Ƣu tiên mở rộng quan hệ đối tác

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 132)

Tiến trình TICAD lấy tiêu chí “quyền tự chủ” và “quan hệ đối tác” làm kim chỉ nam cho mọi hành động, chính vì vậy quan hệ đối tác với châu Phi ngày càng đƣợc mở rộng.

Hợp tác Á-Phi là một trong những mục tiêu chính của tiến trình TICAD nhằm thúc đẩy học tập, chia sẻ công nghệ và những kinh nghiệm thực tiễn giữa hai khu vực. Châu Phi đang trong quá trình hội nhập, đang mở rộng quan hệ đối tác sâu

rộng giữa các nƣớc châu Phi trong khuôn khổ hiệp ƣớc Abuja. Châu Phi đồng thời cũng đạt đƣợc những thành công quan trọng trong hợp tác để thực hiện chƣơng trình hành động NEPAD; AU cũng đã đạt đƣợc những tiến bộ trong hợp tác với RECs để trở thành những trụ cột chính của quá trình hội nhập của châu lục. Quan hệ đối tác sâu rộng và sự tham gia của các công ty tƣ nhân, các NGOs và giới học thuật là điều vô cùng cần thiết, các nƣớc châu Phi đang nỗ lực gắn kết các thành phần đó lại trong quá trình phát triển của mình. Sự phối hợp tốt đẹp giữa các đối tác dựa trên tiêu chí “quyền tự chủ của châu Phi” là một trong những nỗ lực quan trọng để phát huy tối đa kết quả và ảnh hƣởng của các đối tác này.

Tiến trình TICAD sẽ nỗ lực thực hiện các hành động nhằm mở rộng quan hệ đối tác trong vòng 5 năm tới nhƣ sau:

1. Thúc đẩy hợp tác Nam-Nam, đặc biệt là hợp tác Á-Phi

- Chuyển giao hiệu quả các kỹ năng và công nghệ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, thúc đẩy nghiên cứu chung giữa các nƣớc châu Phi và giữa các nƣớc châu Á với các nƣớc châu Phi

- Thúc đẩy trao đổi chuyên gia, thƣơng mại, đầu tƣ và dịch vụ nhằm củng cố mối quan hệ giữa châu Á và châu Phi.

- Khuyến khích sử dụng các tổ chức hiện có nhằm thúc đẩy hợp tác Nam – Nam nhƣ tổ chức sản xuất châu Á (APO) và các tổ chức sản xuất quốc gia giữa châu Á và châu Phi.

2. Mở rộng hội nhập khu vực

- Khuyến khích hợp tác ba bên nhƣ hợp tác giữa các nƣớc châu Phi và hợp tác Á- Phi, nhận thức rõ vai trò quan trọng của AU/NEPAD và RECs.

3. Mở rộng quan hệ đối tác

- Thúc đẩy PPP, nhận thức rõ vai trò quan trọng của khu vực tƣ nhân trong quá trình phát triển châu Phi.

- Củng cố sự phối hợp với xã hội dân sự và khuyến khích hợp tác với giới học thuật.

Nguồn:http//www.mofa.go.jp/region/africa/ticad4/doc/action.html

Chú thích:

1 CARD (Liên minh Phát triển lúa gạo cho châu Phi) đƣợc thành lập do Sáng kiến của JICA và AGRA (Liên hiệp Cách mạnh Xanh ở châu Phiđƣợc thành lập vào tháng 9/2006 có trụ sở chính tại Nairobi, Kenya nhằm cải thiện nâng xuất và cuộc sống của hộ nông dân nhỏ của châu Phivà góp phần xóa đói giảm nghèo tại châu Phi) với nhiệm vụ ủng hộ những nỗ lực của các nƣớc châu Phitrong việc tăng năng suất lúa gạo bao gồm các nhóm tƣ vấn song phƣơng, đa phƣơng cũng nhƣ các tổ chức khu vực và quốc tế phối hợp chặt chẽ với các nƣớc châu Phi.

2 OVOP: Mô hình phát triển địa phƣơng là sáng kiến của Hiramatsu – cựu Thống đốc tỉnh Oita, Nhật Bản với mong muốn tận dụng tốt đa các nguồn lực địa phƣơng, thúc đẩy công nghiệp và cải thiện thu nhập của ngƣời dân địa phƣơng bằng các biện pháp nhƣ cử chuyên gia, hỗ trợ kỹ thuật, và tạo điều kiện để các sản phẩm địa phƣơng xuất khẩu ra các thị trƣờng khác. Mô hình nay ban đầu đƣợc thực hiện tại Nhật Bản, sau đó nhân rộng tại một số nƣớc châu Á nhƣ Thái Lan, Việt Nam và Camphuchia và hiện đang đƣợc triển khai tại Châu Phivới hy vọng là một trong những mô hình hiệu quả để xóa đói giảm nghèo.

3 AMV: Mô hình phát triển cộng đồng là sáng kiến của Nhật Bản, UNDP và Quỹ Ủy thác An ninh con ngƣời của LHQ. Mô hình này tập trung phát triển sản xuất lƣơng thực, y tế, nguồn nƣớc và năng lƣợng, đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp.

4 FTI (Fast Track Initiative): Sáng kiến Nắm bắt nhanh là sáng kiến do Ngân hàng Thế giới (WB) đề ra vào tháng 4/2002 với mục đích đạt một trong MDGs “Giáo dục tiểu học toàn cầu đến năm 2015”. FTI nhằm cung cấp và hỗ trợ các nƣớc

đang phát triển thực hiện Chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo (Poverty Reduction Strategy Papers – PRSPs) và các kế hoạch giáo dục khác, đặc biệt ƣu tiên cho các nƣớc không thể hoành thành chƣơng trình “Giáo dục tiểu học toàn cầu đến năm 2015” nếu không có sự giúp đỡ và hợp tác từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)