Thay đổi năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

2.3.4 Thay đổi năng suất

Nếu xét trung bình địa bàn toàn huyện, những năm quy định là mất mùa với các ngưỡng 5% và 10% năng suất thời tiết, các năm cụ thể (tính từ 1961-2005) sẽ là:

Bảng 2- 17: Các vụ mất mùa ứng với mức tác động của thời tiết 5%, 10%

Vụ 5% 10% Năng suất thời tiết trung bình Năng suất trung bình % giảm năng suất Năng suất thời tiết trung bình Năng suất trung bình % giảm năng suất 1965-1966 -1.7 18.4 -11% -1.7 18.4 -11% 1972-1973 -1.9 26.8 -8% 1974-1975 -3.3 25.6 -15% -3.3 25.6 -15% 1976-1977 -2.3 23.9 -11% -2.3 23.9 -11% 1978-1979 -1.2 23.4 -6% 1983-1984 -1.7 34.0 -6% 1986-1987 -3.8 26.1 -18% -3.8 26.1 -18% 1988-1989 -1.8 6.7 -5% 1990-1991 -6.1 19.9 -38% -6.1 19.9 -38%

Bảng 2- 18: Điều kiện nhiệt những năm mất mùa ứng với mức tác động của thời tiết chiếm<=-10%

Vụ

Ngày Suất bảo đảm Ngày Suất bảo đảm tổng số ngày Tổng số đợt KT 20 BD 20 KT20 BD 20 KT25 BD25 KT25 BD 25 N13 D13 1965-1966 27/12 21/02 96% 9% 19/10 13/04 94% 9% 6.83 0.50 1974-1975 16/11 3/03 4% 17% 19/10 19/04 36% 21% 2.67 0.00 1976-1977 15/11 15/03 38% 47% 11/10 25/04 38% 45% 30.00 3.00 1986-1987 8/11 11/02 91% 4% 11/10 23/04 26% 32% 0.83 0.00 1990-1991 31/10 26/02 32% 13% 12/10 28/04 62% 66% 0.83 0.00

Bảng 2- 19: Điều kiện nhiệt những năm mất mùa ứng với mức tác độ của thời tiết chiếm<=-10% so với TBNN Vụ Ngày kết thúc (năm trước) Ngày bắt đầu (năm sau) Ngày kết thúc (năm trước) Ngày bắt đầu (năm sau) Tổng số ngày Số đợt 1965-1966 34 -22 1 -11 -6 -1 1974-1975 -7 -11 1 -5 -10 -2 1976-1977 -8 1 -7 1 17 1 1986-1987 -15 -32 -7 -1 -12 -2 1990-1991 -23 -17 -6 4 -12 -2 TBNN 22/11 13/03 17/10 24/04 12.5 1.8

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NHU CẦU NƯỚC CHO LÚA KHU VỰC HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH

HÓA TRONG HIỆN TẠI VÀ ỨNG VỚI KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên:

Huyện Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi phía Tây Thanh Hoá, có tọa độ địa lý từ 19050’ đến 20000’ vĩ độ Bắc, và 1050

25’ đến 105030’ kinh độ Đông. Thị trấn Thọ Xuân là trung tâm của huyện, cách thành phố Thanh Hoá 38km về phía Tây.

Quốc lộ 47 từ huyện Triệu Sơn qua huyện lỵ Thọ Xuân và nối với khu công nghiệp Lam Sơn và đường Hồ Chí Minh.. Sông Chu chảy từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam chạy giữa khu công nghiệp Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh, qua thị trấn huyện lỵ Thọ Xuân và chia huyện ra 2 phần: Tả và Hữu sông Chu.

Đường Hồ Chí Minh, chạy qua lãnh thổ huyện có chiều dài 12,8 km qua thị trấn Lam Sơn. Mạng lưới quốc lộ và tỉnh lộ cùng các đường liên xã, liên thôn trong địa bàn huyện đã tạo ra mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh.

Với lợi thế trên, Thọ Xuân có nhiều khả năng mở rộng giao lưu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong kỳ quy hoạch.

1. Đặc điểm địa hình:

Thọ Xuân là huyện đồng bằng bán sơn địa, vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và trung du; nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Địa hình Thọ Xuân được chia làm ba vùng cơ bản: đồng bằng, trung du và miền núi. Việc phát triển kinh tế được hình thành và phát triển theo đặc trưng riêng của từng vùng.

a. Vùng trung du và miền núi: Gồm 13 xã nằm về phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện. Đây là vùng đồi thoải có độ cao từ +15m đến +150m, thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, ăn quả, lâm nghiệp...

Toàn vùng có 18.283,18 ha chiếm 60,33 % diện tích toàn huyện, vùng này được chia thành hai tiểu vùng:

- Tiểu vùng đồi thấp bao quanh phía Tây Bắc của huyện gồm 6 xã: Thọ Lập, Xuân Thiên, Xuân Châu, Quảng Phú, Thọ Minh, Xuân Lam.

- Tiểu vùng đồi bao quanh phía Tây Nam của huyện có 7 xã: Thọ Lâm, Thọ Xương, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Bái, Xuân Sơn, và thị trấn Nam Sơn.

Địa hình phức tạp, có nhiều đồi thấp bát úp, xen kẽ với đất trồng lúa.

b. Vùng đồng bằng: Gồm 27 xã, 1 thị trấn nằm hai phía tả và hữu ngạn sông Chu, có

độ cao từ 6-17 m. Diện tích tự nhiên toàn vùng 12.021,51 ha chiếm 36,67% diện tích toàn huyện. Vùng này được chia thành2 tiểu vùng.

- Tiểu vùng hữu ngạn sông Chu gồm 18 xã: Xuân Khánh, Thọ Nguyên, Xuân Thành, Hạnh Phúc, Thị Trấn, Tây Hồ, Bắc Lương, Nam Giang, Xuân Phong, Thọ Lộc, Xuân Quang, Xuân Trường, Xuân Giang, Xuân Hoà, Thọ Hải, Thọ Diên, Xuân Sơn, Xuân Hưng.

+ Tiểu vùng hữu ngạn sông Chu, nhất là phía Đông Nam của huyện phần lớn là bình địa, có nhiều cánh đồng rộng lớn xen kẽ với làng xóm, được tưới tiêu chủ động bằng hệ thống thuỷ nông sông Chu, nên rất phì nhiêu, trù phú.

+ Tiểu vùng tả ngạn sông Chu gồm 9 xã: Phú Yên, Xuân Yên, Xuân Bái, Xuân Minh, Xuân lập, Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường, Thọ Thắng.

- Tiểu vùng tả ngạn sông Chu, có địa hình phức tạp; các cánh đồng thường là lòng chảo.

Nhìn chung địa hình Thọ Xuân ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du Thanh Hoá. Địa hình đa dạng có tác động lớn đến việc bố trí khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí vùng chuyên canh, phát triển công nghiệp - nông nghiệp, tạo tiền đề cho phát huy lợi thế, phát triển nền kinh tế phong phú, đa dạng.

2. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng:

Theo kết quả điều tra, đất đai của huyện Thọ Xuân có thể chia thành 4 nhóm chính: - Nhóm đất xám: Agrisols, diện tích: 8.931,0 ha.

- Nhóm đất phù sa: Fluvisols, diện tích: 15.893,2 ha. - Nhóm đất đỏ: Feralsols, diện tích: 809,1ha. - Nhóm đất tầng mỏng: Leptosols, diện tích: 627,3 ha. Phân bố và hướng sử dụng như sau:

*) Nhóm đất xám bao gồm:

- Đất xám kết von Gley nông 1262,4 ha, chiếm 4,6% diện tích tự nhiên phân bổ chủ yếu ở các xã: Xuân Phú, Xuân Thắng, Thọ Lâm

- Đất xám Feralit kết von nông 1834,77 ha, chiếm 6,05% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở các xã: Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Tín ...

- Đất xám Feralit kết von sâu: 420,33 ha chiếm 1,38 % diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Xuân Phú, Xuân Thắng, Thọ Lâm ....

- Đất xám Feralit đá lẫn, nông, diện tích 1.014,32 ha, chiếm 3,34% diện tích tự nhiên, phân bố ở Xuân Châu, Xuân Thiên, Thọ Lập, Thọ Minh, Thọ Lâm.

- Đất xám Feralit, diện tích 4.399,35 ha, chiếm 14,51% diện tích tự nhiên, phân bố ở Quảng Phú, Xuân Châu, Thọ Minh...

*) Nhóm đất phù sa:

- Đất phù sa biến đổi kết von nông diện tích 66,12 ha, chiếm 0,21% diện tích tự nhiên, phân bố ở Xuân Hưng, Xuân Quang...

- Đất phù sa biến đổi Gley nông, diện tích 170 ha chiếm 0,56% diện tích tự nhiên. Phân bố ở ruộng trũng tại Xuân Vinh, Xuân Tân,

- Đất phù sa biến đổi Limon, diện tích 28,54 ha chiếm 0,11% diện tích tự nhiên, phân bố ở chân ruộng cao thuộc các xã Xuân Trường, Thọ Hải, Thọ Diên, Phú Yên và hiện đang trồng rau màu các loại.

- Đất phù sa biến đổi chua do không có điều kiện thoát nước, diện tích 149,76 ha chiếm 0,49% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các xã dọc theo sông Cầu Chày như Xuân Vinh, Xuân Tân.

- Đất phù sa Gley nông, diện tích 630 ha chiếm 2% diện tích tự nhiên, phân bố ở Xuân Minh, Xuân Thắng, Xuân Tân

- Đất phù sa bão hoà bazơ điển hình, diện tích 5.772,9 ha chiếm 19,04% diệntích tự nhiên, phân bố hầu hết các xã vùng đồng bằng.

- Đất phù sa Gley chua, diện tích 3.017,45 ha chiếm 9,95% diện tích tự nhiên, phân bố ở các vùng thấp thoát nước kém như Thọ Thắng, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Minh...

- Đất phù sa Gley bão hoà bazơ diện tích 6057,32 ha chiếm 19,98% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã có địa hình vàn thấp như Xuân Minh, Xuân Lập, Xuân Lai, Xuân Vinh ...

*) Nhóm đất nâu đỏ

Diện tích 809,1 ha chiếm 2,66% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ dốc 8 - 150, ở các xã: Xuân Châu, Thọ Lập; tầng đất dày > 100cm.

*) Nhóm đất tầng mỏng

Diện tích 627,35 ha chiếm 2,07% diện tích tự nhiên, phân bổ ở vùng núi phía Tây Nam của xã Xuân Phú, có độ dốc 70 - 150.

3.1.2. Đặc trưng khí hậu và thủy văn: 1. Đặc điểm khí hậu: 1. Đặc điểm khí hậu:

Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ và khu Bốn cũ và sự nối tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, khí hậu của huyện Thọ Xuân vẫn là nền khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa. Nhưng ngoài những yếu tố chung, khí hậu ở đây còn có những yếu tố đặc thù riêng.

Đặc trưng khí hậu của Thọ Xuân như sau:

- Nhiệt độ không khí bình quân năm: 23,40C; Trung bình năm cao: 26,70C; Trung bình năm thấp: 20,30C. Nhiệt độ cao tuyệt đối: 39,30C; Thấp tuyệt đối: 4,40

C. Biên độ nhiệt ngày và đêm: 6,40

C.

- Độ ẩm không khí bình quân năm: 86%; Trung bình năm cao: 97%; Trung bình năm thấp: 60%. Độ ẩm không khí thấp tuyệt đối: 18%

- Lượng mưa bình quân năm: 1.859mm; Năm cao nhất: 2.947mm; Năm thấp nhất: 1.459mm. Mùa mưa chính: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu ở các tháng 8, 9, 10. Lượng mưa 3 tháng này chiếm 50% - 60% lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi bình quân năm: 788,0mm; Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 7: 86,4mm; tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2: 41,8mm.

- Sương mù: thường xuất hiện trong mùa đông và mùa xuân. Số ngày có sương mù trong năm tập trung vào các tháng 10, 11 và 12.

- Sương muối: những năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng tới sản xuất, tuy nhiên mức độ gây hại không lớn.

- Hàng năm ở Thọ Xuân vẫn chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa:

+ Mùa Đông: gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh: xuất hiện từ 9 đến tháng 3 năm sau.

+ Mùa hè: Có gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 mang hơi nước từ biển vào, thường có mưa.

Ngoài ra, trong mùa này có gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7 gây ra tình trạng nóng và khô hạn.Hướng gió thịnh hành nhất là Đông vàĐông Nam, tốc độ trung bình 1,3 m/s, lớn nhất là 20 m/s.

Từ tháng 7 đến tháng 10, thường có những cơn bão có tốc độ gió cấp 8-9, cá biệt có thể tới cấp 11-12 kèm theo mưa to, gây thiệt hại về tài sản, tác hại đến cây trồng, vật nuôi...

2. Đặc điểm thuỷ văn

a. Mạng lưới sông ngòi

Thọ Xuân nằm trong vùng thuỷ văn sông Chu, có 3 con sông chảy qua: sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày.

a. Sông Chu: Toàn bộ chiều dài sông: 270 km, diện tích lưu vực: 7.500 km2; phần chảy qua huyện Thọ Xuân dài 29,4 km. Sông có độ dốc lớn, bề ngang sông hẹp, dòng chảy uốn khúc. Lưu lượng nước lũ lớn nhất tại Bái Thượng 6000 m3/s, lưu lượng trung bình 25 m3/s. kiệt nhất 19 m3/s.

Sông Chu có vai trò quan trọng trong giao thông thuỷ, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

Trong mùa mưa lũ, vấn đề bảo vệ an toàn các tuyến đê sông Chu là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm tránh để xảy ra vỡ đê, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân.

b. Sông Cầu Chày: Bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Khê, diện tích lưu vực: 551 km2, trong đó, đoạn chảy qua địa phận huyện Thọ Xuân: 24 km, lưu lượng lũ lớn nhất: 136m3/s lưu lượng kiệt 0,7m3/s.

c. Sông Hoàng (sông Nhà Lê). Bắt nguồn từ dãy núi phía Tây nông trường Sao Vàng chiều dài: 81 km, diện tích lưu vực: l05km, lưu lượng lũ lớn nhất: 67,5m3/s, lưu lượng kiệt: 0,1m3/s.Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều hồ, ao nằm phân tán rải rác. Đáng kể nhất là:

- Hồ Mạ ở xã Quảng Phú, diện tích 39,8 ha. - Hồ Cửa Trát ở xã Xuân Phú, diện tích 17,5 ha. - Hồ Sao Vàng ở thị trấn Sao Vàng, diện tích 12 ha. - Hồ Đoàn Kết ở thị trấn Lam Sơn, diện tích 8,75 ha. - Hồ cây Quýt ở xã Xuân Thắng, diện tích 3 ha.

- Hồ Đông Trường ở thị trấn Sao Vàng, diện tích 0,95 ha.

b. Tài nguyên nước

*) Nước mặt :

Nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày. Ngoài ra, còn có các kênh rạch nhỏ và các hồ chứa nước như: Hồ Sao Vàng, hồ Cửa Trát... Nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được lấy từ sông Chu qua hệ thống thuỷ nông sông Chu tưới cho các xã, tiểu vùng hữu ngạn sông Chu và lấy từ sông cầu Chày bằng các trạm bơm điện tưới cho các xã đồng bằng thuộc tiểu vùng tả ngạn sông Chu.

*) Nước ngầm:

Nước ngầm của Thọ Xuân khá phong phú nhưng phân bố không đều giữa các vùng. Phía Đông Thọ Xuân, lớp trầm tích có bề dày trung bình 60 m tạo ra 3 lớp nước ngầm, 2 lớp dưới rất phong phú, lưu lượng 22-23 l/s, độ khoáng 1 - 2,2 g/l. Phủ lên 2 lớp dưới là lớp nước trầm tích rất nghèo. Lưu lượng chỉ có 0,1 - 0,7 l/s. Phía Tây, nước ngầm ở khu vực này phân thành 2 lớp, lớp trên lượng nước rất nghèo trong mùa khô. Lớp dưới có độ sâu 70-80m, trữ lượng khá phong phú, lưu lượng 4-6 l/s. Ngoài giếng khơi nhân dân còn sử dụng giếng khoan lấy từ mạch nước sâu phục vụ sinh hoạt và đời sống.

3.1.3. Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội: 1. Dân số: 1. Dân số:

Dân số toàn huyện đến ngày 1/4/2009 là 213.066 người, trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm khoảng 80% dân số; dân tộc Mường, Thái chiếm 20%. Mật độ dân số 709 người/km2, gấp 2,1 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh Thanh Hoá (330 người/km2), và 2,8 lần mật độ dân số trung bình cả nước (252 người/km2).

Bảng 3- 1: Diễn biến dân số năm 2001 - 2009 Hạng mục ĐVT 2001 2005 2006 2008 2009 1. Dân số TB người 233164 220897 218895 214759 213066 Phân theo giới tính - Nam người 116115 109703 108613 106181 105322 - Nữ người 117049 111194 110282 108578 107744 Phân theo thành thị, nông thôn

- Thành thị người 18220 19519 19730 20641 20609 - Nông thôn người 214944 201378 199165 194118 192457 2. Tỷ lệ sinh %o 13,80 10.4 10.3 10.3 11.7

3. Tỉ lệ chết %o 4,90 5.3 4.9 5.3 5.0

4. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên %o 8.9 5.1 5.4 5.0 6.7

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thọ Xuân)

Về phân bố dân cư: hầu hết dân cư của huyện sống ở địa bàn nông thôn, chiếm trên 90,3% dân số toàn huyện; dân số thành thị chiếm 9,7%, thấp hơn so với bình quân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)