân từ 10.000 đầu đạn mỗi bên xuống còn 6.000 đầu đạn. Ngày 3/1/1993, Nga và Mỹ ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 2 (START-2), theo đó mỗi bên chỉ giữ lại 3000-3500 đầu đạn hạt nhân chiến lược. Với việc ký START-2, hai nước Nga - Mỹ muốn khẳng định họ sẽ vừa tiếp tục con đường hoà dịu, hợp tác giảm căng thẳng, vừa duy trì sự cân bằng chiến lược hạt nhân. Ngày 11/5/1995, hai bên ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và ngày 24/9/1996 ký Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) với những thoả thuận quan trọng sau đó trong việc hiện thực hoá những điều đã cam kết về vũ khí hạt nhân.

Tháng 3/1997, Tổng thống Yeltsin và Tổng thống Clinton đã có những thoả thuận quan trọng trong lĩnh vực hạt nhân. Đó là hai bên đã đạt được các thoả thuận: kéo dài thời hạn thủ tiêu đầu đạn hạt nhân theo Hiệp ước START – 2 đến 31/12/2007; Mỹ tiếp tục hỗ trợ Nga theo chương trình Nunn-Lugar; Hai bên công nhận ý nghĩa cốt lõi của Hiệp định ABM năm 1972 trong việc cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược và an ninh hạt nhân. Tuy nhiên, những thoả thuận đạt được giữa hai Tổng thống về vấn đề hạt nhân lần này không được thực thi vì vấp phải sự phản đối của cơ quan lập pháp Nga. Các nghị sĩ của Đuma quốc gia Nga cho rằng nếu ký START-2, nước Nga sẽ mất đi lợi thế gần như duy nhất trong một thế giới chứa đầy thách thức và nguy cơ. Còn phía Mỹ thì vẫn qua mặt Nga, coi thường lợi ích của Nga, và nhất là muốn thực hiện chính sách kiềm chế, cô lập Nga trên trường quốc tế. Do vậy, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn START – 2 và giới cầm quyền Mỹ rất muốn Đuma quốc gia Nga nhanh chóng phê chuẩn START – 2 để giảm kho vũ khí hạt nhân quá lớn của Nga, nhất là các tên lửa nhiều đầu đạn mà Nga vốn có ưu thế hơn Mỹ.

Năm 1999, Hạ viện Mỹ đã thông qua ―Dự luật về hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo‖, trên thực tế đã bật đèn xanh cho quá trình triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn với những chi phí khổng lồ. Dù Mỹ có biện hộ cho việc sửa đổi hay rút khỏi Hiệp ước ABM 1972 như thế nào đi nữa, thì Nga cũng cho rằng Mỹ đang có âm mưu phá vỡ thế cân bằng chiến lược giữa Nga và Mỹ.

Sau ngày 11/9, quan hệ Nga - Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân đã bước sang một trang mới. Tháng 5/2002, Nga - Mỹ ký thêm Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược gọi tắt là Hiệp ước Moscow, theo đó sẽ cắt giảm 2/3 kho vũ khí hạt nhân chiến lược để đến năm 2012 mỗi bên chỉ còn 1.700-2.200 đầu đạn. Như vậy là cả Nga và Mỹ đều cố gắng tiếp tục quá trình hoà dịu, giảm chạy đua vũ trang trong lĩnh vực hạt nhân.

Theo ông Alexei Arbatov, chuyên gia về giải giáp vũ khí thì: ―Điểm thắt nút nằm ở vấn đề thời gian cắt giảm. Đó là ký thoả thuận có hiệu lực đến trước năm 2013 tức là trùng với thời điểm kết thúc của Hiệp ước Moscow. Một phương án khác là trước năm 2015 khi chúng ta (Nga) có thể bình tĩnh cắt giảm hệ thống cũ của mình - những tên lửa cũ, SS-19, tên lửa dành cho tàu ngầm. Trước thời gian này, chúng ta sẽ khôi phục lực lượng hạt nhân trong khuôn khổ giải trừ và tuân thủ thoả thuận với Mỹ‖.

Nếu hai khả năng trên xảy ra, hiệp ước START cho phép Nga thoát khỏi những vũ khí tấn công chiến lược cũ. Sự nhượng bộ với Mỹ có thể giúp Nga và Mỹ cùng ký kết thoả thuận mới nếu Nga không ràng buộc việc cắt giảm với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu vì dù thế nào Mỹ cũng không đồng ý với quan điểm này của Nga. Nga - Mỹ còn bất đồng về vấn đề cắt giảm các đầu đạn và phương tiện chuyên chở tham gia trực chiến hiện nay. Trong khi đó, phía Nga lại đòi cắt giảm cả những đầu đạn đang được lưu giữ trong các kho chứa. Hai bên cũng chưa thoả thuận được về phương pháp thống nhất đếm số đầu đạn cũng như thoả thuận về cách giải quyết số đầu đạn sẽ được tháo gỡ theo Hiệp ước mới: cụ thể là xếp vào nhà kho hay phá huỷ. Mục đích của Nga là giữ lại ý tưởng ban đầu được áp dụng trong START, nghĩa là giảm cả đầu đạn hạt nhân cũng như các tên lửa, tàu ngầm, trong đó cắt giảm mọi đầu đạn hạt nhân chứ không chỉ các đầu đạn được triển khai.

Tuy nhiên, trên thực tế thì phía Mỹ đã không phê chuẩn START II, đồng thời rút ra khỏi Hiệp ước ABM vào tháng 6/2002. Hành động của Mỹ đã buộc Nga tuyên bố họ không còn bị ràng buộc bởi bất kỳ một điều khoản nào của START II. Do những mâu thuẫn giữa hai nước, START II đã không có hiệu lực, lượng vũ khí hạt nhân không giảm mà vẫn được tăng cường, nâng cao sức công phá, độ chính xác. Như vậy, trên thực tế kho vũ khí hạt nhân của cả Nga và Mỹ còn rất lớn, chiếm đên 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới.

Do vậy, năm 2009 hai nước đã cam kết giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược của mỗi bên xuống mức còn 1.500-1.675, và tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân xuống còn 500-1000 đơn vị. Hiệp định Khung được Nga và Mỹ ký kết sẽ tăng cường an ninh cho cả hai nước, đồng thời tăng cường tính có thể dự đoán, tính ổn định đối với các lực lượng vũ khí tấn công chiến lược

Tiểu kết

Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu đã được các quốc gia như Ba Lan và Séc ủng hộ, và mới đây cả Romania và Bulgaria đều tuyên bố sẵn sàng cho triển khai các thành phần của hệ thống BMD Mỹ trên lãnh thổ nước mình. vì điều này sẽ mang lại lợi ích cho các nước này. Tuy nhiên, Nga chắc chắn sẽ không nhượng bộ vì sẽ xâm phạm vào an ninh khu vực của Nga. Nga và Mỹ sẽ có những thoả hiệp, nhưng Mỹ vẫn không từ bỏ tham vọng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu.

Quan hệ Nga - Mỹ thực ra cũng không hẳn chỉ toàn những điểm bất đồng mà vẫn còn nhiều vấn đề gắn chặt với lợi ích chung. Quyết định mở đường không và đường bộ qua lãnh thổ Nga để vũ khí và binh sĩ Mỹ rút ngắn tuyến đường sang chiến trường Afghanistan, chứng tỏ Nga và Mỹ đang xích lại gần nhau hơn khi nhìn nhận về cuộc chiến ở quốc gia Nam Á này.

Trong tương lai gần, cân bằng lực lượng Nga - Mỹ khó có thể thay đổi có lợi cho Nga và Mỹ luôn lợi dụng các ưu thế để chèn ép Nga. Tuy nhiên khi Nga thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế, một điều rất hiện thực với Nga, khi đó sẽ xuất hiện những tiền đề để cân bằng quan hệ với Mỹ, bảo đảm một sự phối hợp hành động bình đẳng hơn giữa hai nước. Điều đó tạo cơ sở cho việc hình thành mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Nga và Mỹ trong triển vọng dài hạn trong khuôn khổ quan hệ song phương cũng như trong quan điểm giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế thế giới, bảo đảm an ninh khu vực và toàn cầu.

Chƣơng 3

CHIỀU HƢỚNG QUAN HỆ SONG PHƢƠNG NGA - MỸ VÀ ẢNH HƢỞNG ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG

AN NINH CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI

3.1. Chiều hƣớng quan hệ song phƣơng Nga - Mỹ

Nga và Mỹ là hai nước hàng đầu trên thế giới cả trên biển lẫn trên đất liền, lại là hai quốc gia nhất nhì về vũ khí hạt nhân. Quan hệ song phương giữa hai quốc gia lúc thăng, lúc trầm, nhưng về cơ bản vẫn luôn hướng tới một mối quan hệ phát triển vì lợi ích quốc gia và trách nhiệm chung đối với việc duy trì và ổn định tình hình thế giới.

Năm 1992 là năm đánh dấu sự hình thành mối quan hệ thân thiện Nga – Mỹ. Tuyên bố chung Nga – Mỹ (6/1992) đã khẳng định hai bên không còn coi nhau là kẻ thù tiềm tàng của nhau nữa và sẽ trở thành những người bạn của nhau. Hai nước cũng cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhìn chung trong khoảng mười năm cuối của thế kỷ XX, với thái độ kẻ cả của một ―siêu cường duy nhất‖ trên thế giới, Mỹ luôn kìm chế Nga, coi thường lợi ích quốc gia của Nga khi giải quyết các vấn đề quốc tế, chính thái độ này tác động tiêu cực tới quan hệ hai nước, làm cho quan hệ ―đồng minh‖ giữa hai nước không trở thành hiện thực. Sau chiến tranh lạnh, để củng cố thành quả, đề phòng khả năng Nga trở lại thể chế Liên Xô cũ, Mỹ giúp Nga thực thi ―liệu pháp sốc‖ trong cải cách kinh tế bằng viện trợ tài chính lớn lao nhằm đẩy nhanh tiến trình tư nhân hoá, biến nước Nga thành quốc gia phương Tây thực thụ. Nga cũng đã có lúc quá ―ngây thơ‖ cho rằng mình có thể chôn vùi được Liên Xô vào quá khứ nên đã đẩy mạnh chính sách thân Mỹ. Nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy, ―tuần trăng mật‖ không kéo dài được bao lâu, khi chính phủ của Bush lên cầm

quyền. Chính phủ mới của Mỹ đã phủ định toàn bộ chính sách đối với Nga trong thời kỳ Clinton. Công cuộc cải cách kinh tế của Nga không thành công, chính sách đối ngoại của Nga có xu hướng cứng rắn, cộng với tình cảm dân tộc chủ nghĩa của Nga lên cao, họ quy lỗi cho chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton đối với Nga về cơ bản đã thất bại. Họ còn cho rằng, Mỹ khó lòng ―cải tạo‖ được Nga, vì vậy Mỹ cần phải đặt trọng tâm vào lĩnh vực an toàn hạt nhân và cấm chuyển giao kỹ thuật này cùng với kỹ thuật vũ khí giết người hàng loạt cho nước khác. Trước khi trở thành Tổng thống, Bush đã cho rằng, khi nước Nga còn chưa loại trừ được tệ tham nhũng cũng như đẩy nhanh cải cách kinh tế tư pháp thì ngoài việc hỗ trợ tài chính để Nga phá huỷ đầu đạn hạt nhân, nước Mỹ không có nghĩa vụ tài chính nào khác. Điều này cho thấy, sau khi trở thành Tổng thống, Bush đã áp dụng chính sách cứng rắn đối với nước Nga.

Việc cắt giảm vũ khí hạt nhân cơ bản được thỏa thuận trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) là một thành công của quan hệ đối tác chiến lược Nga – Mỹ. START I do Tổng thống Bush và Tổng bí thư Gorbachev ký năm 1991 được cả Thượng nghị viện Mỹ và Duma Nga phê chuẩn đã tạo ra sự cắt giảm cơ bản kho vũ khí của cả hai bên. START II do Tổng thống Bush và Tổng thống Yeltsin ký tháng 1/1993 có thể cắt giảm thêm 50% đầu đạn cho mỗi bên. Tuy nhiên, mặc dù Thượng nghị viện Mỹ đã phê chuẩn START II năm 1996 song đến cuối năm 1999, Duma Nga vẫn chưa phê chuẩn. Tháng 3/1997, Tổng thống Clinton và Tổng thống Yeltsin đã nhất trí về những đường hướng cơ bản của START III, theo đó đến năm 2002 sẽ hạ mức trần của kho vũ khí xuống còn 2.000 - 2.500 đầu đạn. Nhưng chừng nào START II chưa được cả hai bên phê chuẩn thì không thể có START III.

Sự xích lại gần nhau tạo sự gắn bó giữa Nga và Mỹ sau sự kiện 11/9/2001 đã có phần lỏng đi khi Nga ngày càng nhận thấy Mỹ đã lợi dụng

địa vị siêu cường và mượn cớ chống khủng bố để áp đặt quan điểm trong xử lý các quan hệ quốc tế nói chung. Tổng thống G. Bush đã từng nhận định ―hiện nay trên thế giới không một quốc gia nào có thể giúp đỡ Mỹ bằng Nga..‖ trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế của Mỹ, còn tổng thống V. Putin cũng từng tuyên bố ―sự kiện ngày 11/9 đã làm cho hai nước Nga và Mỹ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết‖ tại cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ tháng 11/2001. Chính vì thế khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố và tiến công tiêu diệt Al Qaeda ở Afghanistan, Nga đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục một số nước dành căn cứ cho quân đội Mỹ và đồng minh. Nhưng sau khi chính quyền Bush xâm chiếm Iraq và thi hành chính sách đơn phương áp đặt thì Nga không còn hậu thuẫn như ban đầu nữa. Lợi ích quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)