Hợp tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay (Trang 65)

5. Bố cục đề tài:

2.3.4 Hợp tác xóa đói giảm nghèo

Thách thức quốc gia lớn nhất của Ấn Độ là “chuyển những gì đạt được về kinh tế trong suốt 20 năm qua để đưa hàng triệu người dân thoát khỏi nghèo đói, mang lại sức sống cho vùng nông thôn Ấn Độ, và tạo ra tương lai tươi đẹp cho nhiều người dân Ấn Độ” đây là những lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns [66,tr.3], nhưng đây cũng là lặp lại những lời tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Thành công trong phát triển kinh tế-chính trị sẽ quyết định Ấn Độ là một quốc gia mạnh hay yếu, an toàn hay dễ bị xâm hại, bị ảnh hưởng bởi xu hướng toàn cầu hay là gây ảnh hưởng.

Vào năm 1990, dân số Ấn Độ vượt qua mốc 1 tỷ người. 1/3 dân số Ấn Độ sống dưới mức nghèo khổ-Ấn Độ có nhiều người nghèo hơn cả Châu Phi và Mỹ La tinh cộng lại-và hơn nửa trẻ em bị suy dinh dưỡng. Ấn Độ có số người nhiễm HIV (4 tỷ người) cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 40% người dân thành thị sống mà không có nước sạch và các dịch vụ vệ sinh. Viện trợ nước ngoài từ Mỹ cho Ấn Độ vào năm 2002 đạt 70.9 triệu USD cho hỗ trợ phát triển/Các chương trình sức khỏe và sự tồn tại của trẻ em (DS/CHS), 7 triệu USD cho Quỹ hỗ trợ kinh tế (ESF), 86.4 triệu USD theo đạo luật PL.480 về hỗ trợ thực phẩm [83,tr.14] …Các mục tiêu chính của Cơ quan Hoa Kỳ vì phát triển quốc tế (USAID) trong năm 2002 bao gồm: phát triển kinh tế, ổn định gia tăng dân số, củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng, bảo vệ môi trường, giảm lây lan AIDS/HIV và các bệnh truyền nhiễm khác.Trong năm

2010, Mỹ đã viện trợ cho Ấn Độ 126 triệu USD [70]. Hiện nay, Ấn Độ đang tiến hành chương trình hỗ trợ nước ngoài cho quốc gia của mình

Tháng 11/2010, Thủ tướng Singh và Tổng thống Obama đã đồng ý cùng hợp tác với nhau để phát triển, thử nghiệm và tài tạo những kỹ thuật tiên tiến để tăng cường an ninh lương thực ở Ấn Độ như là một phần trong “Cuộc cách mạng Xanh” mới. Những nỗ lực này dựa trên lịch sử hợp tác giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ trong suốt cuộc Cách mạng Xanh những năm 1960 và sẽ phát triển an ninh lương thực và giúp ích cho nông dân cũng như người tiêu thụ. Mối quan hệ đối tác mới Mỹ-Án sẽ tạo ra những tiến bộ công nghệ và các giải pháp cải tiến cho các mối lo lắng về nông nghiệp và an ninh lương thực tại Ấn Độ cũng như toàn thế giới.

Một trong những thành tựu chính mà Mỹ-Ấn đạt được thông qua thỏa thuận này chính là Đối tác cải tiến nông nghiệp (AIP). AIP nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo tại khu vự Ấn Độ và những quốc gia đang phát triển khác bằng các phát triển sự hiểu biết của nông dân về nông nghiệp nhằm gia tăng sản xuất và an ninh lương thực. Điều này được thực hiện bằng cách hiện đại hóa phương pháp giảng dạy nông nghiệp và mở rộng các dịch vụ tại một số trường đại học nông nghiệp ở Ấn Độ. Với việc hỗ trợ cho các trường đại học nông nghiệp trong việc để cho các sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp cận các công nghệ tiên tiến dành cho nông nghiệp và các hoạt động quản lý, sự cộng tác này sẽ phát triển kỹ năng cho các sinh viên tốt nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực trong thế kỷ 21.

Tóm lại, trong hơn một thập kỷ qua từ sau Chiến tranh lạnh, với công cuộc cải cách kinh tế đã đưa Ấn Độ lên thành cường quốc tại khu vực Nam Á, cùng với những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã khiến khu vực Nam Á nói chung và đất nước Ấn Độ nói riêng lên tầm chiến lược. Quan hệ Mỹ-Ấn từ lạnh nhạt chuyển sang đối tác chiến lược.

Sau Chiến tranh lạnh, các Tổng thống Mỹ lần lượt điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Tuy nhiên, nó cũng không làm thay đổi các mục tiêu cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như duy trì địa vị số một trên thế giới, thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, bảo đảm không có một cường quốc thù địch nào nổi lên đe dọa vị trí số một của Mỹ, thúc đẩy một nền kinh tế mở toàn cầu, tự do hóa thương mại và dân chủ nhân quyền trên toàn thế giới.

Sự kiện ngày 11/9/2001 đã làm thay đổi hoàn toàn chính sách của Mỹ. Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu, coi tấn công chủ nghĩa khủng bố là nhiệm vụ cấp bách và trong điểm chiến lược hiện nay. Do đó, địa bàn chống khủng bố không chỉ diễn ra tại các nước Iraq, Afghanistan mà còn có ở cả Nam Á. Do đó, tìm kiếm một đồng minh chống khủng bố trong khu vực này là điều Mỹ không thể bỏ qua. Theo đánh giá của Mỹ, Ấn Độ sau cuộc cải cách kinh tế năm 1991 đã vươn lên thành cường quốc thứ 3 trên thế giới. Song song đó, Ấn Độ cũng là nạn nhân của nhiều cuộc khủng bố. Do đó, Ấn Độ trở thành đồng minh lý tưởng cùng Mỹ chống lại khủng bố. Tuy nhiên, Ấn Độ với sức mạnh ngày càng phát triển, tư tưởng nước lớn cũng làm cho Ấn Độ có những bước đi riêng trong quan hệ ngoại giao của mình.

Trong mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ có một vài mâu thuẫn trong một vài ý kiến như Ấn Độ ủng hộ kế hoạch phòng thủ tên lửa của chính quyền Bush, tích cực thúc đẩy hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân dụng, khoa học kỹ thuật cao và kỹ thuật không gian, tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quân sự và an ninh, nhưng Chính phủ Ấn Độ tuyên bố rõ, Ấn Độ không cùng bất cứ nước nào hợp tác khai thác hệ thống phòng thủ tên lửa, Ấn Độ sẽ tự nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa của nước mình. Hoặc là Mỹ luôn hi vọng Ấn Độ có thể phái lực lượng duy trì hòa bình tới Iraq nhưng Ấn Độ đã từ chối khéo léo, kiên trì cho rằng phải được sự ủy

quyền của Liên Hiệp Quốc. Cũng như việc Mỹ phản đối kế hoạch đường ống dẫn khí đốt của Ấn Độ, Pakistan và Iran, trong khi Ấn Độ lại quan tâm tới an ninh năng lượng của nước mình và kiên trì tiếp tục đàm phán với Iran và Pakistan mặc mọi phản đối từ Mỹ. Mặc dù thế, những mâu thuẫn này vẫn không làm giảm sự ngày càng gần gũi trong quan hệ Mỹ-Ấn Độ.

Mỹ và Ấn Độ cùng nhau hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, đầu tư. Bên cạnh đó, các vấn đề chính trị cũng được cả hai nhà nước quan tâm và xúc tiến phát triển như trong hợp tác phồng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Là một nước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng Mỹ đã ký kết Hiệp định hạt nhân dân sự với Ấn Độ vào 10/10/2008 đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước. Đây là một hiệp định được xây dựng trên cơ sở nhận thức về những lợi ích chung cũng như những bước tiến về lòng tin trong suốt hơn một thập kỉ sau chiến tranh lạnh. Hiệp định này cũng được thúc đẩy từ những thay đổi trong tương quan về sức mạnh tại Nam Á và từ những đòi hỏi hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Hiệp định này chính là sự thừa nhận chính thức vị thế cường quốc hạt nhân của Ấn Độ cũng là sự chấm dứt cô lập hạt nhân mà Mỹ thực thi suốt 30 năm để khống chế năng lực quân sự hạt nhân của Ấn Độ.

Ngoài hợp tác song phương cùng có lợi, Ấn Độ cũng là một quốc có số lượng người dân sống dưới mức nghèo đói cao. Trên tinh thần đối tác chiến lược, Ấn Độ cũng là một quốc gia rất được Mỹ quan tâm về viện trợ lương thực và xóa đói giảm nghèo. Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ định hình quan hệ Mỹ-Ấn Độ. Cả hai đã nâng lên tầm đối tác chiến lược.

CHƢƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ-ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI MỘT SỐ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ VÀ XU HƢỚNG QUAN HỆ MỸ-ẤN ĐỘ

TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay (Trang 65)