Các thành phần cấu thành nên nhu cầu nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 28)

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

2.1.2.Các thành phần cấu thành nên nhu cầu nước

Theo định nghĩa nêu trên, có thể viết phương trình cân bằng nước cho một đơn vị diện tích (1 ha) trong một thời đoạn nào đó (∆t).

Phương trình có dạng:

m + Wo+ Phq = Whao + Wth + Wc (1) Trong đó:

m: là mức tưới trong giai đoạn ∆t nào đó

Wo: lượng nước sẵn có trong ruộng thời đoạn tính toán (∆t) Phq: lượng mưa hiệu quả trong thời đoạn tính toán (∆t) Whao: lượng nước hao trong thời đoạn tính toán (∆t)

Whao = Et + Ing (2) Trong đó:

Et: lượng nước hao do bốc hơi qua lá và bốc hơi khoảng trống trong thời đoạn tính toán (∆t)

Ing: lượng nước hao do ngấm trong thời đoạn tính toán (∆t) Wc: lượng nước trong ruộng cuối thời đoạn tính toán (∆t) Wth: Lượng nước tháo đi trong thời đoạn tính toán (∆t) Từ (2) ta thấy:

Theo Penman: Lượng bốc hơi Et là một hàm số phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm, tốc độ gió, số giờ nắng và tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa, có dạng sau:

Et = ETo x Kc Trong đó:

ETo: Lượng bốc hơi tiềm năng được xác định từ các yếu tố khí hậu theo công thức Pen Man.

Kc: Hệ số cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố phi khí hậu được lấy theo tài liệu hướng dẫn của tổ chức Fao

Từ (1) biến đổi thành: m + Wo+ Phq = ETo x Kc + Ing + Wth + Wc m = Et + Ing + Wth + Wc – Wo – Phq (3)

m = ETo x Kc + Ing + Wth + Wc – Wo – Phq (4)

Như vậy nếu đồng nhất về điều kiện đất đai, các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến mức tưới còn lại bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi tổng số ( gồm bốc hơi qua lá và bốc hơi khoảng trống). Các yếu tố này gồm nhiệt độ, độ ẩm, gió và yếu tố liên quan thứ hai là lượng mưa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 28)