1. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương phápquản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực
Bộ máy quản lý phát triển nhân lực phải được hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý một cách tốt nhất, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên đổi mới hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, Ban, Ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, đơn vị mình quản lý.
Thống nhất việc quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020:
- Thành lập Ban Chỉ đạo về việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo về quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.
- Sở Lao động TB&XH là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội.
- Các ngành và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của ngành và của địa phương trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020.
2. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về pháttriển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh
Các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, các cấp, các ngành tăng cường phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thuộc quyền quản lý. Tạo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn toàn tỉnh.
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp khép kín và hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung - cầu về nhân lực; theo đó các ngành, đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực theo mối quan hệ sau: [Thông tin dự báo]-[Doanh nghiệp, người sử dụng lao động]-[Các cấp chính quyền]-[Các sở, ban, ngành]-[Cơ sở đào tạo]-[Người lao động]
3. Hình thành ở cấp tỉnh Hội đồng đào tạo nhân lực.
Gồm đại diện lãnh đạo các ngành các trường đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn để giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng chính sách, cơ chế đào tạo nhân lực.
4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư và công cụkhuyến khích thúc đẩy nền kinh tế khuyến khích thúc đẩy nền kinh tế
Mục tiêu của tỉnh Hà Giang trong những năm tiếp theo vẫn là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đồng thời hoàn thiện kết cấu hạ tầng.
Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với từng lĩnh vực với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, chú trọng các hình thức đầu tư mới gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.
Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách khuyến khích đầu tư và thúc đẩy phát triển nhân lực.
Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở phát triển nhân lực; hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị giảng dạy.
Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là công việc đòi hỏi phải huy động tài chính từ nhiều nguồn. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo này vừa phải thực hiện hàng năm và phải duy trì liên tục trong suốt quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020. Chi ngân sách cho đào tạo cần trở thành một khoản mục chi thường xuyên của ngân sách tỉnh, đây là biện pháp tác động trực tiếp của chính quyền tới quá trình hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đào tạo. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực trong tương quan với các ngành khác.
Hàng năm tỉnh dành khoảng 0,5 - 1% tổng chi ngân sách địa phương để đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.