6. Bố cục của Luận văn
2.2.4. Vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
Ý tưởng về một hệ thống phòng thủ tiên lửa ở châu Âu không phải chỉ mới xuất hiện trong chiến lược an ninh quân sự của Mỹ. Ngay từ thời kỳ chiến tranh lạnh, cùng với kế hoạch ―chiến tranh giữa các vì sao‖, Mỹ đã đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang và gián tiếp đẩy nhanh qúa trình tan rã của Liên Xô. Sau ngày 11/9/2001, Mỹ đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972. Và sau đó Mỹ triển khai dự án về ―hệ thống
phòng thủ tên lửa‖ (NMD), nhằm thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đặc biệt là hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu đã gây căng thẳng cho mối quan hệ Nga - Mỹ.
Với tham vọng xây dựng một lá chắn cho nước Mỹ và đồng minh đã có từ rất lâu. Hệ thống tên lửa đánh chặn tích hợp giữa các căn cứ mặt đất (GBI) là hệ thống phòng thủ tên lửa mới được bố trí trên lãnh thổ Mỹ. Hệ thống phòng thủ dưới biển là hệ thống tên lửa đánh chặn Aegis cũng được Mỹ thử nghiệm thành công. Bên cạnh đó Mỹ còn triển khai hệ thống tên lửa trên không bằng máy bay. Được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo hoặc xuyên lục địa có tầm bắn trên 5.000 km, NMD của Mỹ còn bao gồm 8 hệ thống tên lửa đánh chặn được bố trí ở Alaska và hai hệ thống tên lửa đánh chặn khác ở California. Đề hoàn tất hệ thống nói trên, Washington muốn lắp đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một hệ thống ra đa ở cộng hoà Séc.
Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của mình ở khắp toàn cầu, cụ thể là ở Đông Âu, trên lãnh thổ Ba Lan và Séc, tiến dần về biên giới Nga đã dấy lên sự lo ngại của Nga và nhiều quôc gia khác. Mỹ cho rằng việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Séc là nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa có đầu đạn hạt nhân từ Iran và CHDCND Triều Tiên. Phía Nga thì đáp lại rằng Iran không thể chế tạo ra tên lửa với tầm bắn trên 3000km, vậy Iran có thể là mối nguy hiểm của Mỹ? Và Nga đã thẳng thắn chỉ ra rằng mục tiêu của ―lá chắn tên lửa‖ của Mỹ là Nga và Trung Quốc. Ông Putin cũng từng cảnh báo rằng Nga sẽ quay lại lập trường thời chiến tranh lạnh, chĩa tên lửa vào các mục tiêu ở châu Âu, nếu Mỹ và các nước liên quan tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa này. Ông cũng cho rằng kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ biến châu Âu thành một ―thùng thuốc súng‖. Rõ ràng ý đồ của Mỹ trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa và bố trí các căn cứ quân sự ở Đông Âu là nằm trong chiến lược khống chế Nga và từ đó khống chế các nước chống lại Mỹ.
Đối phó với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba Lan và Séc, một mặt Nga dự định triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo của mình sang Belarusia, áp sát vào lá chắn của NATO, mặt khác Nga có kế hoạch sẽ đóng thêm 4-5 tàu sân bay và sẽ hiện diện trở lại ở Cuba, tăng cường hợp tác quốc phòng với Venezuela, lấn sang sân sau của Mỹ. Phía Nga cho rằng NMD dễ dàng làm thay đổi toàn bộ cấu trúc an ninh của thế giới và để khôi phục thế cân bằng này, Nga sẽ xây dựng một hệ thống đối trọng. Minh chứng cho tuyên bố này, ngày 29/5/2007, Nga đã bắn thử một quả tên lửa đạn đạo có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân (ICBM) RS-24. Đây được xem như một ―thông điệp bằng tên lửa‖ phát tới Mỹ rằng các lực lượng tên lửa của Nga – xương sống của nền quốc phòng Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh - vẫn không thể coi thường.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã thực sự trên chảo lửa trong việc giải quyết vấn đề này. Nga cáo buộc Mỹ đang châm ngòi cho một cuộc chạy ―đua vũ trang mới‖, và sẽ làm đảo lộn sự ổn định chiến lược của châu Âu và buộc Nga phải suy tính lại chiến lược quân sự cũng như hệ thống phòng thủ của mình.
Sang năm 2008, sau khi lên nắm quyền, chính quyền Obama đã có cách tiếp cận mới về vấn đề xây dựng và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn của Mỹ ở châu Âu. Mỹ vẫn tiếp tục khẳng định Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu không đe dọa đến an ninh của Nga. Nhưng phía Nga thì lại cho rằng dự án này nhằm làm suy yếu khả năng ngăn chặn hạt nhân của Nga. Rõ ràng những mâu thuẫn và cố chấp của hai bên về vấn đề này khiến quan hệ song phương Nga – Mỹ gặp nhiều khó khăn.
Tháng 7/ 2009, Tổng thống Obama đã tuyên bố sửa đổi kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên Mỹ không hủy bỏ việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất tại châu Âu mà chỉ là hoãn đến trước năm 2015. Obama tuyên bố rằng quyết định này không liên quan đến Nga, mà sẽ là lợi thế để phía Nga ―im lặng một chút‖ về vấn đề này và sẵn sàng hợp
tác với Mỹ để giải quyết các vấn đề đe dọa tên lửa từ phía Iran. Còn phía Nga tuyên bố nếu Mỹ quan tâm tới ―lo ngại‖ của phía Nga thì Moscow sẽ quan tâm hơn đến những ―lo ngại‖ của Mỹ, nhưng điều đó không có nghĩa là sự nhượng bộ đơn thuần.
Có thể nói, ở thời điểm này, quan hệ Nga – Mỹ đã có nhiều điểm mới và triển vọng hơn trong vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Tuy nhiên, điểu này vẫn chưa thể khẳng định quan hệ giữa Nga và Mỹ đã thực sự nồng ấm.