Việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay (Trang 41)

5. Bố cục đề tài:

2.2.1.Việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ

Đối với Mỹ, một quốc gia “chưa bao giờ là kẻ thù, nhưng cũng chưa bao giờ là bạn của Ấn Độ trong suốt hơn 4 thập kỷ của cuộc chiến tranh lạnh”[46]. Việc điều chỉnh chính sách đối ngoại với Mỹ sau Chiến tranh lạnh đã trở thành một trong những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước lớn. Do lợi ích chiến lược khác nhau, do sự bất đồng trên nhiều vấn đề có tính nguyên tắc (vấn đề chiến tranh và hòa bình, giải trừ quân bị, giải quyết xung đột trên thế giới…) trong suốt 4 thập kỷ qua, mối quan hệ Mỹ- Ấn Độ hầu như luôn ở trong tình trạng lạnh nhạt hoặc căng thẳng. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ hai nước được mô tả như “những cơ hội bị bỏ lỡ” [75, tr.6]. Quan hệ Mỹ và Ấn Độ đã có nhiều bước tiến chuyển tốt hơn như Ấn Độ tiếp đón nhiều quan chức và phái đoàn quân sự cao cấp Mỹ đến Ấn Độ; đồng ý cho Mỹ sử dụng tuyến hành lang trên không, cho phép máy bay vận tải của Mỹ hạ cánh và tiếp dầu ở Bombay…

Năm 1991, chỉ huy không quân Mỹ Claude M. Kickleighter đã đến thăm Ấn Độ và đưa ra đề nghị đào tạo và trao đổi giữa hai quân đội. Trong những năm 1990, đặc biệt là sau khi Ấn Độ tuyên bố chính sách cải cách kinh tế, quốc gia này được xem như một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp Mỹ. Mặc dù còn thiếu một cơ cấu chính sách toàn diện, hợp tác an ninh cũng tăng cường trong giai đoạn này. Suốt cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, chính phủ Ấn Độ đã trao quyền được tiếp nhiên liệu cho quân đội Mỹ trên tuyến đường

từ Thái Bình Dương đến Trung Đông. Trong năm 1996-1997, hải quân hai nước đã có những buổi tập trận cùng nhau tại Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, mối quan hệ này lại bị tạm dừng vì vụ thử thành công hạt nhân của Ấn Độ năm 1998.

Thế nhưng, đến tháng 3-2000, tổng thống Mỹ Bill Clinton có một chuyến công du đến Ấn Độ, đánh dấu một thời kỳ hợp tác mới giữa Ấn Độ và Mỹ. Hai bên đã nhất trí về các vấn đề ở Nam Á phải do các nước trong khu vực tự giải quyết, hai nước đã thảo luận về phương hướng tăng cường mối quan hệ song phương, và những vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình này, Ấn đô vừa linh họat nhằm phá vỡ sức ép của Mỹ, Ấn Độ không hài lòng với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ (đặc biệt là chính sách đối với Pakistan), không đáp ứng yêu cầu của Mỹ trong việc gửi quân sang Iraq đồng thời có chung quan điểm các nước lớn khác về xây dựng trật tự thế giới đa cực. Mấy năm gần đây, Mỹ tuy đã cả thiện quan hệ với Ấn Độ, nhưng Mỹ không muốn thấy một Ấn Độ hùng mạnh chiếm cứ khu vực Nam Á, kiểm soát Ấn Độ Dương và tạo nên mối đe dọa đối với Mỹ. Ấn Độ cũng nhận thức rõ chiến lược Nam Á và toàn cầu của Mỹ.

Sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc ở vị trí vừa kiềm chế vừa hợp tác. Trong khi đó, Ấn Độ được đánh giá là ngày càng có vai trò quan trọng, không chỉ ở Nam Á, mà còn đang dần khẳng định ảnh hưởng ở cả khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Cải cách kinh tế của Ấn Độ đạt được nhiều thành công. Sau vụ thử hạt nhân năm 1998, Ấn Độ đã trở thành một nước có vũ khí hạt nhân với lực lượng quốc phòng tương đối mạnh.

Do sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc và vai trò đối với ổn định và an ninh ở Châu Á-Thái Bỉnh Dương, quan hệ với Trung Quốc vẫn được Mỹ đặc biệt coi trọng bất chấp những bất đồng, nhưng trên thực tế cả Mỹ và Ấn Độ vẫn có lợi ích chung trong việc kiềm chế Trung Quốc. Do giáp với khu

vực Đông Á, đồng thời ở vị trí kiểm soát vùng biển Ấn Độ Dương, cửa ngõ đi vào khu vực Trung Đông giàu có về dầu lửa, về mặt chiến lược, cải thiện quan hệ với Ấn Độ sẽ giúp Mỹ củng cố vị trí ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Hơn nữa, những thay đổi của các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là những động thái trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh có tác động trực tiếp đến quan hệ Mỹ- Ấn Độ. Từ năm 1989, quân đội Liên Xô cũng không còn có mặt ở Afganishtan. Đây là điều kiện khách quan buộc Mỹ phải đánh giá lại tầm quan trọng của liên minh với Pakistan. Ấn Độ và Pakistan có lịch sử quan hệ đặc biêt mà theo đó kể từ khi pakistan ra đời cho đến nay hai nước chưa bao giờ có quan hê bình thường. Vì những mâu thuẫn tôn giáo và tranh chấp lãnh thở mà cả hai đều coi nhau là kẻ thù.

Sau chuyến thăm tháng 3/2000 của Tổng thống Bill Clinton, nhiều chuyến thăm cấp cao song phương diễn ra. Do không muốn mất một đồng minh Pakistan, trong chuyến viếng thăm đó, Tổng thống Mỹ buộc phải quyết định dừng chân vài giờ ở Pakistan. Việc đặt Ấn Độ lên trên Pakistan chúng tỏ sự chuyển hướng từ phía Mỹ, nhìn nhận và coi trọng hơn vai trò của Ấn Độ.

Tuy nhiên, sự kiện 11/9/2001 đã đưa quan hệ Mỹ với Nam Á sang một hướng mà Ấn Độ không hề mong đợi: Pakistan lại trở về vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực. Tuy nhiên, về lâu dài, sau khi chuến dich chống Afganistan lắng xuống, Mỹ sẽ lại phải cân nhắc quan hệ của mình với Ấn Độ và Pakistan. Một điều chắc chắn là Mỹ sẽ phải tính đến vị thế của Ấn Độ trong bối cảnh thay đổi cụ thể quan hệ giữa các nước lớn trên bàn cờ tranh giành quyền lực trên thế giới.

Thời gian đầu trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, mối quan hệ Mỹ- Ấn có phần lạnh nhạt. Nhà ngoại giao Ấn Độ Kanwal Sibal than phiền “Mối

quan hệ Mỹ-Ấn được thiết lập theo chiếu hướng phát triển có phần bị giảm đi đáng kể khi Tổng thống Obama thay cho Tổng thống Bush”[66,tr.7]. Theo học giả người Ấn Độ có viết trên tuần bao Newsweek vào tháng 4/2010, ông cho rằng Tổng thống Obama đang rất khó khăn trong việc duy trì tiến trình của người tiền nhiệm, bao gồm cả việc Tổng thống G.W.Bush thúc đẩy sự gần gũi hơn giữa Mỹ với Ấn Độ [66, tr.7]. Mối bận tâm hiện nay của Tổng thống về Trung Quốc và Trung Đông đã làm cho chính quyền Obama dành rất ít quan tâm cho Ấn Độ. Lời than phiền của chính giới Ấn Độ dường như có tác dụng khi Tổng thống Obama có chuyến công du tới Ấn Độ trong ba ngày từ ngày 6/11-9/11/2010. Trong các bài phát biểu tại Ấn Độ, Tổng thống đã nhắc đi nhắn lại cụm từ "xác định mối quan hệ đối tác của thế kỷ 21". Nguyên nhân Mỹ đề cao quan hệ với Ấn Độ là vì địa vị của Ấn Độ trong chiến lược toàn cầu của Mỹ đang tăng lên. Ấn Độ Dương là con đường vận chuyển trên biển quan trọng của Mỹ, còn vị trí chiến lược trên tiểu lục địa Nam Á của Ấn Độ cũng rất quan trọng đến an ninh của việc vận chuyển năng lượng và các hoạt động hải quân của Mỹ. Ngoài ra, những hành động chống khủng bố của Mỹ tại Afghanistan và Pakistan cũng cần phải có Ấn Độ phối hợp trợ giúp. Hơn nữa, Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia có số người theo đạo Hồi khá lớn trên thế giới, nâng cao quan hệ với Ấn Độ cũng là một hành động cụ thể để cải thiện mối quan hệ với thế giới Hồi giáo mà Tổng thống đương nhiệm Obama muốn thực hiện. Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân trên, nhiều người còn dự đoán rằng, Mỹ muốn nâng cao quan hệ với Ấn Độ còn có một mục tiêu chiến lược khác, đó chính là kìm hãm sức mạnh càng ngày càng lớn của Trung Quốc [66,tr.7].

Quan hệ đối tác chiến lược nảy sinh từ lúc tổng thống Bill Clinton thực hiện chuyến công du lịch sử đến Nam Á tháng 3/2000. Chuyến viếng thăm tạo cơ sở lợi ích chung của hai nước về cả kinh tế lẫn chính trị, và nhân dịp

này, hai bên nhất trí tổ chức những cuộc gặp gỡ cấp cao để tiến hành đối thoại về các lĩnh vực hợp tác. Tháng 9/2000, Thủ tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpayee đến thăm Hoa Kỳ đáp lễ, ông gọi Mỹ là “đồng minh tự nhiên” của nước mình. Đây là sự kiện đặc biệt, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, mang lại cơ hội mở rộng quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Trong những năm 1990, quan hệ Mỹ-Ấn từng trải qua những thăng trầm nhưng băng giá nhất là sau khi Ấn Độ thử hạt nhân và trở thành nước có vũ khí hạt nhân năm 1998. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và việc Ấn Độ tích cực ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã tạo cơ hội làm ấm lại quan hệ hai nước trong những năm đầu thế kỷ XXI. Ngay sau vụ tấn công đó, Ấn Độ lập tức bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với mọi biện pháp mà Mỹ tiến hành, kể cả cho phép Mỹ sử dụng căn quân sự để chống khủng bố. Ngày 22/9/2001, Tổng thống Bush đáp lại thiện chí bằng cách bãi bỏ lệnh trừng phạt Ấn Độ theo quy định của Hiệp ước không Phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) khi Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân tháng 5/1998. Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 11/2001 giữa tổng thống Bush và Thủ tướng Vajpayee tiêu biểu cho quan hệ biến đổi nhanh chóng giữa hai nước, từ đó có bước tiến lớn về hợp tác an ninh, thí dụ như cuộc họp tháng 12/2001 giữa quan chức Ấn Độ và Mỹ ở New Dehli để vạch kế hoạch phòng thủ chung dựa trên đối thoại đều đặn ở cấp cao. Hợp tác được đẩy mạnh trong năm 2002 và 2003, bao gồm tập trận chung, thăm hỏi nhau và trao đổi, cộng tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, ký kết nhiều dự án kinh tế và phát triển xã hội. Trong năm 2001, có nhiều chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa các lãnh đạo hai nước: Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Jaswant Singh thăm Washington hai lần vào tháng 2 và tháng 10 năm 2001. Trong cả hai chuyến thăm này, ông đã nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của Tổng thống Bush. Trong các chuyến công du này, ông Jaswant Singh cũng đã tiếp xúc với

Phó Tổng thống cheney, Bộ trưởng Ngoại giao Colin Powell, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và Cố vấn an ninh Condoleezza Rice. Ngoài việc đề cập đến hàng loạt các vấn đề song phương, các thảo luận còn đề cập đến hậu quả của các sự kiện ngày 11/9/2001 và tác động của sự kiện đó đến quan hệ Mỹ-Ấn Độ.

Ngày 21/9/2004, Tổng thống Bush và Thủ tướng Ấn Độ lúc này là Mammohan Singh, gặp nhau lần đầu tiên bên lề Đại Hội đồng Liên hiệp quốc, bàn về chống khủng bố và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thủ tướng Ấn Độ nhận xét rằng, quan hệ giữa hai nước đã phát triển đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng thống Bush sau cuộc gặp này nêu rõ, quan hệ song phương chưa bao giờ tốt đẹp như tại thời điểm này. Cả hai nhà lãnh đạo nhất trí các chính sách khuyến khích hội nhập giữa hai nền kinh tế và với nền kinh tế toàn cầu sẽ đem lại cơ hội mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế của họ.

Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Condolezza Rice và chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ronald Rumsfeld vào tháng 12/2004, Mỹ đã đưa ra kế hoạch để giúp Ấn Độ trở thành cường quốc trong thế kỷ XXI và đồng ý bán máy bay chiến đấu F16, thậm chí là F18 cho Ấn Độ với số lượng không hạn chế. Nhiều nhà quan sát nhận định, trong bối cảnh Trung Đông và Trung Á có nhiều biến động, Ấn Độ với vai trò nổi bật ở Nam Á đã trở thành mối quan tâm mới của các nhà hoạch định chiến lược Mỹ. Nhiều quan điểm cho rằng, Mỹ muốn dựa vào Ấn Độ để bao vây, kiềm chế Trung Quốc, biến Ấn Độ thành đối trọng với Trung Quốc tại khu vực, phục vụ cho mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ [19].

Như vậy, các chuyến viếng thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld vào tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Ngoại giao Rice vào tháng 3 năm 2005 đã cho thấy, Mỹ coi quan hệ của mình với Ấn Độ là một triển vọng

chiến lược vì thế mang lại một khuôn khổ cho sự hợp tác lớn hơn giữa hai nước trong nhiều vấn đề. Trong chuyến thăm Washington vào 7/2005 của Thủ tướng Manmohan Singh, cả hai đại diện quốc gia đã ký kết Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn. Việc ký kết một khuôn khổ mới cho Quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn Độ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld và Bộ trưởng Quốc phòng Mukherjee mang lại nhiều động lực cho quan hệ song phương. Liên tục sau đó, hai bên tiếp tục diễn ra các cuộc thăm hỏi giữa các lãnh đạo hai bên. Tổng thống Mỹ Barack Obam đã ca ngợi mối quan hệ song phương là “một trong những quan hệ đối tác định hình thế kỷ XXI”[37] trong buổi tiếp Thủ tướng Ấn Độ. Hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, thay đổi khí hậu, đến thương mại và giáo dục. Tổng thống Mỹ phát biểu “Hai nước chúng ta là hai nhà lãnh đạo toàn cầu, có động lực không phải để chiếm ưu thế trong quan hệ với các quốc gia khác, mà để xây dựng một tương lai vì an ninh và thịnh vượng cho mọi dân tộc”[37].

Vào tháng 7 năm 2008, khi được hỏi về các lĩnh vực mà Tổng thống Obama quan tâm để phát triển quan hệ Mỹ-Ấn Độ khi ông trở thành tổng thống, ông nói “Tôi tin tưởng là Mỹ và Ấn Độ phải hợp tác cùng nhau để chống lại các đe dọa chung trong thế kỷ XXI. Chúng ta đều là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố giữa hai nước chúng ta dựa trên quan tâm chung. Các quan tâm chiến lược của chúng ta đòi hỏi phải tăng cường hợp tác về quân sự. hai nước có chung quan tâm về dân chủ và quy tắc luật, và có thể cùng nhau thúc đẩy dân chủ. Chúng ta có chung quan tâm trong việc chống thay đổi khí hậu toàn cầu. Tôi dự định tăng cường hợp tác năng lượng với Ấn Độ vì thế chúng ta có thể cùng phối hợp giải quyết vấn đề trái đất ấm lên, đe dọa hành tinh của chúng ta. Chúng ta cũng có chung quan tâm trong chống sự lây lan của bệnh tật, trong đó có HIV/AIDS. Và chúng ta có chung quan tâm trong

chống đói nghèo toàn cầu. Ấn Độ có nhiều khả năng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chương trình nghị sự của chúng ta nên bao gồm cả việc tăng cường quan hệ kinh tế. tôi cũng muốn lĩnh vực nông nghiệp được ưu tiên thích đáng trong quan hệ của chúng ta, khi mà Ấn Độ theo đuổi mục tiêu “Cuộc cách mạng xanh lần hai” của mình. Tôi cũng mong muốn tăng cường hợp tác đào tạo trong các lĩnh vực như khoa học, y tế và công nghệ thông tin” [16,tr.51]. Như vậy, quan điểm của Chính quyền Tổng thống Obam về quan hệ Mỹ-Ấn Độ sẽ tập trung giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu, sự suy sụp của ngành nông-công nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, giải quyết đói nghèo, giải quyết cuộc chạy đua vũ khí thường và vũ khí hạt nhân ở châu Á, sự gia tăng xung Đột về tôn giáo và sắc tộc. tổng thống Barack Obam phải thay đổi nền tảng cơ bản của quan hệ Mỹ-Ấn Độ từ một quan hệ đối tác chiến

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay (Trang 41)