Châu Phi là một vùng đất đầy tiềm năng để mở rộng và phát triển ngành nông nghiệp châu Phi mang dấu ấn Việt Nam. Đó là nhận định của Chính phủ Việt Nam sau 20 năm kể từ khi hợp tác nông nghiệp giữa hai bên đƣợc bắt đầu bằng việc Việt Nam gửi các chuyên gia nông nghiệp sang làm việc ở một số nƣớc châu Phi (từ những năm 1980) và sau 10 năm thực hiện Chƣơng trình đặc biệt về an ninh lƣơng thực cho những nƣớc thiếu lƣơng thực và có thu nhập thấp (PSSA) trong khuôn khổ hợp tác Nam - Nam do FAO tài trợ (hay còn gọi là mô hình hợp tác ba bên (2+1) từ năm 1996). Kể từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác ba bên với 6 nƣớc: Senegal, Benin, Madagasca, Cộng hoà Congo, Lào, Mali. Trong thời gian trên, hơn 300 chuyên gia Việt Nam đã sang công tác tại các nƣớc đó. Nhìn chung, các dự án hợp tác ba bên đã phát huy hiệu quả. Các chuyên gia và kỹ thuật viên Việt Nam đã xây dựng đƣợc nhiều mô hình phù hợp, thiết thực, góp phần giải quyết một số khó khăn trong việc thực hiện chƣơng trình an ninh lƣơng thực của các nƣớc đối tác.
Thành công của Chƣơng trình PSSA đƣợc chính phủ các nƣớc châu Phi và FAO đánh giá cao về tinh thần hợp tác của các chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp Việt Nam, đồng thời khẳng định hiệu quả thiết thực của chƣơng trình hợp
tác này, bởi trƣớc đó đã thực hiện một số chƣơng trình quốc tế hỗ trợ nông nghiệp châu Phi nhƣng chƣa có hiệu quả. Trong báo cáo tại Hội nghị đánh giá 9 năm hợp tác ba bên giữa Việt Nam, châu Phi và FAO tại Hà Nội tháng 6 năm 2007, đại diện các nƣớc châu Phi và FAO đã đề nghị Việt Nam tiếp tục triển khai chƣơng trình hợp tác ba bên tại các nƣớc châu Phi nhằm giúp ngƣời dân châu Phi nâng cao sản lƣợng nông nghiệp, thoát khỏi đói nghèo. Với mục tiêu đƣa Chƣơng trình PSSA trải rộng khắp các vùng nông nghiệp của châu Phi, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Nam - Nam cùng với xu thế phát triển của thế giới. Những nƣớc châu Phi thực hiện hợp tác ba bên với Việt Nam trong thời gian qua là Senegal, Benin, Madagascar, Cộng hòa Congo, Namibia…
Trong khuôn khổ hợp tác ba bên giữa Nhật Bản –1 nƣớc đối tác và một nƣớc châu Phi, Việt Nam là nƣớc đi sau so với nhiều nƣớc khác trong khu vực. Trong các dự án hợp tác ba bên của Nhật Bản với 1 nƣớc đối tác và một nƣớc châu Phi , Việt Nam chỉ có một dự án hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp ở Madagarcar, nhƣng ở những thập niên 1980-1990. Trong khi đó, các nƣớc châu Á khác có những mối quan hệ hợp tác ba bên với Nhật Bản rất sôi động ở châu Phi tính cho đến thời điểm cuối năm 2009
Bảng 2.8 Các dự án hợp tác ba bên của Nhật Bản với 1 đối tác khác tại châu Phi
Đối tác hỗ trợ Dự án Nƣớc hƣởng lợi
Nhật Bản -Indonesia Hỗ trợ nông nghiệp Madagascar
Nhật Bản – Việt Nam Dự án sản xuất lúa gạo Madagascar
Nhật Bản – Malaysia - Philipine
Tăng cƣờng giáo dục môn toán và các môn khoa học ở bậc phổ thông trung học
Kenya
Nhật Bản -Tunisia Đào tạo phát triển nghề cá (2006- 08)
Gabon
Nhật Bản - Tunisia Cử chuyên gia tƣ vấn kỹ thuật nuôi thủy sản, đóng tàu, đào tạo nghề cá
(2002-2004)
Nhật Bản – Nam Phi Đào tạo cảnh sát và xây dựng năng lực ch ngành an ninh
CHDC Congo
Nhật Bản –Brazil Phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống bệnh viện
Angola
Nhật Bản - Brazil Cải thiện dịch vụ sức khỏe cho trẻ em Madagascar Nhật Bản -Brazil Cải thiện nguồn nƣớc ở tỉnh
Zabeizia
Mozambique
Nhật Bản – Ai Cập Các chƣơng trình đào tạo hàng năm Các nƣớc châu Phi
Nguồn: OECD (2009), Triangular cooperation: what do we know about it?, Mexico city.
Trong số các dự án hợp tác ba bên giữa Nhật Bản với châu Phi, vai trò tham gia của Việt Nam còn rất mờ nhạt. Chẳng hạn, trong các dự án của cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA (Nhật Bản) đang có mặt tại châu Phi trong khuôn khổ hợp tác ba bên trong lĩnh vực liên quan đến sản xuất lúa gạo, Việt Nam chỉ có mặt ở Mozambique trong thời gian gần đây (từ năm 2008). Trong khi đó, ở các nƣớc châu Phi khác nhƣ Senegal, Burkina Faso, Guinea, Siera Leone, Ghana, Benin, Tanzania, Uganda, Việt Nam hoàn toàn vắng bóng trong quỹ đầu tƣ của JICA ở châu Phi. Là một nƣớc có những lợi thế nhất định trong sản xuất lúa gạo, đã từng đi tiên phong trong phong trào hợp tác ba bên với FAO ở châu Phi, Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI đã không nắm bắt đƣợc cơ hội để hợp tác với Nhật Bản trong phát triển nông nghiệp ở châu Phi.
Trong dự án hợp tác ba bên giữa Nhật Bản – Việt Nam và Mozambique, JICA cho biết, lần đầu tiên JICA phối hợp với Việt Nam thực hiện dự án ba bên về phát triển nông nghiệp ở châu Phi. Trong khuôn khổ dự án ba bên này, 6 chuyên gia Việt Nam từ Hà Nội sẽ đƣợc cử sang làm việc tại Mozambique để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Cố vấn trƣởng và điều phối viên Nhật Bản cũng sẽ đƣợc cử sang nƣớc này để làm việc cùng các chuyên gia này.
Hình 2.10: Các dự án hợp tác ba bên của Nhật Bản ở châu Phi trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo
Nguồn: Hiroyuki Kubota (2011), Japan’s efforts on food security in Africa, Japan International Cooperation Agency
Mục đích của dự án là tăng gấp đôi năng suất và sản lƣợng trồng lúa có tƣới tiêu tại khu vực hệ thống thủy lợi Intabo tại Nante, huyện Maganja da Costa, tỉnh Zambezia, Mozambique. Dự án này đƣợc thực hiện trong khuôn khổ Chƣơng trình “Liên minh Phát triển Lúa gạo châu Phi” (Coalition for African Rice Development - CARD) do JICA khởi xƣớng vào tháng 5 năm 2008 để hỗ trợ cố gắng của các nƣớc châu Phi nhằm tăng gấp đôi sản lƣợng lúa từ 11 triệu tấn hiện nay lên 28 triệu tấn vào năm 2018. Giáo sƣ Võ Tòng Xuân, chuyên gia về lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long - cố vấn cho JICA tin tƣởng: Kỹ thuật trồng lúa của Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã đƣợc chứng minh là thành công trong thử nghiệm thích ứng ban đầu tại Sierra Leone, Nigeria, Liberia, Sudan, Mozambique. Trong khuôn khổ hợp tác, phía Việt Nam thực hiện tuyển chọn các chuyên gia có chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý thủy lợi, sản xuất giống và cây trồng, thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội và Công ty giống cây trồng Hà Nội, sang Mozambique giúp cải thiện công tác trồng lúa. Còn phía Mozambique sẽ cử cán bộ khuyến nông sang Việt Nam học tập và nhận chuyển giao kỹ thuật làm lúa nƣớc. HTX nông nghiệp xã
Đồng Phú, huyện Chƣơng Mỹ (Hà Nội), đã đƣợc chọn là một trong những điểm tham gia thực hiện Chƣơng trình.
Mozambique có tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 80%, tỷ lệ GDP nông nghiệp bằng 30% tổng số GDP cả nƣớc, cho nên việc sang học tập kinh nghiệm, thực tập tại Việt Nam - nƣớc có trình độ thâm canh lúa trong nhóm hàng đầu thế giới (nhƣ Nhật Bản) là chủ trƣơng đúng đắn của JICA. Chọn Đồng Phú là xã nghèo vƣơn lên thâm canh giỏi, cải thiện nhanh đời sống, một trong những điểm đến của cán bộ khuyến nông Mozambique là phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nƣớc bạn. Đồng Phú là xã thuần nông lại nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ, cho nên không có đầu tƣ công nghiệp, ngoài một vài cơ sở nhỏ bé mây tre đan xuất khẩu, may công nghiệp, chế biến nông sản... Bởi thế, HTX nông nghiệp Đồng Phú đã tập trung vào thâm canh lúa kết hợp nuôi cá, vịt. Nhờ áp dụng thành thục tiến bộ kỹ thuật, tăng nhanh diện tích giống lúa mới, nên năm nào năng suất của HTX cũng đạt 6,2 - 6,3 tấn thóc/ha/vụ. Do làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, Đồng Phú đã xây dựng đƣợc cánh đồng lớn, tạo điều kiện đƣa máy gặt đập liên hoàn xuống ruộng từ năm 2010. Đến nay, Đồng Phú đã có 25% diện tích đƣợc gặt bằng máy, mỗi ha tiết kiệm đƣợc 2.500.000 đồng, góp phần giảm giá thành sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả cho ngƣời trồng lúa. Vụ tới, đƣợc Ngân hàng NN&PTNT hỗ trợ lãi suất 3 năm, cho vay tới 70%, nên HTX tiếp tục đầu tƣ 5 máy cấy và 6 máy gặt đập liên hoàn.
Kết thúc giai đoạn I của dự án (2010-2012), với sự giúp đỡ của các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản, năng suất lúa tại khu vực dự án đã đạt 5-8 tấn/ha/vụ (trong khi năng suất bình quân tại Mozabique chỉ đạt 1,5 tấn/ha/vụ). Tuy nhiên, dự án vẫn còn gặp những khó khăn nhất định về vấn đề thủy lợi, đƣờng giao thông tại khu vực dự án. Để hoàn thành dự án này ở giai đoạn II vào năm 2014, Việt Nam và JICA đang tập trung giải quyết các vấn đề nhƣ sớm cải thiện cách thức tƣới tiêu, tăng cƣờng năng lực cho đơn vị thủy lợi, tích cực kêu gọi sự tham gia của các đối tác địa phƣơng phía Mozabique. JICA hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nhân rộng dự án kiểu mẫu này sang các nƣớc châu Phi khác trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam chƣa thể xúc tiến hợp tác ba bên với Nhật Bản ở châu Phi trong các lĩnh vực khác nhƣ nhiều nƣớc châu Á đã và đang thực hiện.
CHƢƠNG 3