Nhật Bản – nhân tố tích cực ủng hộ châu Phi trên các diễn đàn quốc tế

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 71)

triển mới mang tính toàn cầu, trong đó nhiều vấn đề phát triển chủ yếu lại liên quan đến châu Phi– một châu lục có tỷ lệ nghèo đói lớn nhất trên thế giới, một khu vực đang phải vật lộn với những thử thách, khó khăn nhƣ: nạn đói, bệnh tật (đặt biệt HIV/AIDS), xung đột, tham nhũng, biến đổi khí hậu …Để đạt đƣợc sự phát triển bền vững không chỉ của châu Phi nói riêng mà của toàn thế giới nói chung, cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản đã và đang tích cực hợp tác với châu Phi cũng nhƣ ủng hộ tiến trình tự phát triển của các nƣớc châu Phi. Vậy Nhật Bản có vị thế, vai trò cũng nhƣ ảnh hƣởng gì trong quá trình phát triển của châu Phi?

3.1.1. Nhật Bản – nhân tố tích cực ủng hộ châu Phi trên các diễn đàn quốc tế quốc tế

Chiến tranh lạnh kết thúc và việc dàn trải “viện trợ” đã làm cho mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với châu Phi có phần nào giảm sút trong những năm đầu tiên của thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Trong bối cảnh nhƣ vậy, Nhật Bản đã có sáng kiến thúc đẩy viện trợ phát triển cho châu Phi và đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho châu Phi trong giai đoạn này. Năm 1993, Nhật Bản đã phối hợp với các tổ chức quốc tế nhƣ Liên hiệp quốc (LHQ), Chƣơng trình phát triển của LHQ (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức TICAD I với sự tham dự của 79 nƣớc bao gồm 48 quốc gia châu Phi, Ủy ban Châu Âu (EC) và 26 tổ chức đa phƣơng khác. Từ đó cho đến nay, Nhật Bản đã bốn lần tổ chức thành công TICAD và gần đây nhất là TICAD IV đƣợc tổ chức tại Yokohama (năm 2008) với sự tham sự của hơn 3000 đại biểu, trong đó có đại diện của 51 nƣớc châu Phi, 34 nhà tài trợ và 77 tổ chức đa phƣơng và khu vực. Có thể nói rằng TICAD I đã góp phần quan trọng thức tỉnh lại mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với châu Phi, để từ đó các

TICAD tiếp theo góp phần củng cố và thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ của Nhật Bản nói riêng và của cộng đồng quốc tế nói chung vào quá trình phát triển của châu Phi. Không chỉ là ngƣời khởi xƣớng TICAD, Nhật Bản cũng rất tích cực ủng hộ các nƣớc châu Phi trong Hội nghị thƣợng đỉnh G8. Điều đó đƣợc minh chứng khi Nhật Bản lần đầu tiên trong lịch sử mời các nhà lãnh đạo châu Phi bao gồm Tổng thống của Algeria, Nigeria và Nam Phi tham dự Hội nghị thƣợng đỉnh G8 Kuyshu- Okinawa 2000 nhằm tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo châu Phi có dịp thảo luận trực tiếp với các nhà lãnh đạo G8, cũng nhƣ góp phần thúc đẩy mối quan tâm của các nhà lãnh đạo G8 đối với quá trình phát triển của châu Phi. Ngay sau đó, năm 2002, Chƣơng trình hành động châu Phi của G8 đã đƣợc thông qua tại Hội nghị thƣợng đỉnh G8 Kananaskis.

Trƣớc khi diễn ra Hội nghị thƣợng đỉnh G8 Gleneagles năm 2005, tại Hội nghị thƣợng đỉnh Á-Phi, Nhật Bản đã tuyên bố tăng gấp đôi ODA của mình cho châu Phi trong vòng 3 năm. Điều này nhƣ một sự khích lệ để G8 Gleneagles ra quyết định thành lập Quỹ phát triển cho châu Phi với sự cam kết đóng góp của Nhật Bản dành cho các dự án ODA trên toàn thế giới trị giá 10 tỷ USD trong vòng 5 năm. Nhờ những nỗ lực không nhỏ của Nhật Bản, châu Phi giờ đây đã trở thành một trong những nội dung thảo luận chính của G8. Điều này một lần nữa đƣợc tái khẳng định tại Hội nghị thƣợng đỉnh G8 Heiligendam vào năm 2007 khi các nhà lãnh đạo G8 đều nhất trí và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ủng hộ Cơ chế giám sát đồng đẳng châu Phi (APRM).

Với vai trò là Chủ tịch Hội nghị thƣợng đỉnh G8 lần thứ 34 đƣợc tổ chức tại Tokyako, Hokkaido, Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của G8 trong việc phát triển châu Phi và trong việc thực hiện Các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của châu Phi; ngƣợc lại các nhà lãnh đạo G8 đều nhất trí “Chúng tôi hoan nghênh

những đóng góp quan trọng của TICAD IV đã nêu trong Tuyên bố Yokohama. Trên tinh thần quan hệ đối tác, chúng tôi đều coi trọng các đối tác châu Phi để hợp tác trong tương lai” (Chƣơng II-2 – Bản tóm tắt của Chủ tịch Hội nghị thƣợng đỉnh G8

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ vào tháng 1, 2008, Thủ tƣớng Nhật Bản Yasuo Fukuda đã trình bày Chƣơng trình đối tác làm mát trái đất của Nhật Bản, trong đó Nhật Bản và UNDP sẽ xây dựng quan hệ đối tác vì biến đổi khí hậu cho 21 nƣớc châu Phi trị giá 92,1 triệu USD. Thông qua Hội nghị cấp bộ trƣởng mở rộng G8 đƣợc tổ chức tại Tokyo vào tháng 4/2008, Nhật Bản cũng đã bày tỏ thái độ ủng hộ châu Phi mạnh mẽ, mặc dù đây là lần đầu tiên Nhật Bản tham dự với vai trò là Chủ tịch của Hội nghị cấp bộ trƣởng G8. Nhật Bản đã tích cực kêu gọi sự ủng hộ không những của các nƣớc phát triển G8, mà còn của các tổ chức quốc tế nhƣ UNDP, WB, Hợp tác Nam-Nam cũng nhƣ các tổ chức xã hội dân sự, NGOs đối với sự phát triển của châu Phi. Có thể nói rằng Nhật Bản vừa là ngƣời khởi xƣớng và vừa là cầu nối giữa thế giới với châu Phi.

Sự quan tâm của Nhật Bản đối với châu Phi một lần nữa đƣợc khẳng định bằng sự hiện điện của các quan chức cấp cao Nhật Bản trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan đến châu Phi. Chẳng hạn, ngày 5/5/2009, Chính phủ Nhật Bản đã bổ nhiệm ông Hideto Mitamura – Đại sứ Nhật Bản tại Zambia làm đại diện đầu tiên của Nhật Bản tại COMESA (Thị trƣờng chung các nƣớc Đông và Nam Phi, gồm 19 quốc gia), và cũng trong năm đó ngày 11/12/2009, ông Toshitsugu Uesawa – Đại sứ Nhật Bản tại Nigeria đã đƣợc Chính phủ Nhật Bản quyết định cử làm đại điện chính thức đầu tiên của Nhật Bản tại ECOWAS (Cộng đồng kinh tế các nƣớc Tây Phi, gồm 15 quốc gia). Hay tại phiên họp thƣờng niên lần thứ 6 của Ủy ban Điều hành Liên minh châu Phi (AU) đƣợc tổ chức vào tháng 1/2010, ông Tetsuro Fukyyama – Bộ trƣởng Ngoại giao Nhật Bản đã phát biểu khẳng định với các nƣớc châu Phi rằng Nhật Bản luôn luôn coi trọng châu Phi. Có thể nói rằng Nhật Bản có một vị trí quan trọng và là một trong những nƣớc có tiếng nói quyết định kêu gọi cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm và ủng hộ quá trình phát triển của các nƣớc châu Phi phù hợp với phƣơng châm trong chính sách châu Phi của Nhật Bản: “Thế kỷ XXI, thế giới sẽ không ổn

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 71)