1. Nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực
Để đạt được các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020, dự báo nguồn tài chính để thực hiện như sau:
- Tổng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực là 3.379 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2015: 1.171 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020: 2.226 tỷ đồng).
Chia ra:
- Vốn đào tạo nhân lực là 1.261 tỷ đồng (giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 435 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 826 tỷ đồng).
- Vốn đầu tư cho cơ sở đào tạo là 2.136 tỷ đồng (giai đoạn từ nay đến năm 2015: 737 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020: 1.399 tỷ đồng).
Khả năng huy động các nguồn vốn
Trong chiến lược phát triển ở thời kỳ mới, tầm quan trọng của nguồn nhân lực với chất lượng cao đã được xác định, vì vậy ngân sách Nhà nước sẽ đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp vốn để thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực. Dự tính, ngân sách Trung ương chi khoảng 60%, ngân sách địa phương huy
động 25 %, vốn của các doanh nghiệp, người lao động đóng góp, các chương trình, dự án hỗ trợ khác... huy động 15%.
Khả năng huy động các nguồn vốn, từ các nguồn vốn đầu tư, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn FDI và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để thực hiện các dự án cho phát triển nguồn nhân lực.
Bảng 24. Nhu cầu vốn phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành KTQD 2011-2015 2016-2020 Tổng giai đoạn2011-2020
Tổng số 1.171 2.226 3.397
Vốn đào tạo nhân lực 435 826 1.261
Vốn đầu tư cơ sở đào tạo 737 1.399 2.136
Trong đó 1.171 2.226 3.397
Ngân sách Trung ương 937 1.780 2.718
Ngân sách địa phương 117 223 340
Nguồn vốn khác 117 223 340
2. Giải pháp huy động chuyên gia, nhà quản lý
Huy động chuyên gia, nhà quản lý vào làm việc tại tỉnh bằng các cơ chế chính sách ưu đãi và mang tính chiến lược lâu dài, theo hướng đơn giản hoá các thủ tục tuyển dụng.
Cụ thể là ưu đãi thu nhập, điều kiện làm việc, điều kiện sinh sống, cấp đất, cấp nhà ở, bố trí phương tiện đi lại và các chính sách đãi ngộ khác như: bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng, sức sáng tạo trong lao động sản xuất.
Tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể, trong từng lĩnh vực có thể thuê chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước, đồng thời có chính sách riêng cho những đối tượng này.
3. Giải pháp về đất đai để phát triển giáo dục.
Tập trung triển khai, thực hiện triệt để quy hoạch ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 một cách có hiệu quả, trong đó ưu tiên về đầu tư cơ sở vật chất cho các cấp học. Các cấp, các ngành, các địa phương phải đảm bảo về đất đai, mặt bằng xây dựng theo tiêu chuẩn theo quy định để xây dựng trường, lớp học.
Củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục, từng bước nâng cao kết quả các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục, thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, tập trung chỉ đạo theo vành đai chất lượng, chú trọng vào các trường trọng điểm, trường có quy mô lớn và có điều kiện thuận lợi.
Tiếp tục thực hiện chương trình trọng tâm. Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, phát triển, hiện đại hóa trường trung học phổ thông Chuyên; củng cố, phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, nội trú dân nuôi.
Tích cực triển khai thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ.