4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
4.2. xuất các giải pháp phi công trình
Bên cạnh những giải pháp phi công trình, việc phát triển tài nguyên nước và quản lý hiệu quả nguồn nước là rất cần thiết và hữu ích.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu nước là cảnh báo sớm: Thành lập hệ thống giám sát nguồn nước, cung cấp những thông tin cần thiết trong việc dự báo sớm tình trạng thiếu nước để có thể chủ động trước mọi tình huống.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh xen vụ, chọn những giống cây chịu hạn, thay thế những loại cây trồng tiêu thụ lượng nước lớn bằng loại cây trồng sử dụng ít nước. Ví dụ có thể giảm diện tích lúa, tăng diện tích cây trồng cạn như: lạc, đậu, ngô… sẽ được thực hiện trong trường hợp thiếu nước xảy ra.
Sử dụng những công nghệ hiện đại để tiết kiệm nước như: công nghệ tưới phun mưa, công nghệ tưới nhỏ giọt…nhằm đảm bảo tưới tiêu hợp lý.
Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá ngành khí tượng thủy văn (cả về con người và cơ sở vật chất).
Lập quy trình vận hành hồ chứa, củng cố lại cơ cấu tổ chức quản lý vận hành nâng cao hiệu quả cấp nước.
Quy hoạch nông nghiệp đối với từng vùng, từng địa phương. Từ đó có những phương án nâng cao hiệu quả sử dụng nước và phát triển kinh tế xã hội.
Xây dựng hệ thống bảo vệ cây trồng, thoát nước hiệu quả, hạn chế sử dụng hóa chất, giảm quá trình chăm sóc và làm đất một cách phù hợp nhằm tiết kiệm nước.
Bên cạnh đó, một giải pháp là thực hiện ứng dụng khoa học vào quản lý tài nguyên nước, thúc đẩy công nghệ, tăng cường giáo dục và đào tạo, truyền thông, thông tin và nâng cao dân trí cho người dân xác định được những tác động vào các lĩnh vực gây ra sự thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng để tăng cường phát triển bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Đánh giá nhu cầu về nguồn nước của tất cả các ngành trong đời sống, xã hội đặc biệt là ngành nông nghiệp là nhu cầu bức thiết cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên tất cả các vùng của Việt Nam cũng như trên thế giới.
Trong phạm vi của đề tài, tập trung đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu tưới cho lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể là tính toán nhu cầu tưới ở các thời kì, và đánh giá tác động của BĐKH (theo kịch bản phát thải trung bình B2) đến nhu cầu tưới cho lúa.
Vấn đề đặt ra sau khi nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu cho thấy nhu cầu tưới của lúa ngày càng tăng theo các năm ứng với kịch bản tương ứng. Khi lượng nước thiếu trong tương lai ngày càng lớn thì đòi hỏi các nhà quản lý cần có các biện pháp điều tiết, vận hành, hệ thống kênh, hồ và các nguồn cấp nước chokhu tưới hợp lý để cung cấp đầy đủ nước cho các đối tượng sử dụng nước nhất là lĩnh vực trồng trọt và có thể cấp nước bổ sung để đảm bảo lượng nước theo nhu cầu của các đối tượng dùng nước nhất là cây lúa. Bên cạnh đó, cần có nghiên cứu quy hoạch thủy lợi tổng thể, tuyên truyền cho người dân sử dụng tiết kiệm nước vào bảo vệ nguồn nước để có thể đáp ứng được nhu cầu tưới rất lớn trong tương lai.
Thực tế cho thấy ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nhu cầu tưới cho lúa và cây trồng ngành nông nghiệp, vì thế cần tiếp tục có những nghiên cứu tới các vùng khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam để có những kết quả xác thực hơn nữa làm cơ sở khoa học cho việc đảm bảo nhu cầu tưới, nâng cao năng suất cây trồng.
Ngoài ra, các cơ quan khí tượng, các trung tâm nghiên cứu cần đầu tư cơ sở vật chất, các cán bộ chuyên môn cao để nâng cao tính sát thực của các dự báo về biến đổi khí hậu với thực tế hơn nữa.
Để việc đánh giá cụ thể hơn về sự thiếu hụt nước cho các lĩnh vực dùng nước khác nhau cần phải có nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực khác và tính toán cân bằng nước trên phạm vi hệ thống và lưu vực một cách đầy đủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. Hà
Nội tháng 6 năm 2012.
2. Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thủy Lợi.Trường Đại học Thủy Lợi.
3. Nghiên cứu điển hình Quy hoạch hệ thống Thủy Lợi. Trường Đại học Thủy Lợi.
4. Giáo trình thủy văn công trình. Trường Đại học Thủy Lợi.
5. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (12/2008)
6. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Viện Khí tượng Thủy văn và Môi
trường. Hà Nội năm 2010
7. Báo cáo: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thọ Xuân đến
năm 2020
Tiếng Anh
1. Allen RG, Pereira L.S., Raes D., Smith M., 1998, Crop evapotranspiration. Guidelines for computing crop water requirements. In: FAO irrigation and drainage paper, no 56. FAO, Roma, Italy.
2. IPCC, Climate Change 2007, Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III tothe Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by: Core Writing Team, Pachauri, R. K., and Reisinger, A., IPCC, Geneva, Switzerland, 2007a. 3091.
3. IPCC, Climate Change 2007, The Physical Science Basis: Working Group I Contribution to 30 the Fourth Assessment Report of the IPCC, edited by: Solomon, S., Qin, D., Manning, M., Chen, Z., Marquis, M., Averyt, K. B., Tignor, M., and Miller, H. L., Cambridge University Press, Cambridge, UK and New York, NY, USA, 2007b. 4. IPCC, Climate Change 2001, Synthesis Report. A Contribution of Working Group I, II, and III to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by: Watson, R. T. and the Core Writing Team , Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.
5. IPCC, Climate Change 2007, Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III tothe Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by: Core Writing Team, Pachauri, R. K., and Reisinger, A., IPCC, Geneva, Switzerland, 2007a. 3091.
6. Le V.C., 2011, Water resources Assessment for the Day river basin (Vietnam) under development and climate change scenarios. Ph.D Thesis, Milan-Ital