Giải quyết các vấn đề quốc tế

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 52)

6. Bố cục của Luận văn

2.2.3. Giải quyết các vấn đề quốc tế

Kể từ khi Liên Xô tan rã, quan hệ Nga - Mỹ, có thể nói, phát triển không ổn định, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, tình hình chính trị nội bộ, sức mạnh quân sự của chính nước Nga. Kể từ sau khi ông Putin lên nắm quyền lãnh đạo ở nước Nga vào năm 2000, quan hệ này càng có nhiều biến động. Nước Nga từng bước giành lại sự chủ động, độc lập trên thế giới và đạt được những kết quả rõ rệt trên con đường cải cách kinh tế và ổn định chính trị trong nước, bắt đầu khôi phục hình ảnh vị thế của mình, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế theo quan điểm riêng, như trong các vấn đề cuộc chiến tranh ở Nam Tư cũ, cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan, chiến tranh Iraq, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, mở rộng NATO sang phía đông…

Trong số các vấn đề quốc tế nhạy cảm, vấn đề Iraq đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà ngoại giao của Mỹ và Nga. Sau cuộc chiến Iraq vào tháng 3/2003, Mỹ và liên quân đã cố gắng xoa dịu tình hình bằng việc chuyển giao quyền lực cho Hội đồng điều hành lâm thời Iraq ngày 30/6/2004. Tuy nhiên, quyền lực và các công việc chính trong quá trình điều hành đất nước có lượng dầu mỏ lớn thứ hai thế giới này lại đang nằm trong tay các cố vấn Mỹ. Vì thế, các nước phản đối cuộc chiến với Iraq - trong đó có Nga – đang đòi hỏi Mỹ phải có những thay đổi thực sự. Để làm dịu bớt căng thẳng trong vấn đề này, Tổng thống Bush đã đến dự lễ kỷ niệm 300 năm thành lập

thành phố Saint Petersburg vào ngày 30/5/2003. Hai nước tiếp tục cam kết chống chủ nghĩa khủng bố, Nga ủng hộ Mỹ trong vấn đề tái thiết Iraq, song không đưa quân sang Iraq chia sẻ gánh nặng tài chính với Mỹ.

Một vấn đề gay cấn khác đối với sự ổn định về an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga thời kỳ hậu Xô viết là vấn đề ly khai của Chechnya. Ngay từ khi lên nắm quyền, chính sách của V.Putin đối với Chechnya là một trong những giải pháp cải thiện tình hình đất nước và thiết lập sự ổn định của chế độ chính trị. Chechnya không được Mỹ và châu Âu xem là không gian chính trị - pháp luật của Liên bang Nga. Chechnya không phải là một thực thể đơn độc. Chính vì vậy, Nga đã phải nỗ lực rất lớn trong việc giành lấy vai trò ―chủ nhà‖ trong hòa giải những rắc rối ở Chechnya. Sự có mặt của Mỹ và vai trò của họ ở Caucasus và sự can thiệp của họ tại Chechnya đặt Nga trước áp lực lớn. Sau sự kiện 11/9, Putin đã tận dụng cơ hội này để thực hiện chính sách ―cuốn theo chiều gió‖ đối với chiến dịch chống khủng bố của Mỹ. Nước Nga tuyên bố ―sẽ tấn công vào tất cả mọi chỗ có bọn khủng bố, bọn tổ chức, bọn tài trợ và cổ vũ tư tưởng cho chủ nghĩa khủng bố”. Chính sách cứng rắn này trở nên hiệu quả hơn bởi việc Putin tuyên bố ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Nó làm gia tăng đáng kể vị thế của Nga trên trường quốc tế với tư cách đồng minh không thể thiếu của Mỹ, đồng thời giúp Nga tranh thủ sự ủng hộ từ Mỹ và phương Tây ít nhất là trong việc cô lập lực lượng khủng bố.

Với Mỹ, những lợi ích kinh tế và chính trị từ khu vực này cũng đã nằm trong tầm ngắm của các chính quyền Mỹ. Nếu kiểm soát được khu vực này sẽ tạo điều kiện cho Mỹ khống chế hai đại lục Á – Âu. Mặt khác, do những nguồn lợi lớn từ dầu mỏ và khí đốt thu được từ khu vực này sẽ giúp cho Mỹ tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào khu vực Trung Đông, một khu vực có nhiều bất ổn. Nếu tiếp cận vào khu vực này Mỹ coi như đã vào được sân sau của Nga, từ đó dễ dàng có những can thiệp vào Nga khi cần thiết. Sự can thiệp

của Mỹ nhằm mục đích tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khi làm giảm ảnh hưởng của Nga trong khu vực này để từng bước xác lập vị trí thống trị của Mỹ ở đây vì những lợi ích kinh tế và chính trị lâu dài ở Trung Á nói riêng và chiến lược toàn cầu nói chung. Do vậy mà Mỹ đã sử dụng vấn đề Chechnya như một công cụ để gây sức ép đối với một ‗siêu cường suy yếu‖. Sau biến cố 11/9/2001, Mỹ tỏ ra mềm mỏng hơn đối với Chechnya. Sự chuyển hướng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trước hết là do chính sách của Nga đối với Mỹ, đó là sự giúp đỡ mạnh mẽ thiết thực từ nước Nga: cung cấp thông tin tình báo về nơi ẩn náu và các căn cứ huấn luyện khủng bố; mở cửa không phận cho các chuyến bay vì mục đích nhân đạo; tham gia cứu hộ trong chiến dịch quân sự…

Sang thế kỷ XXI, Trung Đông vấn là khu vực có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược của nhiều nước lớn, trong đó có Nga và Mỹ. Trung Đông là một trong những khu vực cung cấp nguồn dầu khí chủ yếu cho Mỹ, đặc biệt vẫn là những nước đứng đầu trong việc mua vũ khí của Mỹ và Nga. Lấy ví dụ điển hình là trường hợp của Iran, Nga đã dành sự trợ giúp đặc biệt cho chương trình năng lượng nguyên tử Iran và làm chậm lại các đề nghị của Mỹ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về trừng phạt Iran. Trong khi lo sợ hậu quả của một cuộc xung đột có thể kéo dài của Mỹ và Iran thì Nga cũng lo ngại rằng sự tan băng trong quan hệ giữa Mỹ và Iran có thể dẫn tới việc Iran mua vũ khí và công nghệ hạt nhân của Mỹ thay vì mua của Nga, hoặc Mỹ sẽ giúp xây dựng các tuyến đường ống dẫn dầu và khí cho khu vực Caspean qua Iran.

Đối với vấn đề Trung Á, mặc dù Mỹ tuyên bố về sự có mặt tạm thời ở khu vực Trung Á, nhưng trong tương lai Mỹ không có ý định rút ra khỏi khu vực này. Ở đây không chỉ có lý do địa – chính trị đóng vai trò quan trọng, mà còn cả lý do kinh tế và quân sự trong việc Mỹ có mặt ở khu vực này. Cuộc đấu tranh chống khủng bố ở Afghanistan sẽ còn tương đối lâu dài. Và mặc dù phần lớn nhiệm vụ tiêu diệt phong trào Taliban đã được Mỹ giải quyết trong

một thời gian tương đối ngắn, những cuộc không kích quy mô nhỏ của Mỹ sẽ còn tiếp tục. Sự hợp tác của Nga giúp ổn định tình hình tại Afghanistan là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Mỹ. Hơn nữa, sự có mặt của Mỹ ở Afghanistan là phù hợp với lợi ích của Nga, bởi vì nếu Mỹ thất bại thì ngay lập tức những người Hồi giáo sẽ tràn khắp khu vực Trung Á cũng như Caucasus, điều này thực sự sẽ là ―thảm họa lớn‖ đối với Nga. Tháng 7/2009, Nga và Mỹ đã thông qua tuyên bố chung về Afghanistan. Tuyên bố chung về Afghanistan nhấn mạnh, Nga và Mỹ thoả thuận phối hợp hành động và kiên định với cuộc đấu tranh chung nhằm giáng trả các nguy cơ khủng bố, hành động vũ trang cực đoan và buôn bán ma tuý tại Afghanistan, khẳng định sự cần thiết phải tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, các hình thức tội phạm có tổ chức, bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử tổng thống mới và bầu chính quyền các cấp tại nước này. Hai bên cần phải tăng cường và củng cố hoạt động phối hợp giữa Afghanistan và Pakistan trong cuộc đấu tranh chống những nguy cơ chung của hai nước này.

Tóm lại, quan hệ Nga – Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế nói chung đang diễn ra phức tạp. Hai nước có những điểm tương đồng về lợi ích để tạo nên tiếng nói chung, và trên thực tế đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là những thỏa thuận trong việc giải quyết vấn đề Afghanistan. Song, quan điểm của Nga và Mỹ cũng tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn trong cách giải quyết vấn đề, như vấn đề Chechnya hay Iran.

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)