5. Bố cục đề tài:
2.3.2 Quan hệ đầu tư
Ấn Độ là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh bạch và tự do nhất trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. 100% vốn FDI được cấp phép theo chương trình Automatic Route, ở tất cả các lĩnh vực
hoạt động, trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ trước khi đầu tư. Theo cách cấp phép tự động này, các nhà đầu tư chỉ phải trình báo với Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày số vốn đầu tư được chuyển vào trong nước. Ấn Độ tìm kiếm nguồn vốn FDI lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp Ấn Độ, thông qua các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực sản xuất và các dự án có khả năng tạo thêm việc làm ở qui mô lớn.
Nguồn FDI hàng năm đổ vào Ấn Độ từ các nước tăng khoảng 100 tỷ USD trong năm 1990-1991 đến gần 3 tỷ SD trong năm 2000-2001 và trên 19 tỷ trong năm 2010-2011. Thị phần FDI của Mỹ vào Ấn Độ trong tháng 3/2011 đạt tới 9.4 tỷ USD. Theo Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, khoảng 7.5% FDI tại Ấn Độ từ năm 2000 đến từ các công tỵ của Mỹ, trong những năm gần đây, các công ty lớn của Mỹ như Microsoft, Dell, Oracle, và IBM đã đầu tư hàng tỷ USD vào Mỹ. Wisconsin Harley-Davidson gần đây đã mở một xí nghiệp sản xuất xe gắn máy tại bang Haryana phía Bắc Ấn Độ, đây là xí nghiệp lớn thứ hai ngoài Mỹ. Ngoài ra còn có công ty Michigan Ford Motor đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Ấn Độ bằng cách đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy mới tại Gujarat. Năm 2011, Boeing của tại Ấn Độ dự tính chi ra 150 tỷ USD để mua máy bay phục vụ hơn 1.300 hành khách trong 2 thập kỷ tới. Ấn Độ cũng là một trong những nhà đầu từ phát triển mạnh tại Mỹ. Chính quyền tại Mỹ báo cáo tỷ lệ vốn đầu tư từ Ấn Độ tăng hàng năm khoảng 53%, đạt gần 4.4 tỷ USD trong năm 2009. Một trong những nhà đầu tư quan trong của Ấn Độ là Tập đoàn Tata, thuê khoảng 19.000 nhân viên từ Mỹ [75,tr.75]. Các nhà đầu tư từ Mỹ đang rất tin tưởng vào nền kinh tế phát triển mạnh của Ấn Độ. Sự hợp tác gia tăng giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực kỹ thuật và tính dân chủ, luật lệ và các hoạt động kinh doanh trong nước khiến hai quốc gia trở thành những đối tác kinh doanh thân thiết của nhau
Hiện tai, Ấn Độ đang thúc Mỹ tiến hành các cuộc đàm phán về Hiệp ước đầu tư song phương (BIT). BIT được xem như là bước đầu tiên bước vào Thỏa thuận thương mại tự do (FTA). Thêm vào đó, BIT giữa Mỹ và Ấn Độ có thể thúc đẩy nhiều hơn dòng FDI giữa hai quốc gia. Các cuộc hội đàm sơ bộ đã được tổ chức vào năm 2009. Có lẽ Mỹ đang bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh đa phương khi Ấn Độ đang tiến đến các thỏa thuận thương mại toàn diện với hàng rào thuế quan nhập khẩu vào Ấn thấp hơn từ các quốc gia khác như Nhật Bản và Malaysia [75,tr.78]. Một bước tiến nhanh hơn trong BIT của Mỹ - Ấn có thể đưa ra một triển vọng cho các nhà đầu tư Mỹ, cũng như bảo đảm cho những nước Châu Á nào muốn một cam kết về một vai trò kinh tế lâu dài trong khu vực. Trong suốt thời gian Diễn đàn chính sách thương mại Mỹ-Ấn diễn ra tại Washington, DC, tháng 6/2011, chuyến thăm của Bộ trưởng thương mại Ấn Độ Anand Sharma và Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk đã đồng ý “các thỏa thuận kỹ thuật nhanh chóng cho một kết luận sớm nhất” của BIT. Ngày 14/6/2012, Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn Độ lần 3 đã diễn ra tại thủ đô Washington. Cuộc gặp mặt có Ngoại trưởng Ấn Độ S.M.Krishna cùng người đồng cấp chủ nhà Hillary Clinton và các quan chức khác. Tại cuộc gặp, bà Clinton khẳng định hai bên cần sớm thúc đẩy việc ký kết hiệp ước đầu tư song phương, cải thiện kim ngạch thương mại (dự đoán đạt khoảng 100 tỉ USD năm nay).