Những nhân tố tác động 1 Những nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỀN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011- 2020 (Trang 33)

1. Những nhân tố bên ngoài

Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những yếu tố thuận lợi mới tác động tích cực đến việc thu hút đầu tư, đồng thời cũng đã xuất hiện một số khó khăn, thách thức mới cần được tháo gỡ nhằm tạo đà tăng trưởng trong các năm tới, trong đó chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong quá trình hội nhập.

Sự phát triển khoa học - công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức có vai trò vô cùng to lớn thúc đẩy xã hội tiến lên văn minh, hiện đại. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại sức mạnh to lớn của lực lượng sản xuất, làm ra những sản phẩm mới, những khối lượng sản phẩm nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu đời sống con người ngày càng cao. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian từ khi tìm ra tiến bộ về khoa học đến áp dụng vào sản xuất, khoa học công nghệ đã trở thành một lực lượng trực tiếp của nền sản xuất. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những ngành sản xuất mới như: Công nghệ sinh học (chọn lọc lai tạo giống vật nuôi, cây trồng, biến đổi gien…), công nghiệp vật liệu mới, công nghệ thông tin…vv. Do vậy để phát triển những ngành này, cần có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thay cho đội ngũ lao động đa số là công nhân phổ

thông, có trình độ trung bình và thấp, đó còn gọi là nền kinh tế tri thức, sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

2. Những nhân tố trong nước

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2001 - 2010, nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng khoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, xếp vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Các mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 của nước ta đã được thực hiện, đạt được bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.160 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện.

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Thế và lực của đất nước vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 của cả nước

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 7,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 dự kiến đạt khoảng 2.000 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, kiểm soát nhập siêu đến năm 2015 còn dưới 15% kim ngạch xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 40% GDP. Giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bình quân 5 năm ở mức dưới 5% GDP, phấn đấu đến năm 2015 còn 4,5%. Tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Xuất phát từ các quan điểm phát triển, từ vị trí địa kinh tế, chính trị của tỉnh, đặt phát triển của Hà Giang trong tổng thể phát triển chung của cả nước và của vùng. Một số mục tiêu phát triển liên quan tới phát triển nhân lực của tỉnh Hà Giang đến năm 2020 như sau:

Bảng 15. Một số mục tiêu phát triển chủ yếu liên quan đến phát triển nhân lực đến năm 2020

1 Tốc độ tăng trưởng GDP % 14,6 * 15**2 Cơ cấu kinh tế 2 Cơ cấu kinh tế

Nông lâm nghiệp % 26,4 21

Công nghiệp - Xây dựng % 34,1 38

Dịch vụ % 39,5 41

3 GDP/người (hiện hành) triệu đồng 18 25,6

GDP/người ( so với cả nước) % 65 80

4 Cơ cấu lao động

Nông lâm nghiệp % 66,8 60

Công nghiệp - Xây dựng % 12 14

Dịch vụ % 21,2 26

5 Giải quyết việc làm hàng năm Người 15.000 20000

6 Lao động qua đào tạo % 45 60

7 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,24 1,2

Ghi chú : * Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ** Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân giai đoạn 2016 – 2020

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,6%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15%.

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 18 triệu đồng năm 2015 và trên 25,6 triệu đồng năm 2020. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về GDP/người so với bình quân cả nước còn 65% năm 2015 và 80% năm 2020.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 34,1%, dịch vụ 39,5% và nông - lâm - thuỷ sản khoảng 26,4%; cơ cấu tương ứng của các ngành vào năm 2020 là 38%; 41% và 21%.

Giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015, trung bình mỗi năm khoảng 15.000 người; giai đoạn 2016 - 2020, trung bình mỗi năm khoảng 20.000 người.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỀN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011- 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w