Đặc trưng khí hậu và thủy văn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44)

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

3.1.2.Đặc trưng khí hậu và thủy văn:

1. Đặc điểm khí hậu:

Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ và khu Bốn cũ và sự nối tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, khí hậu của huyện Thọ Xuân vẫn là nền khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa. Nhưng ngoài những yếu tố chung, khí hậu ở đây còn có những yếu tố đặc thù riêng.

Đặc trưng khí hậu của Thọ Xuân như sau:

- Nhiệt độ không khí bình quân năm: 23,40C; Trung bình năm cao: 26,70C; Trung bình năm thấp: 20,30C. Nhiệt độ cao tuyệt đối: 39,30C; Thấp tuyệt đối: 4,40

C. Biên độ nhiệt ngày và đêm: 6,40

C.

- Độ ẩm không khí bình quân năm: 86%; Trung bình năm cao: 97%; Trung bình năm thấp: 60%. Độ ẩm không khí thấp tuyệt đối: 18%

- Lượng mưa bình quân năm: 1.859mm; Năm cao nhất: 2.947mm; Năm thấp nhất: 1.459mm. Mùa mưa chính: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu ở các tháng 8, 9, 10. Lượng mưa 3 tháng này chiếm 50% - 60% lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi bình quân năm: 788,0mm; Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 7: 86,4mm; tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2: 41,8mm.

- Sương mù: thường xuất hiện trong mùa đông và mùa xuân. Số ngày có sương mù trong năm tập trung vào các tháng 10, 11 và 12.

- Sương muối: những năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng tới sản xuất, tuy nhiên mức độ gây hại không lớn.

- Hàng năm ở Thọ Xuân vẫn chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa:

+ Mùa Đông: gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh: xuất hiện từ 9 đến tháng 3 năm sau.

+ Mùa hè: Có gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 mang hơi nước từ biển vào, thường có mưa.

Ngoài ra, trong mùa này có gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7 gây ra tình trạng nóng và khô hạn.Hướng gió thịnh hành nhất là Đông vàĐông Nam, tốc độ trung bình 1,3 m/s, lớn nhất là 20 m/s.

Từ tháng 7 đến tháng 10, thường có những cơn bão có tốc độ gió cấp 8-9, cá biệt có thể tới cấp 11-12 kèm theo mưa to, gây thiệt hại về tài sản, tác hại đến cây trồng, vật nuôi...

2. Đặc điểm thuỷ văn

a. Mạng lưới sông ngòi

Thọ Xuân nằm trong vùng thuỷ văn sông Chu, có 3 con sông chảy qua: sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày.

a. Sông Chu: Toàn bộ chiều dài sông: 270 km, diện tích lưu vực: 7.500 km2; phần chảy qua huyện Thọ Xuân dài 29,4 km. Sông có độ dốc lớn, bề ngang sông hẹp, dòng chảy uốn khúc. Lưu lượng nước lũ lớn nhất tại Bái Thượng 6000 m3/s, lưu lượng trung bình 25 m3/s. kiệt nhất 19 m3/s.

Sông Chu có vai trò quan trọng trong giao thông thuỷ, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

Trong mùa mưa lũ, vấn đề bảo vệ an toàn các tuyến đê sông Chu là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm tránh để xảy ra vỡ đê, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân.

b. Sông Cầu Chày: Bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Khê, diện tích lưu vực: 551 km2, trong đó, đoạn chảy qua địa phận huyện Thọ Xuân: 24 km, lưu lượng lũ lớn nhất: 136m3/s lưu lượng kiệt 0,7m3/s.

c. Sông Hoàng (sông Nhà Lê). Bắt nguồn từ dãy núi phía Tây nông trường Sao Vàng chiều dài: 81 km, diện tích lưu vực: l05km, lưu lượng lũ lớn nhất: 67,5m3/s, lưu lượng kiệt: 0,1m3/s.Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều hồ, ao nằm phân tán rải rác. Đáng kể nhất là:

- Hồ Mạ ở xã Quảng Phú, diện tích 39,8 ha. - Hồ Cửa Trát ở xã Xuân Phú, diện tích 17,5 ha. - Hồ Sao Vàng ở thị trấn Sao Vàng, diện tích 12 ha. - Hồ Đoàn Kết ở thị trấn Lam Sơn, diện tích 8,75 ha. - Hồ cây Quýt ở xã Xuân Thắng, diện tích 3 ha.

- Hồ Đông Trường ở thị trấn Sao Vàng, diện tích 0,95 ha.

b. Tài nguyên nước

*) Nước mặt :

Nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày. Ngoài ra, còn có các kênh rạch nhỏ và các hồ chứa nước như: Hồ Sao Vàng, hồ Cửa Trát... Nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được lấy từ sông Chu qua hệ thống thuỷ nông sông Chu tưới cho các xã, tiểu vùng hữu ngạn sông Chu và lấy từ sông cầu Chày bằng các trạm bơm điện tưới cho các xã đồng bằng thuộc tiểu vùng tả ngạn sông Chu.

*) Nước ngầm:

Nước ngầm của Thọ Xuân khá phong phú nhưng phân bố không đều giữa các vùng. Phía Đông Thọ Xuân, lớp trầm tích có bề dày trung bình 60 m tạo ra 3 lớp nước ngầm, 2 lớp dưới rất phong phú, lưu lượng 22-23 l/s, độ khoáng 1 - 2,2 g/l. Phủ lên 2 lớp dưới là lớp nước trầm tích rất nghèo. Lưu lượng chỉ có 0,1 - 0,7 l/s. Phía Tây, nước ngầm ở khu vực này phân thành 2 lớp, lớp trên lượng nước rất nghèo trong mùa khô. Lớp dưới có độ sâu 70-80m, trữ lượng khá phong phú, lưu lượng 4-6 l/s. Ngoài giếng khơi nhân dân còn sử dụng giếng khoan lấy từ mạch nước sâu phục vụ sinh hoạt và đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho diện tích cây lúa khu vực huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44)