Định hướng phát triển Kinh tế Xã hội:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 46)

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

3.1.3. Định hướng phát triển Kinh tế Xã hội:

1. Dân số:

Dân số toàn huyện đến ngày 1/4/2009 là 213.066 người, trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm khoảng 80% dân số; dân tộc Mường, Thái chiếm 20%. Mật độ dân số 709 người/km2, gấp 2,1 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh Thanh Hoá (330 người/km2), và 2,8 lần mật độ dân số trung bình cả nước (252 người/km2).

Bảng 3- 1: Diễn biến dân số năm 2001 - 2009 Hạng mục ĐVT 2001 2005 2006 2008 2009 1. Dân số TB người 233164 220897 218895 214759 213066 Phân theo giới tính - Nam người 116115 109703 108613 106181 105322 - Nữ người 117049 111194 110282 108578 107744 Phân theo thành thị, nông thôn

- Thành thị người 18220 19519 19730 20641 20609 - Nông thôn người 214944 201378 199165 194118 192457 2. Tỷ lệ sinh %o 13,80 10.4 10.3 10.3 11.7

3. Tỉ lệ chết %o 4,90 5.3 4.9 5.3 5.0

4. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên %o 8.9 5.1 5.4 5.0 6.7

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thọ Xuân)

Về phân bố dân cư: hầu hết dân cư của huyện sống ở địa bàn nông thôn, chiếm trên 90,3% dân số toàn huyện; dân số thành thị chiếm 9,7%, thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh (9,8%) và thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (27%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thọ Xuân trong những năm qua còn thấp.

2. Lao động, việc làm, đời sống dân cư

Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2001 gần 108 nghìn người (chiếm 46,3% dân số), năm 2005 tăng lên gần 131 nghìn người (chiếm 59,3%), và tới năm 2009, số lao động trong độ tuổi là 130 ngàn người, chiếm tỷ lệ 61% dân số. Hiện có 116,9 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, chiếm 90% lao động trong độ tuổi.

Trong những năm qua, cơ cấu lao động các ngành đang chuyển dịch mạnh mẽ. Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệpnăm 2001 chiếm 68,3%, tới năm 2009 chỉ còn 62,1%. Lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng từ 22,5% năm 2001, tăng lên 26% năm 2009. Tương tự, lao động trong ngành dịch vụ từ 9,2% năm 2001, tăng lên 11,9% năm 2009.

Bảng 3- 2: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

Đơn vị: người,% Hạng mục 2001 2005 2006 2008 2009 Tổng số LĐ trong độ tuổi 107955 130991 131774 129907 130076 Tỷ lệ so với dân số (%) 46.3 59.3 60.2 60.5 61.0 Số LĐ đang làm việc 86364 114424 116101 116332 116866 - LĐ trong ngành NLN, TS 58987 76035 75827 73495 72520 - LĐ trong ngành CN-XD 19432 26506 27540 29456 30394

- LĐ trong ngành DV 7945 11883 12734 13381 13952 Cơ cấu lao động (%) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 - LĐ trong ngành NLN, TS 68.3 66.5 65.3 63.2 62.1 - LĐ trong ngành CN-XD 22.5 23.2 23.7 25.3 26 - LĐ trong ngành DV 9.2 10.4 11 11.5 11.9 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 30.2 26.2 23.2 19.2 11.72

( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thọ Xuân)

Nguồn nhân lực của huyện mặc dù đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên cơ cấu lao động trong nông lâm nghiệp vẫn cao, trong ngành công nghiệp xây dựng và du lịch còn thấp.

Đời sống của nhân dân trong huyện ngày càng nâng cao:

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm rất nhanh, năm 2001 là 30,2% đã giảm dần năm 2005 là 26,2% và tới năm 2009 chỉ còn 16,2%, đến năm 2010 ước còn khoảng 13,0%.

Tỷ lệ người dân được ở trong những căn nhà xây dựng kiên cố, đàng hoàng ngày càng tăng lên, từ chỗ chỉ có 10,8% dân số được sống trong nhà kiên cố, thì tới năm 2009, tỷ lệ này là 15,9%.

Tỷ lệ số hộ có máy thu hình tăng tăng từ 75,2% năm 2005, tăng lên 89,3% năm 89,3% năm 2009.

Thu nhập bình quân đầu người, năm 2009 đạt 5,8 triệu đồng, trong khi đó năm 2008 chỉ đạt 5,2 triệu đồng, và ước năm 2010 đạt 6,6 triệu đồng.

3. Tăng trưởng kinh tế

Nhữngnăm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, bằng sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, kinh tế của huyện đã đạt được nhịp độ phát triển ổn định, toàn diện và khá cao.

Về tăng trưởnggiá trị gia tăng:

Năm 2001, tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định) toàn huyện đạt 560.5 tỷ đồng, tăng lên 872 tỷ đồng năm 2005, đạt 1415.9 tỷ năm 2009, và ước đạt 1604 tỷ đồng năm 2010.

Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt bình quân 11,68%/năm, cao hơn mục tiêu đại hội XXIII đề ra 0,61% (tăng 5,48% so với mục tiêu); cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung của tỉnh (của tỉnh là 8,3%/năm); trong đó khu vực nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 8,31%/năm, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 18,41%/năm, khu vực dịch vụ thương mại đạt 12,32%/năm..

Bảng 3- 3: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng và giá trị sản xuất Đơn vị: tỷ đồng, giá CĐ Chỉ tiêu Năm TTTT BQ GĐ 2001 2005 2006 2008 2009 Ước 2010 2001- 2005 2006- 2010 Tổng GTGT (CĐ 560.5 872.0 977.0 1,257. 1,415. 1,604. 11.68 13.20 - Nông – Lâm-TS 267.0 367.4 386.9 427.0 415.4 472.0 8.31 5.10 - Công nghiệp- 100.2 197.0 232.5 332.5 417.6 483.0 18.41 20.06 - Dịch vụ 193.3 307.6 357.6 498.0 582.9 649.0 12.32 16.07 Tổng GTSX (CĐ 1380. 2,139. 2,337. 3,064. 3,509. 3,981. 11.58 14.23 - Nông-Lâm-TS 454.0 726.0 756.5 835.1 812.6 923.3 12.45 5.11 - Công nghiệp- 284.0 640.0 715.2 1,022. 1,284. 1,485. 22.52 20.06 - Dịch vụ 409.0 773.0 866.2 1,206. 1,412. 1,572. 17.25 16.07

(Nguồn: Phòng Thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thọ Xuân)

Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm đạt 13,2%, cao hơn mức tăng trưởng thời kỳ 2001-2005 và cao hơn mức tăng bình quân của tỉnh. Trong đó: tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp đạt 5,1%/năm, công nghiệp-TTCN-xây dựng đạt 20,08%/năm; các ngành dịch vụ thương mại đạt 16,07%/năm,

Về tăng trưởng giá trị sản xuất:

Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) năm 2001 đạt 1380 tỷ đồng, tới năm 2005, đạt 2139 tỷ đồng, tăng trung bình 11,58%. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (22.52%); tiếp theo là ngành dịch vụ thương mại (17.25%).

Ước tới năm 2010, tổng giá trị sản xuất đạt 3981,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì 2006-2010 ước đạt 14,23%/năm, cao hơn hẳn thời kì 2001-2005. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (20,06%); dịch vụ thương mại 16,07%; ngành nông lâm thuỷ sản vẫn giữ được ở mức 5,11%.

Đạt được những kết quả trên là do tác động của các nhân tố chính sau:

- Trong những năm qua huyện luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành trung ương và tỉnh, sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, đồng thời trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi.

- Tiềm năng đất đai và nguồn nước đã được khai thác và sử dụng theo hướng hiệu quả và bền vững hơn; diện tích cây mía được mở rộng; các cây trồng khác như lúa, lạc, đậu tương... vẫn có sự tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng, và có bước đổi mới trong kỹ thuật canh tác.

- Các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh đã tạo thêm nguồn lực quan trọng giúp huyện vượt qua những khó khăn và thu hút thêm các nguồn lực cho đầu tư phát triển trên địa bàn.

- Sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện thời gian qua đã tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của huyện, thúc đẩy việc hình thành các cụm kinh tế tập trung thu hút lao động địa phương.

- Công tác quản lý điều hành cũng có những chuyển biến tích cực, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở nhạy bén, năng động, chỉ đạo cụ thể, sát sao, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình điều hành.

3.2. Tính toán mức tưới cho lúa huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện hiện tại.

Nguyên lý chung để xác định mức tướicho lúa là dựa vào phương trình cân bằng nước giữa lượng nước đến và lượng nước đi, từ đó tìm ra mức tưới trên cơ sở bảo đảm chế độ nước trong ruộng thoả mãn công thức tưới tăng sản. Phương trình cân bằng nước tổng quát như sau:

m + Wo+ Phq = ETo x Kc + Ing + Wth + Wc Trong đó:

+ m: là mức tưới trong giai đoạn ∆t nào đó (mm)

+ Wo: lượng nước sẵn có trong ruộng đầu thời đoạn tính toán ∆t (mm) + Wc: lượng nước trong ruộng cuối thời đoạn tính toán ∆t (mm) + Phq: lượng mưa hiệu quả trong thời đoạn tính toán ∆t (mm) + Wth: Lượng nước tháo đi trong thời đoạn tính toán (∆t)

+ ETo: Lượng bốc hơi tiềm năng được xác định từ các yếu tố khí hậu theo công thức Pen Man.

+ Kc: Hệ số cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố phi khí hậu được lấy theo tài liệu hướng dẫn của tổ chức Fao

+ Ing: lượng nước hao do ngấm trong thời đoạn tính toán (∆t)

Trong tính toán mức tưới cho lúa ở huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa, để bao quát được khu vực thì luận văn tính toán ứng với trạm mưa và khí tượng đại diện là trạm Bái Thượng đảm bảo các tiêu chí chọn trạm.

Tính toán mức tưới cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân ở thời kì

hiện tại

Lúa là loại cây trồng chịu ngập, do đó chế độ tưới là chế độ tưới ngập. Trong quá trình sinh trưởng của lúa trên mặt ruộng sẽ duy trì một lớp nước thích hợp. Theo công thức tưới tăng sản lớp nước này tốt nhất là khoảng 30- 60 mm. Việc tính toán mức tưới cho lúa là dựa trên phương trình cân bằng nước mặt ruộng. Giải phương trình cân bằng nước mặt ruộng, kết hợp với điều kiện ràng buộc ta sẽ xác định được mức tưới.

Luận văn sử dụng phần mềm Cropwat 8.0 để tính toán mức tưới cho cây trồng. Đây là phần mềm tiên tiến nhất hiện nay và được FAO khuyến cáo sử dụng trên toàn thế giới. Sơ đồ khối của phần mềm như sau

a. Nhập dữ liệu về khí hậu (Climate) và tính lượng bốc thoát hơi nước chuẩn ET0

Vào “File”→ “New” → “Climate/ET0” → “Monthly ET0Penman Monteith” để nhập số liệu về khí tượng → ET0.

b. Nhập dữ liệu về mưa (Rainfall)

Vào “File”→ “New” → “Rain” → “Monthly ” để nhập số liệu về mưa → Eff.Rain (Effective rainfall - Lượng mưa hữu hiệu).

Nhập lượng mưa các tháng vào các cột , chương trình chạy ,ta được lượng mưa hiệu quảcột bên cạnh Eff.rain(mm) .

c. Nhập dữ liệu về cây trồng

Kích con trỏ chuột vào “File”→ “New” → “Crop” → “Rice” hoặc “Dry crop”để nhập số liệu về cây trồng.

Dựa theo đề bài mà ta thay các thông số vào bảng tính.

d .Nhập dữ liệu về đất

Vào “File”→ “New” →“Soil” để nhập dữ liệu về đất .

e.Kết quả tính toán yêu cầu nước

Vào “Calculation”→ “Crop Water Requierments” → để xem kết quả yêu cầu nước của các loại cây trồng

Bảng 3- 4: Thời vụ và công thức tưới lúa Vụ Xuân

TT Thời đoạn sinh trưởng

Thời gian Công

thức Hệ số

Từ Đến Số ngày

1 Làm đất- gieo cấy (làm ải) 10/1 29/1 20 30 - 100 1.10 -1.15

2 Cấy – đẻ nhánh 30/1 10/3 40 30 - 100 1.10 -1.50 3 Đẻ nhánh – làm đòng 11/3 25/3 15 30 - 100 1.10 -1.30 4 Làm đòng – trổ bông 26/3 29/4 35 30 - 100 0.95 -1.05 5 Trổ bông – chín vàng 30/4 14/5 15 30 - 100 0.95 -1.05 Nhập số liệu khí tượng, cây trồng và đất đai Tính toán Eto và lượng mưa hiệu

quả

Tính toán mức tưới cho cây

trồng In kết quả

Bảng 3- 5: Thời vụ và công thức tưới lúa vụ Mùa

TT Thời đoạn sinh trưởng

Thời gian Công

thức Hệ số Từ Đến Số ngày 1 Làm đất- gieo cấy (làm dầm) 5/6 14/6 10 40 - 70 1,10 -1,15 2 Cấy – đẻ nhánh 15/6 19/7 35 40 - 70 1,10 -1,50 3 Đẻ nhánh – làm đòng 20/7 3/8 15 40 - 70 1,10 -1,30 4 Làm đòng – trổ bông 4/8 7/9 35 40 - 70 0,.95 -1,05 5 Trổ bông – chín vàng 8/9 22/9 15 40 - 70 0,95 -1,05

Bảng 3- 6: Chỉ tiêu cơ lý của đất

a/ Tính toán mức tưới cho lúa Vụ Xuân

Kết quả mức tướicủa lúa Vụ Xuân như sau:

Hình 3- 1: Kết quả mức tưới của lúa Vụ Xuân thời kỳ hiện tại dưới dạng bảng

TT Đặc trưng Kí hiệu Trị số Đơn vị

1 Chỉ số ngấm α 0,5

2 Độ rỗng A 45 %

3 Hệ số ngấm ban đầu K1 30 mm/ngày

4 Hệ số ngấm ổn định Kôđ 2 mm/ngày

5 Độ ẩm sẵn có trong đất βo 60 %A

6 Độ ẩm lớn nhất của đất βmax 85 %A

7 Chiều sâu tầng đất canh tác H 0,5 m

8 Thời gian làm ải TT 15 ngày

Hình 3- 2: Kết quả mức tưới của lúa vụ Xuân thời kỳ hiện tại dưới dạng biểu đồ Bảng 3- 7: Tổng hợp kết quả tính toán mức tưới lúa Vụ Xuân

Tháng 12 1 2 3 4 Tổng

Mức tưới (mm) 96,8 173,0 42,4 74,6 86,3 473,2

b/ Tính toán mứctưới cho lúa vụ Mùa

Kết quả mức tướicủa lúa vụ Mùa như sau:

Hình 3- 3: Kết quả mức tưới của lúa vụ Mùa thời kỳ hiện tại dưới dạng bảng

Hình 3- 4: Kết quả mức tưới của lúa vụ Mùa thời kì hiện tại dưới dạng biểu đồ Bảng 3- 8: Tổng hợp kết quả tính toán mức tưới lúa vụ Mùa

Tháng 5 6 7 8 9 Tổng

Mức tưới (mm) 112,9 200,3 79,3 86,5 41,5 520,5

c/ Tổng hợp mức tưới cho lúa.

Tổng hợp mức tưới cholúa theo từng tháng ta được kết quả như sau:

Bảng 3- 9: Thống kê kết quả mức tưới của lúa thời kì hiện tại

Tháng

Ngành nông nghiệp (m3/ha)

Lúa Xuân Lúa Mùa

1 1730 2 424 3 746 4 863 5 1129 6 2003 7 793 8 865 9 415 10 11 12 968 Tổng 4732 4955

3.3. Tính toán mức tướicho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện nền

Trong vấn đề này, thời kỳ nền đã được xác định theo tài liệu “kịch bản biến đổi khí hậu,nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012” và tài liệu hướng dẫn “đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường ra năm 2011 thì thời kì nền là từ 1980-1999.

Sử dụng phần mềm Cropwat của Tổ chức FAO để tính toán mức tưới cho diện tích cây lúa ở thời kì nền

a/ Tính toán mức tưới của lúa Vụ Xuân

Kết quả mức tướicủa lúa Vụ Xuân như sau:

Hình 3- 5: Kết quả mức tưới của lúa vụ Xuân thời kỳ nền dưới dạng bảng

Hình 3- 6: Kết quả mức tưới của lúa Vụ Xuân thời kỳ nền dưới dạng biểu đồ Bảng 3- 10: Tổng hợp kết quả tính toán mức tưới lúa Vụ Xuân

Tháng 12 1 2 3 4 Tổng

Mức tưới (mm) 107,1 190,3 51,2 91,3 49,0 488,9

b/ Tính toán mức tướicho lúa vụ Mùa

Kết quả mức tướicủa lúa vụ Mùa như sau:

Hình 3- 7: Kết quả mức tưới của lúa vụ Mùa thời kỳ nền dưới dạng bảng

Hình 3- 8: Kết quả mức tưới của lúa vụ Mùa thời kỳ nền dưới dạng biểu đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)