6. Bố cục của Luận văn
2.1.2. Chiến lược toàn cầu của Mỹ
Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ trở thành siêu cường thế giới duy nhất, có sức mạnh tổng hợp đứng đầu thế giới. Vị thế siêu cường thế giới duy nhất trở thành nhân tố đóng vai trò chi phối chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ, là cơ sở để giới cầm quyền nước này cho rằng Mỹ có ―nghĩa vụ và trách nhiệm”, có khả năng ―lãnh đạo thế giới”. Điều này được thể hiện rõ ràng và công khai trong nhiều văn bản như Chiến lược an ninh quốc gia, các Thông điệp Liên bang mà các Tổng thống Mỹ công bố hàng năm. Trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã trải qua ba đời tổng thống: G. Bush (1989-1992), B. Clinton (1993-2000), G. W. Bush (2001-2008) với hai lần đảng Cộng hoà và một lần đảng Dân chủ nắm Nhà Trắng. G. Bush lên nắm quyền khi thế giới chuyển tiếp từ thời kỳ chiến tranh lạnh sang hậu chiến tranh lạnh. Do vậy trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời G. Bush có một số điều chỉnh nhất định: từ chiến lược ―ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản‖ nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Liên Xô và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực sang ―vượt trên ngăn chặn‖ nhằm ngăn chặn chủ nghĩa xã hội khôi phục lại trên mảnh đất Đông Âu và Liên Xô, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
Từ năm 1993, Clinton đắc cử Tổng thống và đưa ra chiến lược toàn cầu có tên Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng với ba mục tiêu lớn.
Thứ nhất, phục hưng nền kinh tế Mỹ, xây dựng nền kinh tế vững mạnh, giành lại vị trí lãnh đạo trong nền kinh tế thế giới và coi đây là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cho Mỹ tiếp tục phát huy vai trò trên trường quốc tế. Thứ hai,
duy trì và củng cố ưu thế quân sự của Mỹ trên thế giới làm công cụ răn đe chiến lược, nhằm khống chế các nước đồng minh, đối phó với những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. Thứ ba, thúc đẩy dân chủ theo kiểu phương Tây trên toàn thế giới, đề cao vấn đề nhân quyền, giá trị Mỹ, coi vấn đề dân chủ hoá là một nhân tố quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ. Từ đó đẩy
mạnh thực thi chiến lược ―diễn biến hoà bình‖ ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Ba mục tiêu lớn trong ―Chiến lược cam kết và mở rộng” cho thấy một chính sách đối ngoại mới của Mỹ nhằm xây dựng sức mạnh toàn diện, bao gồm tất cả các mặt: quân sự, kinh tế, chính trị tư tưởng. Đây cũng chính là quan điểm an ninh toàn diện của Mỹ sau chiến tranh lạnh. Quan điểm này rõ ràng được mở rộng hơn so với thời kỳ trước, thời kỳ của các cuộc chạy đua vũ trang đi liền với các chiến lược quân sự.
Từ năm 2001, Tổng thống G. W. Bush lên nắm quyền với khung chiến lược ngoại giao về cơ bản, vẫn là kế thừa và tiếp tục thực hiện chính sách của thời B. Clinton. Đó là chủ trương ―can dự vào công việc thế giới trên cơ sở những nguyên tắc do Mỹ đặt ra. Tuy nhiên, sau sự kiện ngày 11/9/2001, Mỹ gặp phải những thách thức mới trên con đường thực hiện tham vọng số một là bá chủ thế giới, chính quyền G. W. Bush đã có những điều chỉnh để thực hiện những mục tiêu trước mắt. Thứ nhất, chống khủng bố trở thành ưu tiên chiến lược. Đây là ưu tiên chiến lược trước mắt của Mỹ, ít nhất là trong thập niên đầu thế kỷ XXI. ―Chống khủng bố‖ được thực hiện nhằm ngăn chặn không để bất cứ quốc gia nào nổi lên đe doạ vị trí đứng đầu của Mỹ, tăng cường hợp tác quân sự với các nước, tăng cường sự hiện diện quân đội tại các khu vực trọng điểm, từ đó xác lập sự có mặt cũng như ưu thế của Mỹ tại khu vực đó.
Thứ hai, an ninh quân sự trở thành trụ cột hàng đầu, cùng với việc xác định ưu tiên chiến lược hàng đầu là chống khủng bố. Chiến lược an ninh quốc gia mới ngày 20/9/2002, còn được gọi là chiến lược ―đánh đòn phủ đầu‖, khẳng định trụ cột quan trọng nhất trong ba trụ cột của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ chính là an ninh quân sự: ―Chúng ta sẽ bảo vệ hoà bình bằng cách đấu tranh chống bọn khủng bố và những kẻ bạo ngược. Chúng ta sẽ gìn giữ hoà bình bằng cách xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa các cường quốc. Chúng ta sẽ mở rộng hoà bình bằng cách khuyến khích mở cửa và tự do tại các xã hội trên mọi lục địa” [48;5].
Với chiến lược đưa an ninh quân sự thành ưu tiên số một, chính quyền G. W. Bush chủ trương sẵn sàng sử dụng vũ lực khi cần thiết để đạt được mục tiêu hàng đầu ―chống khủng bố‖. Phương châm ‗đánh trước khi bị đánh‖ dựa trên tư duy: tấn công là biện pháp tốt nhất để phòng ngự, được coi là nền tảng cho học thuyết quân sự mới ―đánh đòn phủ đầu‖, một phương thức bảo đảm thắng lợi việc thực hiện mục tiêu chống khủng bố của chính sách an ninh - đối ngoại. Học thuyết quân sự mới này của Bush cho phép thực hiện các hành động quân sự thậm chí ngay cả khi chưa chắc chắn về thời điểm và vị trí tấn công của kẻ thù.
Thứ ba, chủ trương sử dụng hành động đơn phương để theo đuổi lợi ích, đó là chính quyền Bush thiên về hành động đơn phương một cách cứng rắn và cực đoan. Trước sự kiện 11/9, dấu hiệu đơn phương hành động đã bộc lộ, với việc Mỹ đơn phương rút khỏi một loạt các hiệp định, hiệp ước quốc tế như Nghị định thư Kyoto, Nghị định thư về vũ khí hoá học và sinh học, ráo riết thúc đẩy triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa NMD bất chấp sự phản đối của hầu hết các nước trên thế giới. Xét về bản chất, phương cách theo đuổi lợi ích của chính quyền Bush trước và sau sự kiện 11/9 là không thay đổi, đó vẫn là xu hướng hành động đơn phương, thực hiện ngoại giao dựa trên sức mạnh. Mỹ cũng dùng khẩu hiệu chống khủng bố quốc tế để tập hợp lực lượng trên toàn thế giới, xây dựng các liên minh, coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của mình và thành chuẩn mực trong quan hệ của Mỹ với các nước. Đối với Mỹ, trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế chỉ tồn tại hai loại nước – đi với Mỹ chống khủng bố hoặc đi với khủng bố quốc tế. Điều này đã làm đơn giản hóa các quan hệ quốc tế và là sức ép, sự đe dọa đối với các nước không có cùng quan điểm với Mỹ.
Tháng 3/2006, Tổng thống G.W.Bush lại đưa ra bản Chính sách an ninh quốc gia 2006 của Mỹ trong đó nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ của Mỹ nhằm đối phó lại các cách thức đang gặp phải. Về tư tưởng chủ đạo, mục đích
và nội dung cơ bản của Mỹ được nêu trong bản chính sách này không có gì thay đổi. Tuy nhiên cách trình bày trở nên khéo léo và mềm mỏng hơn. Về đối ngoại, chính sách an ninh nhằm hợp lý hóa cho khả năng sử dụng vũ lực đơn phương, cho việc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế, lấy cớ chống khủng bố quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, nhất là những nước có quan hệ không thân thiện với Mỹ. Mỹ dùng khẩu hiệu chống khủng bố quốc tế để tập hợp lực lượng trên toàn thế giới, xây dựng các liên minh, coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của mình và thành chuẩn mực trong quan hệ của Mỹ với các nước.
Năm 2009, Tổng thống Obama đắc cử vào Nhà Trắng mang theo thông điệp ―Nước Mỹ cần thay đổi‖. Và ngay trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Obama nêu rõ chính sách của chính quyền mới sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân văn và sự kiềm chế. Obama đã thể hiện rõ sự thay đổi này bằng cách nhấn mạnh: ―đối với thế giới Hồi giáo, chúng tôi tìm kiếm một cách thức mới hướng về phía trước, dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau‖. Ông cũng nêu ―nước Mỹ sẽ tìm kiếm sự hợp tác và hiểu biết lớn hơn giữa các dân tộc. Đây được coi là một đường lối đối ngoại mới dựa trên sự kết hợp giữa tính thực dụng, linh hoạt và nguyên tắc. Việc theo đuổi chính sách đối ngoại mới dựa trên ―quyền lực thông minh‖ trái ngược với chính sách cứng rắn của chính quyền Bush không phải không có lý do. Trước hết, chính sách đối ngoại đa phương, thiên về sử dụng sức mạnh cứng của chính quyền Bush đã không đem lại nhiều kết quả trong việc giải quyết các điểm nóng và các vấn đề an ninh trọng yếu đối với nước Mỹ, kể cả cuộc chiến chống khủng bố. Không những thế, chính sách đó còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với Mỹ cả về kinh tế, chính trị và hình ảnh của nước Mỹ trên trường quốc tế. Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu sắc hiện nay, bất kỳ một quốc gia nào cũng không thể tự mình giải quyết được các vấn đề toàn cầu ngày càng nội cộm và phức tạp như biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài
chính toàn cầu, nạn khủng bố và bệnh dịch, mà cần phải có sự hợp tác của các nước khác. Thứ ba, thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dựa trên sức mạnh ―cứng‖ thời gian qua cho thấy, sức mạnh của Mỹ cũng có những hạn chế nhất định. Trong bối cảnh đó, giải pháp chính sách đối ngoại khôn ngoan nhất Mỹ phải chú trọng hơn đến các thiết chế đa phương, tăng cường hợp tác với các nước khác giải quyết các vấn đề dối ngoại trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ phải tăng cường sử dụng các công cụ chính sách đối ngoại ―mềm‖ trên cơ sở kết hợp khéo léo với chiến lược quân sự và an ninh.
Tóm lại, việc Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố quốc tế đe doạ nghiêm trọng, cần phải tăng cường hợp tác với các nước. Tuy Mỹ đã ký kết Hiệp định cắt giảm đầu đạn hạt nhân với Nga, nhưng không phá huỷ kho vũ khí mà vẫn tồn giữ để ―đề phòng bất trắc‖. Điều này cho thấy, Mỹ chưa thật sự hợp tác với các nước lớn. Nó còn phản ánh, việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ là không thích hợp trước những thay đổi to lớn của tình hình an ninh quốc tế thế kỷ XXI. Chỉ khi nào Mỹ thật sự đồng tâm hiệp lực với cộng đồng quốc tế thì mới hy vọng loại trừ được mối đe doạ phi truyền thống.