Ƣu tiên mục tiêu củng cố hoà bình và quản lý tốt

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 127)

Gần đây, châu Phi đã và đang đạt đƣợc nhiều tiến bộ trong việc chấm dứt xung đột và thúc đẩy công cuộc tái thiết bao gồm những nỗ lực xây dựng kiến trúc an ninh và hoà bình châu Phi (APSA) và thúc đẩy cơ chế giám sát châu Phi (APRM). Đây có thể coi là cơ hội để châu Phi củng cố hoà bình và cải thiện phƣơng thức quản lý. Các cuộc xung đột chính là những trở ngại cho sự phát triển và an sinh con ngƣời ở châu Phi.

Củng cố hoà bình là cả một quá trình đƣợc chia thành nhiều giai đoạn bao gồm các hoạt động khác nhau nhƣ: ngăn chặn xung đột, đàm phán giữa các bên, thƣơng thuyết hiệp định hoà bình, duy trì an ninh và trận tự công cộng, cung cấp viện trợ nhân đạo, ủng hộ công cuộc tái thiết, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và cải thiện phƣơng thức quản lý dân chủ.

Những nơi dễ xảy ra xung đột ở châu Phi là những nơi có chung đƣờng biên giới, chính vì vậy, cần xem xét yếu tố khu vực trong việc củng cố hoà bình. Những nỗ lực trong việc ngăn chặn xung đột, cũng nhƣ kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tối đa

những thiệt thại do xung đột gây ra là điều vô cùng cấp bách ở châu Phi. Những giải pháp nhƣ dựa vào cộng đồng để củng cố năng lực của ngƣời dân địa phƣơng chính là một trong những giải pháp thích hợp để thúc đẩy “quyền tự chủ” của các nƣớc châu Phi để các nƣớc này tự giải quyết các vấn đề xung đột của nƣớc mình. Khi xảy ra xung đột, các nhóm dễ bị tổn thƣơng trong xã hội, đó là phụ nữ, trẻ em, ngƣời già và những ngƣời khuyết tật - đó là những nhóm cần đƣợc bảo vệ và hỗ trợ đặt biệt của toàn xã hội . Ngoài ra, việc phối hợp đồng độ bao gồm việc chia sẻ thông tin, phối hợp triển khai các hoạt động gìn giữ hoà bình giữa các tổ chức trong và ngoài nƣớc là điều vô cùng quan trọng.

Tiến trình TICAD sẽ tập trung đặc biệt vào các hoạt động củng cố hoà bình và quản lý tốt trong vòng 5 năm tới ở châu Phi nhƣ sau:

1. Ngăn chặn xung đột:

Thúc đẩy triển khai hệ thống cảnh báo sớm của châu Phi một cách hiệu quả với hệ thống cảnh báo sớm lục địa thuộc APSA.

2. Viện trợ nhân đạo và tái thiết:

Ủng hộ việc khôi phục sớm và can thiệp nhanh, bao gồm viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và dịch vụ căn bản, viện trợ cho những ngƣời di tản và những ngƣời không có nhà cửa trở về quê hƣơng và tái hoà nhập xã hội.

Hỗ trợ cuộc sống của họ thông qua những chƣơng trình nhƣ đào tạo dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ ban đầu cho những ngƣời kinh doanh và làm nông quy mô nhỏ.

Giúp những nỗ lực bảo vệ những nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất trong xã hội bằng cách cải thiện chƣơng trình giáo dục tái hội nhập xã hội cho trẻ em và những ngƣời già bị ảnh hƣởng bởi xung đột vũ trang.

Ủng hộ những nỗ lực giải giáp các nhóm vũ trang, phá dỡ bom mìn, tiêu diệt đội quân tiếp tế, quản lý kho dự trữ và thu nhặt các vũ khí loại nhỏ. Điều này sẽ góp

phần vừa gìn gữa an ninh, an toàn để quản lý tốt cũng nhƣ những nỗ lực tái thiết và nhân đạo.

Thúc đẩy hơn nữa hoạt động liên quan đến bom mìn, bao gồm giáo dục nhận thức về hiểm hoạ từ bom mìn, các dự án giúp đỡ nạn nhân và dò phá bom mìn cần đƣợc phối hợp giữa các tổ chức phi chính phủ và khu vực tƣ nhân.

Khuyến khích sự đóng góp của khu vực tƣ nhân trong những nỗ lực gìn gữa hoà bình.

3. Khôi phục và duy trì an ninh

Củng cố năng lực của quân đội, cảnh sát và dân sự ở các nƣớc châu Phi trong việc tham gia các hoạt động xây dựng và gìn gữa hoà bình.

Củng cố năng lực của các trung tâm PKO ở châu Phivà khuyến khích trao đổi kinh nghiệm giữa châu Á và châu phi.

Ủng hộ “lƣợng lực sẵn sàng chiến đấu châu Phi” trực thuộc APSA.

Giúp đỡ những nỗ lực thắt chặt kiểm soát dọc biên giới và hợp tác khu vực để kiểm soát dòng vũ khí loại nhỏ, buôn lậu và buôn ngƣời qua biên giới.

4. Thúc đẩy quản lý tốt

Ủng hộ việc thực hiện “Chƣơng trình hành động thông qua cơ chế giám sát châu Phi” (APRM).

Cung cấp viện trợ để xây dựng năng lực hệ thống pháp luật, kiểm soát tài chính và dịch vụ công.

Củng cố quản lý kinh tế thông qua “Sáng kiến đầu tƣ cho châu Phi” của NEPAD và OECD.

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)