Những thách thức đối với quan hệ Mỹ-Ấn Độ

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay (Trang 78)

5. Bố cục đề tài:

3.2.1Những thách thức đối với quan hệ Mỹ-Ấn Độ

Giữa Mỹ và Ấn Độ có những điểm tương đồng về lợi ích tạo cơ sở để xây dựng một quan hệ đối tác thực sự. Tuy nhiên, trong quan hệ Mỹ-Ấn Độ vẫn tồn tại không ít thách thức bất đồng, mâu thuẫn, cản trở quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. Muốn quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển thì nhiệm vụ của Mỹ và Ấn Độ là phải luôn nắm bắt và giải quyết được các thách thức đó.

Thách thức thứ nhất là chống khủng bố, buôn bán ma túy, và phổ biến vũ khí hạt nhân, và để làm được việc này, hai nước phải tăng cường các mối quan hệ quân sự, tình báo và thực thi pháp luật của mình. Sự hợp tác quân sự bị cản trở bởi thực tế là phần lớn quân đội Ấn Độ vẫn sử dụng một số lượng đáng kể trang thiết bị kỷ nguyên Xô Viết. Những rào cản đối với sự phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác huấn luyện và chia sẻ học thuyết quân sự vẫn còn tồn tại ở cả hai chính phủ. Bên cạnh đó, Mỹ và Ấn Độ cũng phải đạt được tiến bộ hơn nữa trong việc hợp tác chống khủng bố, tình báo và thực thi phát luật, dựa trên cơ sở thừa nhận rằng khủng bố là mối đe dọa chính đối với cả hai nước. Điều này có nghĩa là, cùng với những việc khác, hợp tác chặt chẽ hơn để phá vỡ dòng tài trợ cho những phần tử khủng bố.

Thách thức lớn thứ hai là đối với việc Mỹ giúp Ấn Độ giải quyết một số trong những vấn đề trong nước cấp bách nhất của nước này, đặc biệt là trong nông nghiệp và giáo dục. Thủ tướng Singh cho rằng các thể chế cấp đất của khu vực miền trung tây nổi tiếng của Mỹ có thể trợ giúp Ấn Độ thông qua việc thực hiện các mối quan hệ đối tác công tư, nông nghiệp hướng theo thị trường và các phương pháp nông nghiệp mới. Kỹ năng và sự đầu tư của khu vực tư nhân Mỹ có thể giúp Ấn Độ thành lập các cơ sở kho chứa lạnh, dây chuyền cung cấp và công nghệ chế biến thức ăn. Hai nước cũng có thể cộng tác về việc truyền bá các phương pháp canh tác bền vững về môi trường, chẳng hạn như bảo tồn đất đai và xử lý nguồn nước.

Thách thức thứ ba trong đó hai nước cùng nhau làm việc một cách có hiệu quả hơn là năng lượng và môi trường. Nếu sự biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ là thách thức đáng kể nhất trong tương lai, thì Ấn Độ và Mỹ phải cùng nhau đối mặt với nó. Mỹ và Trung Quốc hiện là những nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất trên thế giới, nhưng Ấn Độ chắc chắn cũng sẽ là một trong những nước có lượng khí thải lớn trong tương lai. Một phần giải pháp sẽ xuất phát từ việc sử dụng những sức mạnh của Mỹ và Ấn Độ với tư cách là những xã hội ngày càng năng động, tích cực và công nghệ cao, Khi Mỹ đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế, nó có thể liên kết với Ấn Độ, nơi khởi nguồn của một số trong những sáng kiến mang tính đổi mới nhất của thế giới: sản xuất nhiên liệu sinh học, mở rộng sử dụng khí tự nhiên nén trong vận tải công cộng và công ty năng lượng gió.

Thách thức lớn thứ tư là phối hợp với Ấn Độ một cách có hiệu quả hơn để thức đẩy tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Việc ủng hộ những người vẫn chưa có được sự bảo đảm chắc chắn quyền được vài tỏ quan điểm của mình trong chính phủ của họ cần phải là thành phần thiết yếu của quan hệ Mỹ-Ấn mới. Việc thực sự hành động tiến tới thúc đẩy dân chủ sẽ đòi hỏi những lối tư

duy mới, và cả hai nước sẽ cần có một số lựa chọn cứng rắn, xứng với trách nhiệm toàn cầu của hai quốc gia.

Cuối cùng, quan hệ tam giác Mỹ-Ấn-Trung sẽ có một tác động quan trọng đến quan hệ song phương Mỹ-Ấn Độ. Với sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc, Mỹ xem Trung Quốc là quốc gia có thể đe dọa đến vị trí bá quyền hiện nay của Mỹ nhất. Trung Quốc là quốc gia cộng sản lớn nhất hiện nay. Mỹ là nước tư bản lớn nhất. Và Ấn Độ là nước dân chủ lớn nhất. Theo hệ tư tưởng lẽ dĩ nhiên Mỹ sẽ xem Ấn Độ là một đồng minh có khả năng cân bằng sức mạnh với Trung Quốc tại khu vực Châu Á. Thách thức lớn cho cả ba bên là làm thế nào cân bằng được về chính trị, an ninh và kinh tế để tránh xảy ra những xung đột gay gắt ảnh hưởng đến từng quốc gia.

Tổng thống Barack Obama nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2009, đã rất coi trọng quan hệ với Ấn Độ. Ông nói: cả Mỹ và Ấn Độ đều là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, vì thế quan hệ hợp tác chống khủng bố giữa hai nước dựa trên quan tâm chung, ông cũng muốn tăng cường quan hệ an ninh, quân sự với Ấn Độ. Tổng thống Obama cho rằng, Ấn Độ có nhiều khả năng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cần nói chung và tăng trưởng kinh tế Mỹ nói riêng, và vì thế phát triển quan hệ với Ấn Độ là một nhân tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của ông.

Có thể nói, sự phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ mới trong thập kỷ qua là một trong những diễn biến có ý nghĩa và tích cực nhất trong hoạt động chính trị quốc tế. Thứ trưởng quốc phòng R.Nicholas Burns từng khẳng định: Cơ hội và thách thức lớn của chúng ta là những gì chúng ta làm với Ấn Độ và cách thức chúng ta làm cho nước này hành động để đáp ứng những hy vọng của chúng ta về an ninh và hòa bình toàn cầu [16,tr.52].

Cả hai nước cần thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, minh bạch, thận trọng và có thể xác định được. Có như vậy, quan hệ Mỹ-Ấn trong tương lai sẽ phát triển toàn diện hơn. Đối với cả hai nước, việc chấp nhận nhân nhượng trong quan hệ song phương sẽ trở thánh nguyên tắc quan trọng cho mối quan hệ tương lai.Tóm lại, Mỹ và Ấn Độ sẽ là các đối tác thân cận của nhau trong nhiều vấn đề, nhưng cũng sẽ có các cách khác nhau khi giải quyết nhiều vấn đề.

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay (Trang 78)