Kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến mức tưới cho diệntích cây lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 63)

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

3.5.2Kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến mức tưới cho diệntích cây lúa

1/ Kết quả tổng hợp tính toán

Bảng 3- 19: Bảng tính toán mức tưới cho lúa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kì nền đối với trạm đại diện là Bái Thượng

Thời gian Thời kỳ nền 1970-2012 2030 2050

Đơn vị (m3/ha) (m3/ha) % (m3/ha) % (m3/ha) %

Lúa Xuân 4889 4732 -3.21 5096 4.23 5397 10.39

Lúa Mùa 5097 5209 2.20 5365 5.26 5677 11.38

Tổng 9986 9941 -0.45 10461 4.76 11074 10.90

2/ Biểu đồ thể hiện sự thay đổi mức tưới cho lúa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền

Hình 3- 17: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi mức tưới cho lúa Xuân ở thời điểm hiện tại và

tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Bái Thượng

Hình 3- 18: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi mức tưới cho lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và

tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Bái Thượng 3/ Phân tích kết quả

* Đối với thời kì hiện tại

Qua quá trình tính toán mức tưới cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân ở thời kỳ nền và thời kỳ hiện tại, ta rút ra được kết quả như sau:

Ở thời kỳ hiệntại mức tưới của:

+ Lúa Xuân giảm : 3,21 % + Lúa Mùa tăng : 2,20 % + Toàn hệ thống giảm : 0,45 %

Như vậy ở thời kì hiện tại mức tưới cho lúa Xuân giảm, còn mức tưới cho lúa Mùa tăng so với thời kỳ nền nên tổng mức tướicủa cả hệ thống tăng 4,76 % so với thời kỳ nền.

* Đối với thời kì 2030

Qua quá trình tính toán mức tướicho diện tích cây lúa ở thời kỳ hiện tại và thời kỳ năm 2030, ta rút ra được kết quảnhư sau:

+ Lúa Xuân tăng :4,23 % + Lúa Mùa tăng : 5,26 % + Toàn hệ thống tăng : 4,76 %

Như vậy mức tướicủa các vụ lúa đều tăng so với thời kỳ nền nên tổng mức tưới của cả hệ thống tăng 4,76 % so với thời kỳ nền.

* Đối với thời kì 2050

Qua quá trình tính toán mức tưới cho diện tích cây lúa ở thời kỳ nền và thời kỳ năm 2050, ta rút ra được kết quả như sau:

+ Lúa Xuân tăng : 10,39 % + Lúa Mùa tăng : 11,38 % + Toàn hệ thống tăng : 10,9 %

Như vậy mức tướicủa các vụ lúa đều tăng so với thời kỳ nền nên tổng mức tưới của cả hệ thống tăng 10,9% so với thời kỳ nền.

Như vậy mức tưới cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân ở thời kì năm 2030 tăng so với thời kỳ nền và tăng hơn nhiều so với thời kì hiện tại. Mức tưới cho lúa là khoảng 5096 m3/ha (Lúa Xuân) và 5365 m3/ha (Lúa Mùa).

Thời kì năm 2050 cũng tương tự như năm 2030 nhưng mức tưới lớn hơn và mức tăng về mức tưới cho lúa so với thời kì nền cũng lớn hơn rất nhiều.Mức tưới cho lúa lớn hơn là khoảng 5397 m3/ha (Lúa Xuân) và 5677 m3/ha (Lúa Mùa).

Như vậy Mức tướicho lúa với vụ Xuân và vụ Mùa đều tăng nên tổng mức tưới cho lúa cả 2 vụ cũng tăng so với thời kỳ nền. Qua tính toán với trạm đại diện cho khu

vực huyện Thọ Xuân là trạm Bái Thượng cho thấy mức tướicho lúa đều nằm trong khoảng 4000- 7000 m3/ha. Mặc dù mức tưới ứng với từng thập kỉ của thế kỉ 21 so với thời kì nền ngày càng tăng nhưng sự gia tăng về mức tướicho lúa của từng thập kỉ lại khác nhau .

4/ Kết luận

Đánh giá về nguồn nước của tất cả các ngành trong đời sống, xã hội đặc biệt là ngành nông nghiệp là nhu cầu bức thiết cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên tất cả các vùng của Việt Nam cũng như trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quá trình tính toán mức tưới cho lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ở thời kỳ nền và thời kỳ hiện tại, ta rút ra được kết luận như sau: mức tưới cho lúa ở thời kì hiện tại tăng so với thời kỳ nền. Với vùng khác nhau thì mức tăng khác nhau.

Qua nghiên cứu, tính toán xác định được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tương lai theo kịch bản phát thải trung bình B2 đến khu vực huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa như sau:

Tương tự qua quá trình tính toán mức tưới cho lúa ở thời kỳ nền và thời kỳ năm tương lai 2030, 2050 ta rút ra được kết quả như sau: ứng với kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012 thì càng các năm về sau trong tương lai mức tướicho lúa càng tăng cao so với thời kỳ nền. Điều đó cho thấy sự thay đổi của các yếu tố khí hậu theo chiều hướng bất lợi: số giờ nắng tăng, nhiệt độ tăng trong khi lượng mưa cũng diến biến phức tạp và thay đổi thất thường đã làm thay đổi mức tưới cho lúa.

Qua nghiên cứu, tính toán luận văn xác định được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mức tướicho lúa là rất lớn, càng tiến gần tới các năm trong tương lai với mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa thì mức tưới cho lúa càng tăng cao và mức tăng từng năm đối mức tưới cho lúa Xuân và lúa Mùa cũng vì thế mà thay đổi, có thể với thời kì hiện tại và thời kì nền thì mức tăng về mức tưới cho lúa Xuân lớn hơn nhiều so với lúa Mùa nhưng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong các năm tương lai mức tăng đó có thể thay đổi. Có những năm mức tăng về mức tướicho Lúa mùa lại lớn hơn nhiều so với lúa xuân.

Đặc biệt vào mùa kiệt (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau), mức tưới sẽ tăng mạnh, vào mùa mưa mức tướisẽ giảm. Đây là một vấn đề cần được quan tâm bởi vì mùa kiệt lượng mưa nhỏ và nguồn nước đến khan hiếm. Điều đó đồng nghĩa mùa kiệt thì thiếu nước mà mức tưới cho lúa lại tăng lên, gây ra nhiều thiệt hại lớn cho nhà nước và người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 63)