Quan hệ đầu tư

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 47)

2.2.2.1. Môi trường đầu tư nước ngoài tại châu Phi

Vào năm 2000, môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài ở châu Phi đƣợc tạp chí The Economist đánh giá bằng tên bài “Một châu Phi không còn hy vọng” [27, tr.45], cho rằng châu Phi không có khả năng tăng dòng chảy của vốn FDI vào khu vực mình bởi những bất ổn do chiến tranh, xung đột, tội phạm, tham nhũng mang lại. Cựu tổng thƣ ký Liên hiệp quốc Kofi Annan trong lời phát biểu của mình tại diễn đàn UNCTAD năm 1999 cũng cho rằng “Đối với đại bộ phận ngƣời dân trên thế giới, nói đến châu Phi là nói đến những hình ảnh của chiến tranh, xung đột, nghèo đói, dịch bệnh và nhiều vấn đề xã hội khác. Những hình ảnh đó không hề mang tính bịa đặt. Chúng phản ảnh một thực tế tàn khốc ở nhiều nƣớc châu Phi”[28, tr.45].

Tuy nhiên, châu Phi đã nhận thức đƣợc những vấn đề này và bắt đầu có sự thay đổi về chính sách kể từ cuối thập kỷ 1990 khi hàng loạt nƣớc châu Phi tiến hành mở cửa thị trƣờng cho dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đồng thời ký kết hàng loạt các hiệp định đầu tƣ đa phƣơng và song phƣơng. Năm 1997, Uganda là nƣớc duy nhất ở châu Phi tiến hành mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ, tiến hành đồng loạt những cải cách nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng, thực hiện tƣ nhân hóa. Tanzania bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho đầu tƣ nƣớc ngoài từ năm 1990 và đến nay, chính sách thu hút FDI đã đƣợc tự do hoá hoàn toàn. Ghana và Zambia thực hiện chính sách tự do hoá từng phần cho đầu tƣ gián tiếp và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài kể từ giữa thập kỷ 1990. Nếu nhƣ vào năm 1999, có 37 nƣớc châu Phi đã ký kết Công ƣớc thiết lập Uỷ ban đảm bảo đầu tƣ đa phƣơng, 50 nƣớc châu Phi đã ký kết các Thoả thuận đầu tƣ song phƣơng (BITs), thì cho đến năm

2007, 54 nƣớc châu Phi đã ký kết đƣợc tổng cộng 500 BITs và 360 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tƣ nƣớc ngoài. Những số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2007 cho rằng trong số các nƣớc châu Phi hiện nay đang có sự thay đổi môi trƣờng đầu tƣ, thì những nƣớc có cơ chế mở cửa, không kiểm soát dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là Bostwana, Namibia, Nigeria, Seychelles, Nam Phi, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia. Những nƣớc kiểm soát một phần vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (hạn chế cổ phần, kiểm soát ngành nghề đầu tƣ) là Cameroon, Chad, Maurtitius, Mozambique.

Nhiều nƣớc châu Phi đã ban hành luật đầu tƣ nƣớc ngoài, sửa đổi một số quy định nhằm tạo môi trƣờng ƣu đãi hơn cho các nhà đầu tƣ. Mali thực hiện Luật khai khoáng năm 1991, Đạo luật đầu tƣ năm 1995, thành lập Uỷ ban đảm bảo đầu tƣ lẫn nhau năm 1992, Công ƣớc đảm bảo và khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1994. Mozambique thành lập các Khu công nghiệp tự do năm 1994, Uỷ ban đảm bảo đầu tƣ lẫn nhau năm 1994, tham gia Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới năm 1996, Công ƣớc giải quyết tranh chấp đầu tƣ năm 1995. Zambia thực hiện Luật đầu tƣ năm 1993 và sửa đổi Luật đầu tƣ vào năm 2006. Nigeria thực hiện Luật khu kinh tế tự do năm 1992, thành lập Uỷ ban thúc đẩy đầu tƣ năm 1995. Nam Phi thành lập Uỷ ban thúc đẩy đầu tƣ năm 1994, thực hiện Chiến lƣợc tăng trƣởng, việc làm và phân phối thu nhập năm 1996 với mục tiêu ƣu tiên cho đầu tƣ tƣ nhân trong đó có đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào châu Phi bắt đầu tăng mạnh trong mấy năm gần đây là do nhiều nƣớc châu Phi thực hiện chính sách, biện pháp mới. Nam Phi đã cho phép sở hữu 100% nƣớc ngoài trong vài năm gần đây và ký kết một khối lƣợng lớn BITs, DTTs với các nƣớc phát triển và đang phát triển, ban hành nhiều cơ chế khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ ƣu đãi tiếp cận tín dụng, miễn thuế đối với hoạt động đầu tƣ liên quan đến chuyển giao công nghệ, khuyến khích đầu tƣ để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật đầu tƣ sửa đổi của Zambia năm 2006 đã đem lại hàng loạt những khuyến khích mới về tài chính cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chẳng hạn nhƣ chỉ có các dự án quy mô 500.000 USD mới phải xin giấy phép của Uỷ ban phát triển Zambia. Trong 5 năm đầu hoạt động, nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài trong các ngành nông nghiệp, chế tạo, khai thác khoáng sản đƣợc miễn hoàn toàn các loại thuế. Tại Cameroon tháng 3 năm 2002 chính phủ đã phê chuẩn Đạo luật đầu tƣ mới, đƣa đến những ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các ngành trồng rừng, khai khoáng và khai thác dầu mỏ. Uỷ ban thúc đẩy đầu tƣ Cameroon cũng đƣợc thành lập vào tháng 9 năm 2005. Tại Ghana, Đạo luật ngoại hối năm 2006 đã đánh dấu một bƣớc mới trong quá trình tự do hoá dòng vốn nƣớc ngoài. Theo đạo luật này, lần đầu tiên các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tham gia thị trƣờng chứng khoán trong nƣớc và đƣợc mua trái phiếu của chính phủ. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2006) cho rằng tại Cộng hoà Dân chủ Congo cần tới 155 ngày để thực hiện đăng ký kinh doanh, trong khi tại Hàn Quốc chỉ cần 22 ngày và Australia chỉ cần 2 ngày. Tuy nhiên, đây cũng là một cải cách lớn của Congo cũng nhƣ của nhiều nƣớc châu Phi khác. Tại Kenya, số ngày chờ đợi để lấy giấy phép kinh doanh đã giảm từ 1347 ngày xuống 197 ngày; tại Madagascar muốn thành lập công ty chỉ cần chờ 8 ngày thay vì 38 ngày nhƣ trƣớc đây. Tại Mozambique từ khi thực hiện Đạo luật đầu tƣ mới, thuế đánh vào tài sản đã giảm từ 10% xuống 2,4%. Tại Burkina Faso, khái niệm cơ chế một cửa đã bắt đầu đƣợc áp dụng từ năm 2006, có tác dụng làm giảm 1/3 số thời gian cần thiết và giảm 60% để đƣợc thành lập công ty so với trƣớc đây.

Báo cáo của UNCTAD (2008) cho rằng trong năm 2007 ở châu Phi có 14 sự thay đổi chính sách tại 10 nƣớc liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Cape Verde đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu tƣ, mở cửa hoàn toàn các ngành công nghiệp cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, ƣu tiên đầu tƣ cho các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch và đánh cá. Ai Cập đơn giản hoá các thủ tục thành lập các đặc khu kinh tế. Kenya hoàn thành các thủ tục cấp giấy phép cho các công ty đầu tƣ mạo hiểm, nới lỏng những quy định liên quan đến ngân hàng. Mauritus giảm thuế thu nhập công ty từ 22,5% xuống 15%. Nigeria miễn thuế lợi nhuận cho các công ty đóng tại các khu thƣơng mại tự do, các khu chế xuất. Sudan bắt đầu cho phép sở hữu 100% vốn nƣớc ngoài.

Vào năm 2008, châu Phi tiếp tục nới lỏng các biện pháp ƣu đãi đầu tƣ nƣớc ngoài. Điển hình là chính sách mở cửa hơn nữa ngành khai khoáng cho đầu tƣ nƣớc ngoài ở Cộng hoà Dân chủ Congo và Madagascar; chính sách mở cửa ngành viễn thông ở Kenya; chính sách mở cửa ngành du lịch và cơ sở hạt tầng ở Senegal. Nhiều nƣớc Đông Phi đã cải thiện tình hình an ninh, tạo môi trƣờng ổn định hơn để thu hút FDI, điển hình là ở Uganda. Bên cạnh đó, môi trƣờng đầu tƣ ở châu Phi cũng đang đƣợc cải thiện thông qua các nỗ lực thúc đẩy đầu tƣ của các khối liên kết khu vực. Thị trƣờng chung Đông và Nam Phi (COMESA) đã thực hiện Hiệp định đầu tƣ cho Khu vực đầu tƣ chung COMESA nhằm hình thành một khu vực đầu tƣ tự do ở vùng Đông và Nam Phi vào năm 2010. Cho đến nay, COMESA đã ký kết đƣợc một số dự án đầu tƣ của các nhà đầu tƣ khu vực và quốc tế. Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã thành lập một Uỷ ban thúc đẩy đầu tƣ nhằm tƣ vấn chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) đang bàn bạc để ký kết Hiệp ƣớc tài chính và đầu tƣ nhằm thúc đẩy liên kết khu vực sâu rộng hơn. Hiện nay đã có 10 trong số 14 nƣớc thành viên của SADC đã ký kết Hiệp ƣớc này.

Các báo cáo kinh tế châu Phi năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF), Hội nghị Liên hiệp quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD) đều cho rằng FDI là chìa khoá quyết định để giải quyết các vấn đề kinh tế hiện nay của châu Phi. Bên cạnh việc nới lỏng chính sách, luật lệ, quy định liên quan trực tiếp đến đầu tƣ nƣớc ngoài ở châu Phi, những yếu tố khác nhƣ tình hình kinh tế xã hội, tiến trình tƣ nhân hoá, tình hình an ninh, chính trị, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tài nguyên…là những yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài ở châu Phi. Vào cuối năm 1999, có ít nhất 17 nƣớc châu Phi thực hiện các chƣơng trình tƣ nhân hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc. Những chƣơng trình tƣ nhân hoá đang tiếp tục đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc. Do tình trạng khan hiếm vốn trong nƣớc, các chƣơng trình tƣ nhân hoá ở châu Phi chủ yếu thực hiện bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Năm 2007, tổng số tiền thu đƣợc từ các vụ bán cổ phần công ty cho ngƣời nƣớc ngoài ở châu Phi lên tới 10,2 tỷ USD. Năm

2008, các vụ bán cổ phần công ty cho ngƣời nƣớc ngoài lên tới 23,3 tỷ USD. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của châu Phi liên tục đƣợc cải thiện. Trong suốt 5 năm qua, GDP của toàn châu Phi tăng trung bình trên 5%/năm. Trong giai đoạn 2003-2008, thu nhập bình quân đầu ngƣời ở châu Phi tăng trung bình 3,6%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1% của giai đoạn 1997-2002. Vào năm 2008, tăng trƣởng kinh tế của châu Phi cận Sahara đạt xấp xỉ 6%, tuy có giảm đôi chút so với mức tăng 6,7% của năm 2007, nhƣng vẫn là khu vực đƣợc đánh giá là tăng trƣởng nhanh. Hầu hết các nƣớc châu Phi đã thoát khỏi xung đột và bất ổn chính trị, tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế. Chỉ còn một số nƣớc đắm chìm trong bạo lực nhƣ Zimbabwe, Somalia, Sudan, Cote d‟Ivoire, Cộng hoà Dân chủ Congo. Nhiều nƣớc châu Phi đã và đang chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đang đƣợc các nƣớc nhƣ Ghana, Uganda, Tunisia, Mauritus, Namibia, Nam Phi, Ai Cập, Marocco chú trọng, đặc biệt là việc xây dựng cầu cảng, đƣờng xá, nguồn cung cấp điện. Các nƣớc này đang đƣợc đánh giá là có cơ sở hạ tầng tốt nhất châu Phi hiện nay. Bên cạnh đó, một số nƣớc châu Phi đã bắt đầu chú trọng đến vấn đề giáo dục và y tế nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, những nƣớc có khả năng thực hiện tốt phổ cập giáo dục và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực vào năm 2015 sẽ là Cape Verde, Libya, Namibia, Mautitus, Saychelles, Algeria, Nam Phi, Botswana, Ai Cập, Tunisia, Marocco và Angola.

Mặc dù có những cải thiện về môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng châu Phi vẫn là châu lục thu hút nguồn FDI thấp nhất trên thế giới. Dòng vốn FDI có xu hƣớng giảm dần trong suốt 30 năm qua và bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại từ sau năm 2000. Vào đầu thập kỷ 1970, FDI vào châu Phi chiếm 25% tổng khối lƣợng FDI đổ vào các nƣớc đang phát triển. Năm 1993, FDI vào châu Phi chỉ còn chiếm 5,2% tổng khối lƣợng FDI đổ vào các nƣớc đang phát triển, sau đó tiếp tục giảm và chỉ còn chiếm 3,8% vào năm 2000. Trong suốt giai đoạn 1982-2000, hầu hết vốn FDI chảy vào khu vực châu Á và Mỹ Latinh, trong khi khu vực châu Phi ngày càng

bị các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quên lãng. Nếu nhƣ năm 1970, FDI vào châu Phi chiếm 3% tổng FDI toàn cầu, thì trong 20 năm (1980-2000), FDI vào châu Phi luôn dừng ở con số 0,8%. Tình hình trở nên sáng sủa hơn kể từ năm 2001 khi môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài ở châu Phi tiếp tục đƣợc cải thiện. Năm 2001, châu Phi lần đầu tiên chiếm 1,3% tổng FDI toàn cầu sau gần 30 năm sụt giảm, sau đó đạt 1,5% vào năm 2004, 1,6% vào năm 2005 và hiện nay ở mức 4% tổng FDI toàn cầu. Xét về số lƣợng tuyệt đối, FDI vào châu Phi đã tăng từ 12 tỷ USD năm 2003 lên khoảng 24 tỷ năm 2005, đạt 22 tỷ USD năm 2006 và ở con số kỷ lục 34,3 tỷ USD vào năm 2007 và đạt 39 tỷ USD vào năm 2008. Trong số 54 nƣớc châu Phi, FDI hiện nay đang tăng nhanh ở 35 nƣớc - chủ yếu là những nƣớc có nguồn tài nguyên dồi dào và sự ổn định về kinh tế và chính trị. Bắc Phi chiếm 42% tổng FDI vào khu vực châu Phi, trong khi 47 nƣớc châu Phi cận Sahara chiếm 58%. Phần lớn FDI vào châu Phi hiện nay tập trung ở các nƣớc có quy mô kinh tế lớn nhƣ Nam Phi, Nigeria và những nƣớc có môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhƣ Uganda, Kenya, Equatorial Guinea (Guinea Xích Đạo), Madagascar, Zambia, Chad, Algeria và Marocco. Năm 2008, Nigeria chiếm 29,4% tổng FDI vào khu vực châu Phi, Nam Phi chiếm 18,2%, Guinea Xích đạo chiếm 9,1%, Angola chiếm 5,2%, Chad chiếm 3,8%, 34,3% còn lại thuộc về các nƣớc châu Phi khác.

Hình 2.4: Vị trí của châu Phi trong tổng FDI vào các nƣớc đang phát triển, giai đoạn 1980-2005 (%)

2.2.2.2. Đầu tư của Nhật Bản tại châu Phi

Tăng trƣởng kinh tế nhanh là yếu tố quan trọng để bảo đảm phát triển và xoá đói giảm nghèo ở Châu Phi trong thế kỷ XXI, và đầu tƣ đƣợc coi là chìa khoá để đạt đƣợc sự tăng trƣởng đó. Trong khi đó triển vọng đầu tƣ ở các nƣớc châu Phi là rất lớn bởi vì:

- Nhiều nƣớc châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhƣ khoáng sản, dầu mỏ, đất đai nông nghiệp, rừng...;

- Lực lƣợng lao động rẻ và sẵn có;

- Dân số châu Phi chiếm khoảng 13% dân số thế giới sẽ là một thị trƣờng lớn tiềm năng;

- Và châu Phi trong thế kỷ XXI là điểm đến và điểm thu hút, cạnh tranh của các cƣờng quốc trên thế giới nhƣ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản...

Chính vì vậy, với “Chính sách vì sự phát triển của châu Phi” (Koizumi, 2003) và mong muốn “Thế kỷ XXI, ... châu Phi đứng vững trên chính đôi chân của

mình” (Alpha Oumar Konare, 2006), Nhật Bản cũng nhƣ cộng đồng quốc tế và bản thân các nƣớc châu Phi đang nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút đầu tƣ giúp nền kinh tế châu Phi tăng trƣởng.

Nếu nhƣ trƣớc kia, đối tác đầu tƣ truyền thống vào châu Phi là Mỹ và EU, thì hiện nay sự xuất hiện của Trung Quốc, Nhật Bản trong bản đồ đầu tƣ ở châu Phi đang là một chiều hƣớng mới. Vào năm 2006, Trung Quốc thực hiện chính sách đầu tƣ mới vào châu Phi, và trong 2 năm 2007-2008 Trung Quốc liên tục gia tăng các dự án đầu tƣ vào châu lục này. Những dự án đầu tƣ lớn của Trung Quốc ở các ngành quan trọng nhƣ khai thác dầu và khí, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng đang đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc châu Phi, điển hình là ở Gabon, Congo, Nam Phi, Nigeria. Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh thực hiện Chƣơng trình phát triển dành cho châu Phi (TICAD). So với các đối tác đầu tƣ chủ yếu ở châu Phi, Nhật Bản chiếm vị trí khiêm tốn. Vào năm 2011, Nhật Bản đứng vị trí thứ 9 trong số 20 nƣớc có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất vào châu Phi, sau

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 47)