Chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay (Trang 36)

5. Bố cục đề tài:

2.1.2.Chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Nhìn từ góc độ lịch sử và văn hóa, trong lịch sử, Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ giáo và Phật giáo, đa số các nước Nam Á có quan hệ rất chặt chẽ với tầng lớp dân chúng, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ với Ấn Độ. Về sức mạnh tổng hợp quốc gia, Ấn Độ đứng đầu Nam Á, dân số, diện tích lãnh thổ, thực lực kinh tế và quân sự đều vượt qua tổng số của các nước Nam Á khác cộng lại. Do nguyên nhân vị trí địa lý, lịch sử và chính trị như vậy, Ấn Độ coi Nam Á là phạm vi thế lực không thể tranh cãi của mình, không cho phép thế lực bên ngoài xâm nhập.

Sau 1991, Ấn Độ vẫn giữ nguyên mục tiêu chiến lược củng cố và phát huy vai trò nước lớn trong khu vực, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của các nước lớn khác ở khu vực này. Tuy nhiên, đến thời kỳ này Ấn Độ đã thay thế chính sách đối ngoại có phần áp đặt, dựa vào thế nước lớn trước đây bằng một chính sách đối ngoại mềm dẻo, cởi mở và hào hiệp trong quan hệ song

phương với từng nước cũng như đối với Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC)

Những bước đi tích cực của Ấn Độ trong việc giải quyết những bất đồng đã tồn đọng trong nhiều năm trước đây như việc điều chỉnh hiệp ước hữu nghị và hợp tác ký từ năm 1950 với Nêpal, việc ký hiệp định 30 năm về vấn đề phân chia nguồn nước sông Hằng với Bangladesh theo chiều hướng có lợi cho những nước này cũng như sự giúp đỡ viện trợ về mặt kinh tế cho các nước nhỏ trong khu vực và sự thiện chí của Ấn Độ trong các hoạt động của SAARC đã được các nước nhỏ trong khu vực đánh giá cao. Có thể nói rằng, trừ Pakistan, sau gần 10 năm điều chỉnh chính sách đối ngoại ở khu vực Nam Á, Ấn Độ đã tạo ra được bầu không khí hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, gạt bỏ được những mối lo ngại của các nước trong khu vực, đối với chủ nghĩa dân tộc Đại Hindu của Ấn Độ. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với những nước nhỏ ở khu vực Nam Á cũng không phải là không có những thách thức bởi vì, bên cạnh nhu cầu có được mối quan hệ lánh giềng hữu nghị với Ấn Độ, các nước nhỏ ở Nam Á cũng có nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ở bên ngoài khu vực đặc biệt là các nước lớn và các trung tâm kinh tế để một mặt phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của họ, một mặt làm đối trọng trong quan hệ với Ấn Độ. Về phía các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ đều muốn có vai trò ở khu vực này bởi vì theo đánh giá của những nước này, khu vực Nam Á sẽ là khu vực nhiều tiềm năng vào đầu thế kỷ 21. Vì vậy, Ấn Độ dù muốn hay không thì xu hướng các nước nhỏ ở Nam Á quay sang mở rộng hợp tác với các nước ngoài khu vực, trước hết là các nước lớn và trung tâm kinh tế là điều không tránh khỏi.

Đối với các nước lớn, Ấn Độ cũng có những thay đổi trong chính sách của mình. Xu thế hòa dịu của thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh đã khiến các nước lớn đều phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại trên cơ sở tính toán lại những lợi

ích của mỗi nước. Trong bối cảnh trên, việc triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ với các nước lớn trong gần một thập kỷ qua đã diễn ra khác thuận lợi và kết quả thu được cũng rất khả quan.

Sau mấy năm đầu hụt hẫng và lúng túng khi Liên Xô vừa mới sụp đổ, Ấn Độ và Công hòa Liên Bang Nga đã củng cố lại mối quan hệ hữu nghị truyền thống qua chuyến thăm Ấn Độ của tổng thống Nga Elsin vào năm 1993 và chuyến thăm Nga của thủ tuớng Ấn Độ Narasimha Rao vào năm 1994 cũng như những chuyến thăm của quan chức cấp cao hai nước sau đó. Mối quan hệ “đối tác chiến lược” mà hai nước đạt được trong thời kỳ này cũng tốt đẹp như mối quan hệ đồng minh chiến lược mà hai nước đã xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng được triển khai theo một phương thức thực tiễn hơn và với một vị trí độc lập của Ấn Độ so với thời kỳ trước.

Trong điều kiện trật tự thế giới hai cực đã tan rã, thế giới đang dần chuyển sang trật tự đa cực và Mỹ là siêu cường duy nhất đang tìm cách dẫn dắt thế giới đi theo mô hình của mình thì sự phối hợp giữa những nước lớn như Cộng hòa Liên Bang Nga và Cộng hòa Ấn Độ là một xu hướng tất yếu để kềm chế sự ảnh hưởng của Mỹ lên từng quốc gia. Vì vậy, trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Ấn Độ vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ thân thiết với Liên Bang Nga và mối quan hệ giữa hai nước chắc chắn là sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp.

Nhu cầu xây dựng mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng để tập trung vào việc phát triển kinh tế xã hội ở trong nước của Ấn Độ cũng phù hợp với như cầu của Trung Quốc trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc và Ấn Độ đã mau chóng vượt qua mối quan hệ căng thẳng và thù địch trước đây để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn. Với hai hiệp đinh quan trọng mà hai nước đã đạt được trong thời gian này là “Hiệp định duy trì hòa bình và yên tĩnh dọc đường kiểm soát thực tế (LAC)” ký năm 1993 trong chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Ấn Độ

Narasimha Rao và “Hiệp định xây dựng lòng tin” ký năm 1996 trong chuyến thăm Ấn Độ của chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, hai nước đã đi đến thỏa thuận quan trọng là tạm gác những vấn đề tranh chấp biên giới sang một bên để tập trung xây dựng và phát triển các mối quan hệ khác, tạo dựng một bầu không khí hòa bình, ổn định dọc biên giới cũng như mối quan hệ láng giềng hữu nghị hai bên. Mặc dù những vụ thử hạt nhân của Ấn Độ vào tháng 5-1998 có làm cho mối quan hệ của hai nước bi xấu đi nhưng cuối cùng vì những lợi ích lâu dài, cả hai nước đều có nhưng bước đi tích cực để cải thiện mối quan hệ. Đối với Trung Quốc, quan hệ an ninh ngày càng mật thiết giữa Hoa Kỳ với Ấn Độ là một đối trọng tiềm tàng với ảnh hưởng ngày một tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Sau sự kiện ngày 11/9/2001, chính sách của Mỹ với khu vực Nam Á có một số thay đổi trong thứ tự ưu tiên. Với chiến dịch tập hợp lực lượng chống lại quân Taliban và Afganishtan được Mỹ cho là ủng hộ và nuôi dưỡng thế lực khủng bố do Bin Laden cầm đầu, do vị trí và ảnh hưởng đối với lực lượng Taliban ở Afganishtan, Pakistan lại giành trở lại vị trí trung tâm trong chính sách của Mỹ với khu vực, ít ra là trong giai đoạn hiện nay. Do tập trung vào chiến dịch chống khủng bố ở Nam Á, Mỹ phải bắt tay với chính quyền quân sự của tướng Musharraf ở Pakistan. Giai đoạn này được xem như là thời kỳ cho mối quan hệ gần hơn giữa Mỹ và Pakistan và sự giảm sút trong mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ. Ấn Độ đã bị làm cho tức giận bởi mặc dù là một quốc gia dân chủ và ủng hộ các chính sách của Mỹ, nhưng dường như sự tập trung cũng như ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến chống khủng bố xuyên biên giới của quốc gia này bị phớt lờ. Điều này cũng tạo nên làn sóng căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan và các hoạt động khủng bố ngày một tăng ở Ấn Độ. Bầu chiến tranh bao trùm toàn Nam Á, cả Ấn Độ và Pakistan đều buộc tội nhau và tập trung quân đội dọc theo biên giới. Với lập trường về năng lực hạt nhân của

hai nước, Mỹ đã gây áp lực lên cả hai nhằm làm giảm căng thẳng và bắt đầu một cuộc đối thoại để giài quyết tranh cãi giữa hai nước. Ấn Độ cảm thấy lo lắng và thất vọng về Mỹ, bởi nước này không có bất kỳ hành động nào kỷ luật với Pakistan, hay ủng hộ sự ứng cử của Ấn Độ để có một vị trí trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc; hơn thế nữa, Mỹ còn tuyên bố Pakistan là liên minh các nước ngoài NATO quan trọng của Mỹ.

Rõ ràng là, sự kiện 11/9/2001 đã đẩy chính sách của Mỹ ở khu vực Nam Á, đặc biệt với Pakistan theo hướng hoàn toàn không có lợi cho Ấn Độ. Lo ngại Mỹ sẽ nới lỏng chính sách với Pakistan, hiện Ấn Độ đang ráo riết vận động nhằm tăng cường cuộc đấu tranh chống khủng bố trên toàn thế giới. Mục tiêu của Ấn Độ là nhằm vào Pakistan và các hoạt động chống lại Ấn Độ do Pakistan hậu thuẫn ở Kashmir. Trong bối cảnh Mỹ và đồng minh đang tập trung đối phó với tình hình ở Afganishtan hiện nay, những cố gắng này của Ấn Độ không được Mỹ và các nước khác nhiệt tình ủng hộ.

Tuy nhiên, với vai trò là một nước lớn đang phát huy ảnh hưởng về mọi mặt, Ấn Độ biết rằng không thể mù quang chạy theo chiến lược châu Á của Mỹ. Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh tới nay, Ấn Độ đã dần hoàn thiện chiến lược an ninh và ngoại giao trỗi dậy của mình, chế định chính sách và biện pháp tương ứng, Ấn Độ chủ trương phát triển thế giới đa cực hóa, kiên trì chủ nghĩa đa phương trong các công việc quốc tế. Ấn Độ ủng hộ kế hoạch phòng thủ tên lửa của chính quyền Bush, tích cực thúc đẩy hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân dụng, khoa học kỹ thuật cao và kỹ thuật không gian, tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quân sự và an ninh, nhưng Chính phủ Ấn Độ tuyên bố rõ, Ấn Độ không cùng bất cứ nước nào hợp tác khai thác hệ thống phòng thủ tên lửa, Ấn Độ sẽ tự nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tên lữa của nước mình. Mỹ luôn hi vọng Ấn Độ có thể phái lực lượng duy trì hòa bình tới Iraq nhưng Ấn Độ đã từ chối

khéo léo, kiên trì cho rằng phải được sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc. Mỹ phản đối kế hoạch đường ống dẫn khí đốt của Ấn Độ, Pakistan và Iran, trong khi Ấn Độ lại quan tâm tới an ninh năng lượng của nước mình và kiên trì tiếp tục đàm phán với Iran và Pakistan mặc mọi phản đối từ Mỹ.

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay (Trang 36)