Vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xóa đói giảm nghèo cho các nước châu Phicủa Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 74)

nước châu Phicủa Nhật Bản

Để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xóa đói giảm nghèo cho các nƣớc châu Phi, Nhật Bản đã tập trung thực hiện những mục tiêu cơ bản sau:

- Phát triển cơ sở hạ tầng

- Thúc đẩy thƣơng mại và đầu tƣ - Phát triển nông nghiệp và nông thôn

- Phát triển cơ sở hạ tầng

Cở sở hạ tầng đƣợc coi là điều kiện thuận lợi để giao thƣơng, thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế cho châu Phi, song hệ thống cơ sở hạ tầng của châu Phi, đặc biệt là hệ thống đƣờng bộ, cảng biển, điện và viễn thông đều lạc hậu và bị tàn phá bởi chiến tranh và xung đột. Do đó, Nhật Bản đã và đang rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cho châu Phi. Tại cuộc họp của Hiệp hội cơ sở hạ tầng cho châu Phi-ICA (Infrastructure Consortium for Africa) thƣờng niên lần thứ 4 trong khuôn khổ Hội nghị thƣợng đỉnh G8 diễn ra tại Tokyo vào tháng 3/2008, Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống đƣờng bộ và hệ thống năng lƣợng cho toàn khu vực châu Phi và coi đó là một trong những mục tiêu ƣu tiên hàng đầu cho sự phát triển của châu lục này. Để triển khai những dự án cơ sở hạ tầng cho châu Phi, Nhật Bản đã cử 30 phái đoàn nghiên cứu tiền khả thi các dự án giao thông đến khu vực dọc biên giới giữa các nƣớc Senegal, Mali, Cameroon, Ghana, Burkina Faso, Nigeria, Ghana, CH Congo, Sierra Leone, Malawi; Khu vực dọc biên giới giữa Rwanda, Tanzania; Khu vực dọc biên giới giữa các nƣớc: Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Tanzania, Namibia, Burundi, Mozambique và 20 phái đoàn nghiên cứu tiền khả thi các dự án năng lƣợng đến Uganda, Ai Cập, Nam Phi; Khu vực dọc biên giới giữa Kenya, Uganda, Cape Verde, Kenya, Tanzania, Botswana, Liberia và Rwanda. Tính đến tháng 3/2009, Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho 16 dự án, cho vay hỗ trợ 4 dự án và trợ giúp kỹ thuật 10 dự án có liên quan đến cơ sở hạ tầng. Có thể kể tên một số dự án cở sở hạ tầng điển hình bằng vốn vay của Nhật Bản đã đƣợc hoàn thành hoặc đang trong quá trình triển khai tại châu Phi trong bảng thống kê sau đây.

Bảng 3.1. Danh sách một số dự án cơ sở hạ tầng điển hình bằng vốn vay của Nhật Bản tại châu Phi tính đến năm 2010

Stt Tên dự án Ghi chú

1 Dự án xây dựng tuyến đƣờng Địa Trung Hải thuộc

Vành đai phát triển Agadir – Cairo Đang thực hiện và sắp hoàn thành 2 Dự án nâng cấp đƣờng bộ và Chƣơng trình giao

thông thuộc Vành đai Dakar – Nam Bamako

Đang thực hiện và sắp hoàn thành

3 Dự án xây dựng cầu thuộc Vành đai phía nam Mali/Senegal

Bắt đầu đƣợc triển khai sau TICAD IV 4 Dự án cải tạo tuyến đƣờng Kasoa-Yamoransa của

Ghana thuộc Vành đai Dakar-Lagos

Đang thực hiện và sắp hoàn thành

5 Chƣơng trình nghiên cứu cải tạo khẩn cấp một số cảng thuộc Vành đai Lobito

Gần đây mới hoàn thành

6 Chƣơng trình nghiên cứu cải tạo khẩn cấp một số

cảng thuộc Vành đai Namibe Gần đây mới hoàn thành 7 Dự án nâng cấp tuyến tránh Rundu-Elundu nối từ

Rundu với Đƣờng cao tốc xuyên châu Phithuộc Vành đai xuyên Caprivi

Đang thực hiện và sắp hoàn thành

8 Dự án cải tạo tuyến đƣờng vận tải hàng hóa thuộc Vành đai Ethiopia-Sudan (đây là đƣờng cao tốc xuyên châu Phitừ Cairo đến Gaborone)

Đang thực hiện và sắp hoàn thành

9 Dự án phát triển cảng Mombasa thuộc Vành đai Lagos-Mombasa

Đang thực hiện và sắp hoàn thành

10 Chƣơng trình phát triển giao thông cho Bamenda- Mamfe-Ekok thuộc Vành đai Mfum- Abakaliki- Enugu

Bắt đầu đƣợc triển khai sau TICAD IV

11 Dự án phát triển tuyến đƣờng sông Arusha- Namanga-Athi thuộc Vành đai Cairo-Gaborone

Đang thực hiện và sắp hoàn thành

12 Dự án cải tạo tuyến đƣờng Masasi-Mangaka thuộc

Vành đai Mtwara Bắt đầu đƣợc triển khai sau TICAD IV 13 Dự án tái xây dựng tuyến đƣờng chính và 5 cầu giữa

Balaka và Salima thuộc Vành đai Nacala

Đang thực hiện và sắp hoàn thành

14 Dự án tăng cƣờng năng lực nạo vét cho cảng Beira

thuộc Vành đai Beira Đang thực hiện và sắp hoàn thành

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Thông qua TICAD IV, Nhật Bản cam kết khoản vay ODA trị giá 4 tỷ USD trong vòng 5 năm để phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống tƣới tiêu và các cơ sở vật chất khác để cải thiện năng suất nông nghiệp cho châu Phi. Có thể nói rằng nhờ sự

hỗ trợ về ngƣời và của, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng của Nhật Bản tại châu Phi, châu lục này đang hình thành một mạng lƣới giao thông và năng lƣợng xuyên châu Phi, kết nối giữa các điểm dừng duy nhất giữa biên giới các nƣớc châu Phi (One Stop Border Post). Mạng lƣới giao thông và năng lƣợng xuyên châu Phi không chỉ tạo điều kiện đi lại thuận lợi giữa các nƣớc châu Phi mà còn góp phần thúc đẩy các vành đai phát triển của châu Phi, xây dựng hạ tầng cơ sở thu hút đầu tƣ, gia tăng thƣơng mại và phát triển kinh tế của châu lục này.

- Thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch

Nhằm góp phần thúc đẩy thƣơng mại, đầu tƣ và du lịch cho châu Phi, từ tháng 8 đến tháng 9/2008, Nhật Bản đã cử 3 phái đoàn chung bao gồm các nhà kinh doanh, các cơ quan bộ ngành, quan chức chính phủ của Nhật Bản đến các vùng khác nhau của châu Phi nhƣ: khu vực Nam Phi, khu vực Đông Phi, khu vực Trung Phi và Tây Phi để nắm tình hình thực tế và trao đổi trực tiếp với Văn phòng Thƣơng mại và Công nghiệp của các nƣớc sở tại cũng nhƣ các doanh nghiệp địa phƣơng. Hơn thế nữa, Nhật Bản có sáng kiến tăng gấp đôi FDI của khu vực tƣ nhân Nhật Bản cho châu Phi lên đến 3,4 tỷ USD đến cuối năm 2012 và hỗ trợ tài chính 2,5 tỷ USD, trong đó Nhật Bản quyết định thành lập riêng Ngân hàng Đầu tƣ châu Phi thuộc Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản -JBIC (Japan Bank for International Cooperation) với số vốn là 1,2 tỷ USD kể từ tháng 5/2008. Ngoài ra, Nhật Bản cũng cung cấp các khoản vay bằng đồng Yên cho Ngân hàng Phát triển châu Phi để phát triển khu vực tƣ nhân của châu Phi trị giá 32,1 tỷ Yên ( tƣơng đƣơng khoảng 300 triệu USD) kể từ tháng 8 năm 2008. Có thể kể một số phƣơng thức cụ thể và hiệu quả trong việc Nhật Bản giúp các nƣớc châu Phi thúc đẩy thƣơng mại, đầu tƣ và du lịch sau đây.

- Thúc đẩy thƣơng mại:

+ Chƣơng trình “Keizan” của Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản -JICA (The Japan International Cooperation Agency Kaizen) có thể coi là phƣơng châm và kinh nghiệm quản lý của rất nhiều công ty Nhật Bản. Hiện nay, hai mô hình kiểu “Keizan” đã đƣợc triển khai tại Ai Cập và Tunisia và trong năm 2009, JICA đã tiếp

tục triển khai một dự án mới tại Ethiopia sau cuộc họp cấp cao về chính sách đầu tƣ do Thủ tƣớng Meles Zenawi chủ trì.

+ Tiếp cận thị trƣờng Nhật Bản của Tổ chức Xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản - JETRO (Japan External Trade Organization). Có nghĩa là tạo cơ chế đƣa sản phẩm của châu Phi thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản. JETRO đang tìm cách giúp đƣa các sản phẩm của châu Phi thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản bằng các biện pháp nhƣ cử chuyên gia sang châu Phi, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm và triển lãm giới thiệu sản phẩm. Thành lập chợ “Một làng một sản phẩm” ở sân bay Narita và Kansai. Hiện nay, đã có 6 dự án đang đƣợc triển khai nhằm cải thiện chất lƣợng sản phẩm của châu Phi, bao gồm các sản phẩm có tiềm năng cao nhƣ: cacao, chè, rổ đan...

- Thúc đẩy đầu tƣ:

+ Chƣơng trình Tam giác Hy vọng (TOH) ở Zambia do JICA tài trợ: gồm 12 kiến nghị cụ thể và một chƣơng trình hành động để tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi ở Zambia do các nhà tƣ vấn Malaysia thực hiện dƣới sự tài trợ của JICA. Mục đích của dự án này nhằm củng cố năng lực của Cơ quan Phát triển Zambia để thực hiện các hoạt động thúc đẩy đầu tƣ tốt hơn. Kết quả là một công ty điện thoại di động liên doanh với Malaysia đã đƣợc thành lập ở Zambia vào năm 2009.

+ Tƣ vấn chính sách cho Nigeria của JBIC và Hội nghị Liên hiệp quốc về Thƣơng mại Phát triển -UNCTAD (United Nations Conference on Trade & Development): JBIC và UNCTAD đồng tài trợ Sách Xanh để thu hút đầu tƣ trực tiếp của các công ty Nhật Bản tại Nigeria. Cuốn sách này bao gồm chƣơng trình hành động thiết thực, trong đó có 15 biện pháp ngắn hạn, cải thiện thủ tục pháp lý và việc thành lập Khu kinh tế đa năng thử nghiệm đầu tiên ở Nigeria.

+ Sáng kiến đầu tƣ của Đối tác mới vì sự phát triển châu Phi-NEPAD (New Partnership for Africa‟s Development) và Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế -OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Sáng kiến này do Nhật Bản tài trợ với mục đích nâng cao năng lực cho châu Phi hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ để tăng trƣởng và phát triển. Ngoài ra sáng kiến này còn đóng vai trò điều phối các diễn đàn khu vực bàn về chính sách đầu tƣ của châu Phi.

- Thúc đẩy du lịch của châu Phi:

Nhằm góp phần thúc đẩy ngành du lịch của châu Phi, Chƣơng trình hành động về du lịch đã đƣợc NEPAD và AU thông qua vào năm 2004. Nhân sự kiện giải vô định bóng đá FIFA 2010 đƣợc tổ chức lại Nam Phi, cơ hội để thu hút khách du lịch thế giới đến với châu Phi đƣợc bàn luận sôi nổi tại Diễn đàn về du lịch tại Uganda vào tháng 6 năm 2009 do TICAD phối hợp với UNIDO và UNWTO đồng tổ chức. Bên cạnh đó, các khoá học tiếng Nhật và tiếng Anh của UNDP và UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới của LHQ) do Nhật Bản tài trợ đã đƣợc tổ chức nhằm giới thiệu tổng quát về ngành du lịch ở châu Phi cho thị trƣờng khách du lịch châu Á và Nhật Bản. Một phái đoàn của Nhật Bản đã đƣợc cử đến miền Nam châu Phi vào tháng 2/2010 để thực địa cơ sở hạ tầng du lịch của khu vực này. JICA gần đây cũng hỗ trợ tài chính để phát triển ngành du lịch ở một số nƣớc châu Phi. Các chƣơng trình về đào tạo hƣớng dẫn viên du lịch cho châu Phi do JICA tài trợ đã tăng lên gấp 10 lần so với trƣớc đây.

Có thể nhận xét rằng nhờ các chính sách và biện pháp cụ thể, thiết thực do Nhật Bản cung cấp và hỗ trợ cùng với các đối tác quốc tế khác đã giúp châu Phi phần nào phát triển thƣơng mại, thu hút đầu tƣ (FDI) của Nhật Bản vào châu Phi giai đoạn 2004-2008 là 3,3 tỷ USD tăng cao gần gấp 2 lần so với giai đoạn 2002- 2006 là 1,7 tỷ USD (JETRO). Mặc dù xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới gần đây, song FDI đổ vào châu Phi năm 2008 vẫn đạt 72 tỷ USD (UNCTAD.2010a) và quảng bá du lịch, đó là những ngành quan trọng góp phần tạo GDP cho châu Phi và giúp các nƣớc châu Phi thoát nghèo, tăng trƣởng bền vững.

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn:

70% dân số châu Phi sống ở nông thôn thuộc diện đói nghèo. Gần đây, việc tăng giá lƣơng thực đặc biệt đã tác động đến cuộc sống của ngƣời dân châu Phi (theo báo cáo của WB, việc tăng giá lƣơng thực sẽ khiến châu Phi có thêm 30 triệu ngƣời nghèo đói mới). Phát triển nông nghiệp và nông thôn đƣợc coi là biện pháp thiết thực và là chìa khóa để bảo đảm lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế ở châu Phi. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển nông

nghiệp và nông thôn ở châu Phi, ngay từ ban đầu Nhật Bản đã coi đây là một trong những mục tiêu cơ bản trong chính sách châu Phi của mình.

Một trong những nỗ lực đối tác chung trong khuôn khổ TICAD là tăng diện tích đất tƣới tiêu của châu Phi lên 20% trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ xây dựng và cải thiện hệ thống tƣới tiêu, phát triển diện tích tƣới tiêu cho 100.000 hecta của các nƣớc châu Phi, trong đó phấn đấu đến tháng 3/2010, diện tích tƣới tiêu đạt 30.000 hecta. Bên cạnh đó, Nhật Bản đã và đang phối hợp với các nhóm tƣ vấn từ các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp và các nƣớc sản xuất lúa gạo của châu Phi để tăng gấp đôi sản lƣợng lƣơng thực hiện nay là 14 triệu tấn/năm, đạt 28 triệu tấn/năm đến năm 2018. Chính vì vậy, JICA, WB, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) và một số tổ chức tài chính khác đang phối hợp chặt chẽ với nhau để lập dự án nông nghiệp cho châu Phi trong thời gian tới. Nhật Bản đã đóng góp 100 triệu USD để thành lập Liên minh Phát triển lúa gạo cho châu Phi (CARD) với mục đích tăng gấp đôi sản lƣợng lúa gạo cho các nƣớc châu Phi trong vòng 10 năm. Hội thảo kỹ thuật CARD đã đƣợc tổ chức tại Benin vào tháng 9/2008 và tháng 2/2009. Ngoài ra, cuộc họp lần thứ nhất của Ban điều hành CARD đã đƣợc tổ chức ở Nairobi, Kenya vào cuối tháng 10/2008 và lần thứ hai là ở Nhật Bản vào tháng 6/2009. Nhờ TICAD IV, Nhật Bản đã nhanh chóng triển khai các khoản vay không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án liên quan đến nông nghiệp và nông thôn của châu Phi, cụ thể là 92,89 triệu Yên cho các dự án tƣới tiêu; 64,81 triệu Yên cho các dự án tăng năng suất nông nghiệp và 49,29 triệu Yên cho các dự án nông nghiệp và nông thôn khác của châu Phi. Nhờ những đóng góp không nhỏ của Nhật Bản, một số dự án nông nghiệp đã đƣợc triển khai và mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân châu Phi nhƣ: Dự án Phát triển tổng thể để thúc đẩy sản xuất lúa gạo trong nƣớc ở miền Bắc và tỉnh Ashanti của Ghana; Hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Dự án phát triển diện tích đất nông nghiệp đƣợc tƣới tiêu thƣờng xuyên ở miền Đông Uganda; Khoản vay không hoàn lại cho nông dân thiệt thòi; Hợp tác kỹ thuật cho Hệ thống phân phối dịch vụ sản phẩm nông nghiệp…

Có thể nói rằng những nỗ lực của Nhật Bản trong việc kêu gọi các nƣớc, các tổ chức quốc tế cũng nhƣ việc Nhật Bản hợp tác chặt chẽ với các nƣớc châu Phi đã góp phần đƣa năng suất nông nghiệp của châu Phi tăng cao, mang lại hiệu quả cho nông dân châu Phi, góp phần giúp đảm bảo an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)