Đối với quan hệ Việt –Mỹ

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 98)

Có thể nói chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng, hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo. Trong bối cảnh thế giới mới các nước đều đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu trong

việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại cho đất nước mình. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đi theo xu hướng đó của thời đại trong việc xây dựng và hoạch định đường lối đối ngoại.

Việc Hoa Kỳ quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ngày đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ hai nước. Lý do để hoa Kỳ đưa ra quyết định này là do những lợi ích mà Việt Nam có thể đem lại cho Mỹ trong bối cảnh quan hệ quốc tế mới có nhiều thay đổi. Trước hết, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Việt Nam giúp cho Hoa Kỳ thoát khỏi

"Hội chứng Việt Nam" ; giải quyết tốt các vấn đề tù binh chiến tranh và binh

lính Mỹ mất tích trong chiến trạnh (POW/MIA) ; xóa bỏ những mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ và đưa đất nước tiến lên. Tổng thống Bill Clinton khẳng định điều này trong tuyến bố ngày 11/7/1995 :

"Bước đi này sẽ giúp chúng ta đi lên phía trước về một vấn đề chia rẽ người Hoa Kỳ với nhau quá lâu rồi. Chúng ta hãy hướng về tương lai. Chúng ta có quá nhiều việc phải làm ở phía trước. Đây là lúc tạo cho chúng ta cơ hội để hàn gắn các vết thương của chúng ta. Những vết thương này đã không chịu lành quá lâu rồi. Giờ chúng ta có thể tiến tới một cơ sở chung. Bất kể những gì đã chia rẽ chúng ta trước đây, chúng ta hãy xếp vào quá khứ. Hãy để cho giây phút này, theo từ của Kinh Thánh, là thời điểm để hàn gắn, thời điểm để kiến tạo".[13]

Ngày 12/7/1995 Mỹ tuyên bố chính thức việc công nhận ngoại giao của Việt Nam và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây được coi là sự kiện quan trọng trong ngoại giao Việt Nam, đó là việc chấm dứt sự cấm vận của một siêu cường thế giới đối với kinh tế của Việt Nam, nó cũng đánh dấu sức mạnh ngoại giao của Việt Nam với một cường quốc lớn trên thế giới.

Như vậy, có thể nói việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, nó mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hai nước. Đối với Hoa kỳ, thiết lập quan hệ với Việt Nam sẽ giúp cho họ có thể quên được hận thù của quá khứ; có thêm những bước tiến mới trong vấn đề POW và MIA [64]; xóa bỏ "hội chứng Việt Nam" và những bất đồng trong nội bộ;

nó còn giúp cho Mỹ củng cố được vai trò và vị thế của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đối với Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một thắng lợi quan trọng trong đường lối ngoại giao mới "Đa phương hóa, đa dạng hóa" [28]. Đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Việt Nam có quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước trên thế giới. Việc khai thông quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ giúp cho Việt Nam cải thiện quan hệ với các nước khác, gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam không chỉ thuần túy là vì lợi ích kinh tế, mà cao hơn còn lợi ích chính trị. Với âm mưu muốn xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa của một số nước đang kiên định đi theo con đường cộng sản cho nên trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ (1996) Hoa Kỳ đã xác định "Bằng cách mở rộng quan hệ đối thoại với Việt Nam, Mỹ sẽ tiếp tục khuyến khích Việt Nam đi theo con đường cải cách kinh tế và dân chủ".[68]

Điều này có nghĩa là chính quyền Clinton sẽ thực hiện chính sách từ bao vay cấm vận chuyển sang tăng cường hợp tác và "can dự" vào Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton cũng nhận thấy rằng mục tiêu chiến lược này chỉ có thể thực hiện được khi Mỹ "can dự" chứ không phải là "cô lập" hay kiềm chế. Mỹ cần đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và lấy con đường thương mại làm trọng tâm.

Việc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quyết định bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam đã có tác động lớn tới các mối quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa của hai nước. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam được thể hiện trên tất cả các phương diện cụ thể như sau :

Về chính trị, ngoại giao

Chiến lược đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam được thể hiện rõ trong bài phát biểu của Tổng thống Bill Clinton vào ngày 12/7/1995, ngày Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Như vậy, về mặt ý đồ, Mỹ xác định tiến hành kế hoạch diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ ở Việt Nam, coi các vấn đề dân chủ nhân quyền, dân tộc và tôn giáo là những thứ vũ khí chính để chống lại nhà nước Việt Nam, nhằm lật đổ sự lãnh đạo Đảng cộng sản ở Việt Nam, chuyển hóa dân chủ ở Việt Nam theo mô hình kinh tế tự do của Mỹ và các nước phương Tây.

Tuy nhiên, đằng sau ý đồ đó, có thể nhận thấy mối quan hệ chính trị, đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ trải qua rất nhiều thăng trầm theo các thời từ lịch sử khác nhau. Từ sau khi hai nước bình thường hóa với nhau 12/7/1995 mối quan hệ này đã có nhiều thay đổi. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược mỗi nước, từ lợi ích của hai nước trong khu vực, nên mối quan hệ này phát triển rất nhanh chóng.

Từ khi hai nước có sự trao đổi đại sứ chính thức với nhau năm 1997, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn tồn tại một số vấn đề biểu hiện như: Xuất phát từ lợi ích chính trị, xã hội của Mỹ để làm điều kiện cho phát triển kinh tế thương mại, nhưng Mỹ lại can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước thường xuyên có các đoàn ngoại giao cấp cao thăm viếng lẫn nhau. Năm 1995, Ngoại trưởng Mỹ Cristopher thăm chính thức Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyên Mạnh Cầm thăm Mỹ. Điều này thể hiện mong muốn cải thiện, xây dựng và phát triển mối quan hệ này. Tháng 11/1999 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William CoHen thăm Việt Nam, nhằm mục đích giao lưu và hợp tác quân sự và giải quyết vấn đề MIA ở Việt Nam. Tháng 8/2000, Ngoại trưởng Mỹ Allbright thăm Việt Nam, đây được coi là chuyến thăm tiền trạm cho chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton.[50]

Mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hai nước là chuyến công du lịch sử của Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Hà Nội vào tháng 11/2000. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tống thống Hoa Kỳ tới Việt Nam. Trong cuộc gặp với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê khả Phiêu, Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói : " ... Chúng tôi vinh dự được cùng các ngài

viết lên một chương mới, trong quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam, và chúng tôi biết ơn về chương sử mới này đã có một khởi đầu tốt đẹp. Quả thực, lịch sử mà chúng ta đề lại sau mình rất đau buồn và nặng nề. Chúng ta không được quên nó. Nhưng chúng ta không được để nó chi phối chúng ta. Quá khứ là cái đến trước tương lai, quá khứ không phải là cái quyết định tương lai... ".[76, 14]

Có thể nói, Tổng thống Bill Clinton có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và rất nỗ lực trong việc đưa quan hệ hai nước phát triển với tuyên bố : "Hoa Kỳ đi tới chỗ

coi Việt Nam là một quốc gia, không phải là một cuộc chiến tranh" [14]. Bên

cạnh đó, quan hệ với Việt Nam nước Mỹ có thể đảm bảo được an ninh quân sự, cân bằng lực lượng ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, sự lớn mạnh và gia tăng ảnh hưởng ra bên ngoài của Nhật Bản, Liên Bang Nga, Ấn Độ khiến cho Mỹ hết sức lo ngại. Một mối quan hệ ổn định với Việt Nam, nước có vị trí địa chính trị chiến lược ngày càng quan trọng sẽ giúp cho Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định vai trò toàn cầu của mình ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Hợp tác với Việt Nam còn giúp Hoa Kỳ đảm bảo an ninh và lợi ích trên Biển Đông. Tháng 3/1995, Quốc Hội Hoa Kỳ ra nghị quyết nhấn mạnh :

" Quyền đi lại tự do trên Biển Đông nằm trong lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ" .

Đối với Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ cũng nằm trong đường lối đối

ngoại của Đảng và Nhà Nước ta. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại "Đa phương hóa, đa dạng hóa". Đường lối đối ngoại mới xác định nhiệm vụ hàng đầu là : tranh thủ điều kiện quốc tế

thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc [27].

Việt Nam coi cải thiện quan hệ và bình thường hóa với Hoa Kỳ là hướng đi quan trọng trong đường lối đối ngoại. Thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ sẽ giúp Viêt Nam phá thế bao vây, cô lập, khai thông được những trở ngại khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện, mở rộng mối quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Vào ngày 12/7/1995 (ngày 11/7/1995 theo lịch nước Mỹ), Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tuyên bố đáp lại tuyên bố ngày 11/7/1995 của Tổng thống Bill Clinton: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan nghênh quyết định ngày 11/5/1995 của Tổng thống B. Clinton và sẵn sàng cùng Chính phủ Hoa Kỳ thỏa thuận một khuân khổ mới cho quan hệ giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi và phù hợp với những nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế” [46].

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI còn chịu tác động nhiều bởi yếu tố Trung Quốc. Nói cách khác, nhân tố Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Sự trỗi dậy và gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới là một thực tế. Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương . Ngăn không cho Trung Quốc thách thức vị trí siêu cường duy nhất của mình trên thế giới. Việt Nam tiếp giáp với biên giới phía Nam của Trung Quốc, có vị trí quan trọng án ngữ Biển Đông và là cầu nối với các nước ASEAN nên được Hoa Kỳ rất coi trọng. Trong tính toán của Hoa Kỳ, Việt Nam được xét đến như một đối trọng với Trung Quốc. Theo đánh giá của các nhà quân sự Mỹ: “Việt Nam có thể trở thành một công cụ thực hiện các mục tiêu của Washington nhằm tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ và kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực”[64,4].

Dưới tác động của việc bình thường hóa và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ đã giúp cho Việt Nam thu được những kết quả nhất định: Hoa Kỳ đã ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào ngày 28/7/1995 và là thành viên đầy đủ của tất cả các diễn đàn thuộc ASEAN: Diễn đàn đầu tư ASEAN (AIA), ủng hộ việc xúc tiến thành lập khu vực mậu dịch tự do trong khối ASEAN...Mỹ cũng ủng hộ Việt Nam tham gia vào Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), ủng hộ Việt Nam trở thành

thành viên chính thức của APEC. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như ASEM, tham gia vào tổ chức hợp tác hai dòng sông, sông Mêkong và sông Hằng (ACMES).

Về kinh tế, thương mại :

Chính sách kinh tế và thương mại của chính quyền Bill Clinton đối với Việt Nam được đưa ra với những mục tiêu.

Mỹ thông qua các nhà đầu tư vừa và nhỏ để đầu tư vào Việt Nam trên các lĩnh vực : viễn thông, giáo dục, hạ tầng cơ sở, thương mại, y tế... Nhằm mục tiêu từng bước gây dựng cớ sở kinh tế của Mỹ ở Việt Nam, tiến tới thúc đẩy thị trường Việt Nam trở thành thị trường quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, giúp hàng hóa Mỹ có thể thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng ở khu vực ASEAN và Châu Á- Thái Bình Dương để cạnh tranh với các đối thủ kinh tế đang nổi lên ở khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Những đối thủ được coi là mối đe dọa với vị thế của Mỹ ở khu vực này trong tương lai.

Mỹ muốn biến Việt Nam thành một quốc gia chịu sự chi phối và ảnh hưởng về kinh tế của Mỹ trong tương lai. Washington cũng hy vọng thông qua việc chi phối Việt Nam về kinh tế thì sẽ chuyển hóa được Việt Nam về chính trị. Nhằm thúc đẩy sự chuyển hóa dân chủ để Việt Nam đi theo mô hình của Mỹ đã áp dụng cho Phương Tây.

Để đạt cụ thể hóa những mục tiêu trên, chính quyền Bill Clinton đã có những động thái đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quan hệ kinh tế với Việt Nam.

Việt Nam và Hoa Kỳ đều coi việc thúc đẩy thương mại, kinh tế là mối quan hệ chiến lược và là cơ hội để hai nước có thể thâm nhập hàng hóa vào thị trường của nhau. Do đó, chính sách đối ngoại của chính quyền Bill Clinton được xác định rất rõ. Mỹ coi Việt Nam là nước có tiềm năng lớn ở khu vực. Hợp tác với Việt Nam, Mỹ sẽ có nhiều điều kiện phát triển kinh tế và đem hàng hóa Mỹ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ coi Việt Nam là cửa ngõ để vào Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đối với Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam không chỉ đơn thuần là lợi

nhuận mà còn muốn thông qua quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam để chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa. Có thể nhận thấy lợi ích và mục tiêu trong mối quan hệ kinh tế, thương mại của hai nước là rất khác nhau. Do đó, mối quan hệ kinh tế thương mại của việt Nam- Hoa Kỳ gặp không ít khó khăn.

Việc Việt Nam - Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại tự do Việt-Mỹ BTA (2001) đánh dấu bước phát triển lớn trong mối quan hệ kinh tế hai nước. Điều này cho thấy hai nước đã nhìn nhận thấy những lợi ích có thể đem lại cho nhau, quan trọng hơn là Việt Nam và Hoa Kỳ đã "khép lại quá khứ để hướng tới tương lai". Hiệp định này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho các doanh nghiệp Mỹ muốn sử dụng lực lượng lao động của Việt Nam để sản xuất các sản phảm hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu về Mỹ. Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do này còn giúp các nhà doanh nghiệp Mỹ nhận được các khoản vay trợ cấp của hàng hóa xuất khẩu Mỹ và được bảo hiểm của các công ty đầu tư nước ngoài, các tổ chức buôn bán cho các dự án đó tại Việt Nam.

Việc Mỹ xóa bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)