Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến động và tương quan so sánh lực lượng nghiêng về có lợi cho CNTB. Đứng trước tình hình thế giới như vậy, đòi hỏi các quốc gia phải có sự điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp với yêu cầu và tính chất của tình hình thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Mỹ loại bỏ được một đối thủ và Mỹ ngày càng khẳng định được vị trí siêu cường số một thế giới của mình. Việc đưa ra đường lối chính sách của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của thế giới trên tất cả các lĩnh vực.
Trong bối cảnh đó, nước Mỹ có sự thay đổi về bộ máy chính quyền, Washington đã tìm cho mình một người lãnh đạo mới có khẳ năng giải quyết các vấn đề trong nước và thế giới. Tháng 1/1993 Tổng thống Bill Clinton lên làm Tổng thống thứ 42 của nước Mỹ và đưa ra chính sách đối ngoại mới. Đó là "Chiến lược mở rộng". Sau hơn một năm điều chỉnh, tháng 2/1995 Nhà Trắng chính thức ra công bố chiến lược "Cam kết và Mở rộng". Đây được coi là chiến lược cuối cùng của Mỹ trong những năm còn lại của thế kỷ XX.
Về tư tưởng trong chính sách đối ngoại, Mỹ luôn cho rằng chỉ có tăng cường “Cam kết và mở rộng” mới có thể giảm bớt mối đe dọa tới vị trí số một của Mỹ và đảm bảo chắc chắn an ninh quốc gia lợi ích cho Mỹ.
Về nhiệm vụ của chính sách đối ngoại, Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đề ra 5 nhiệm vụ chính như sau:
- Phải xây dựng một Châu Âu thống nhất dân chủ và hòa bình;
- Hình thành một đại gia đình Châu Á-Thái Bình Dương hùng mạnh và ổn định;
- Mỹ là một lực lượng hòa bình quan trọng nhất thế giới, tiếp tục đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới
- Thông qua thể chế mậu dịch mở cửa hơn và có tính cạnh tranh hơn, sẽ tạo ra cho nhân dân Mỹ nhiều cơ hội về việc làm
- Mỹ tăng cường hợp tác quốc tế trong viêc đối phó với các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia.[42, 23]
Về biện pháp thực hiện trong chính sách đối ngoại, Mỹ nỗ lực phối hợp với các quốc gia dân chủ để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở những khu vực then chốt. Đồng thời, tăng cường phối hợp trong việc đối phó với các đe dọa mới về an ninh. Hoa Kỳ củng cố các công cụ quân sự, ngoại giao và đảm bảo luật pháp để đáp ứng mọi thách thức. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người Mỹ bằng cách phát triển các hệ thống kinh tế mở và có khẳ năng cạnh tranh, đáp ứng lợi ích của các nước khác.
Đặc điểm của nội dung chính sách đối ngoại, cục diện chiến lược thế giới phát triển từ chỗ có thể dự đoán được sang khó nắm bắt. Mối đe dọa đối với Mỹ phát triển từ đơn nhất đến đa nguyên. Vị trí của Mỹ từ chỗ siêu cường còn lại duy nhất, chuyển sang vị trí siêu cường không tuyệt đối, từ một nước mạnh nhất về quân sự nhưng mất vị trí chi phối về kinh tế. Quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh chuyển từ liên minh cố định thành đồng minh phù hợp với tình hình quốc tế thay đổi. Vũ khí hạt nhân từ chỗ chỉ là công cụ chiến lược nay có thể trở thành công cụ của công nghệ khủng bố. Quy mô chiến tranh có thể khống chế được, nguy cơ tiềm tàng đe dọa vị trí của Mỹ là các cường quốc khu vực. Khu vực ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ chuyển từ Châu Âu sang nhiều khu vực khác trên phạm vi toàn cầu.
Cũng như chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của Tổng thống Bush (Cha) năm 1989, một trong những cơ sở để xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ là phải xác định rõ lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực quan trọng chủ chốt trong bối cảnh quốc tế mới. Ban đầu chính quyền Bill Clinton vạch chiến lược Ngoại giao mới là "Chiến lược mở rộng" sau đó bổ sung thêm nội dung quan trọng "Cam kết" và gọi chung là chiến lược "Cam kết và mở rộng”. “Mở
rộng” có nghĩa là mở rộng cộng đồng tự do các nền dân chủ thị trường trên
thế giới. Theo Anthony Lake Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ trong bài diễn văn tại trường Đại học Jonh Hokin ngày 21/1/1993 định nghĩa về “Chiến lược mở
những chấm đỏ cộng sản trên bản đồ thế giới, còn nhiệm vụ mới là làm loang
rộng những chấm xanh dân chủ” [73, 173] và bốn yếu tố của chiến lược “mở
rộng” là:
Thứ nhất, tăng cường củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường
lớn và các nước tư bản phát triển nhất nhằm tạo ra nòng cốt cho sự phát triển mở rộng.
Thứ hai, giúp đỡ, duy trì và củng cố các nền dân chủ mới và kinh tế thị
trường ở những nơi có thể, nhất là trong những nước có tầm quan trọng và cơ hội, đặc biệt các nước SNG và Đông Âu.
Thứ ba, phải đối phó với sự xâm lược và ủng hộ sự tự do hóa ở các
nước thù địch với nền dân chủ và thị trường.
Thứ tư, theo đuổi chương trình nhân đạo bằng cách cung cấp viện trợ
và cả bằng hành động giúp đỡ nền dân chủ và kinh tế thị trường ở những khu vực thuộc mối quan tâm nhân đạo lớn.[73, 179]
"Cam kết" ở đây có thể được hiểu là Mỹ vẫn cần tham gia vào các vấn
đề quốc tế, không chỉ tham gia mà còn lãnh đạo, không những phải can thiệp mà còn đi đầu. Bởi lẽ chính quyền Mỹ cũng nhận thấy trong thế giới công nghệ thông tin cực kỳ nhanh nhạy như hiện nay, xu thế nhất thể hóa kinh tế khu vực và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tăng lên, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng lớn. Đây chính là lý do khiến Mỹ đưa ra chính sách
"Cam kết và mở rộng".
Nội dung chiến lược "Cam kết và mở rộng" bao gồm những nội dung như sau:
Thứ nhất, củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường lớn trong đó
Mỹ là hạt nhân;
Thứ hai, khuyến khích, củng cố các nền dân chủ mới và các nền kinh tế
thị trường ở nơi có thể, đặc biệt là ở các nước có tầm quan trọng đặc biệt và cơ hội đặc biệt;
Thứ ba, chống lại sự xâm lược và ủng hộ sự giải phóng ở các nước thù
Theo đuổi chương trình nhân đạo, không chỉ đang cung cấp viện trợ mà còn trợ giúp cho "dân chủ và thị trường".
Bản chất của chiến lược "Cam kết và Mở rộng" là phát huy vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển, duy trì lợi ích an ninh và kinh tế ở các khu vực. Từng bước thiết lập trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, bành trướng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa Mỹ và thể chế dân chủ tư sản theo mô hình của Mỹ và Phương Tây.
Để triển khai chiến lược "Cam kết và Mở rộng" trên hoạt động đối ngoại Mỹ đều xoay quanh 3 trụ cột chính : An ninh kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Trong đó đảm bảo lợi ích kinh tế được coi là ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất. [12, 47- 52]
Tuy nhiên, Chính sách đối ngoại của Chính quyền Clinton trong hai nhiệm kỳ cũng có những sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Chính sách đối ngoại đó được điều chỉnh theo các hướng sau:
Chú trong việc thực hiện chính sách liên minh hợp tác với các nước là đồng minh, đồng thời thi hành chính sách cân bằng lực lượng giữa các nước đồng minh và các nước là đối thủ. Mỹ dùng chính sách dùng nước này làm đối trọng để kiềm chế nước khác, ngăn chặn không cho các đối thủ có thể trỗi dậy và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ trên thế giới; Chính quyền Clinton cũng đã giảm cam kết và giảm lực lượng vũ trang, căn cứ quân sự trên thế giới, cho phù hợp với khả năng của Mỹ; Mỹ ủng hộ Nga và các nước SNG trong quá trình dân chủ hóa và tư nhân hóa, thúc đẩy các nước này chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do và dân chủ theo kiểu phương Tây, nhằm ngăn chặn sự phục hồi của CNXH ở các nước này; giải quyết các cuộc xung đột khu vực thông qua thương lượng có lợi cho Mỹ. Đối phó với trào lưu mới về ý thức dân tộc và chủ quyền quốc gia của các nước đang phát triển; khai thác và sử dụng vai trò của Liên Hợp Quốc để thực hiện chính sách đối ngoại và chiến lược toàn cầu mới của Mỹ; thiết lập một trật tự mới do Mỹ lãnh đạo. Đồng thời tiếp tục xác lập vị thế siêu cường số một của Mỹ.
Trong chiến lược ngoại giao mới của mình Mỹ xác định các mục tiêu cơ bản là phục vụ chiến lược phục hưng nền kinh tế Mỹ; tăng cường thực hiện kiềm chế Nhật Bản và Tây Âu trong quỹ đạo của Mỹ; thúc đẩy Nga và các nước Đông Âu chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu Phương Tây, đó là nền kinh tế vận hành theo mô hình của Mỹ và Mỹ chính là người ra “luật chơi” trong quỹ đạo này; chuyển trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao sang đối phó với tình hình các khu vực, giải quyết các cuộc xung đột khu vực theo hướng có lợi cho Mỹ.
Tổng thống Bill Clinton đưa ra 3 trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh:
Thứ nhất, làm sống động lại nền kinh tế Mỹ, ưu tiên về đối nội và đối
ngoại, nhằm duy trì vai trò "hàng đầu" của Mỹ trên thế giới, đưa Hoa Kỳ trở lại thành một cường quốc kinh tế lớn, đặt nước Mỹ trở lại vị trí tiên phong trong cuộc đấu tranh vì một sự tăng trưởng lâu bền.
Thứ hai, giương cao ngọn cờ dân chủ, nhân quyền và thị trường tự do,
coi đó là một động lực để thúc đẩy và thực hiện chính sách đối ngoại mới của Mỹ. Mục tiêu mà chính quyền Bill Clinton muốn hướng đến phải đem lại sự hỗ trợ đối với trào lưu dân chủ hóa và tự do hóa kinh tế.
Thứ ba, mở rộng các nền dân chủ thị trường lớn trong đó Mỹ là hạt
nhân, đồng thời khuyến khích và củng cố các nền dân chủ mới ở những nới các nền kinh tế thị trường có thể thực hiện được, đặc biệt là ở các nước có vai trò, vị trí chiến lược. Hoa Kỳ cũng đưa ra chính sách chống lại bất cứ cường quốc nào có ý định nổi lên chống lại Mỹ và thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ. Chính quyền Clinton đặt vấn đề dân chủ và nhân quyền là một trong chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình và tìm mọi cách để thúc đẩy dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, đồng thời tăng cường áp đặt vấn đề này đối với các nước XHCN còn lại. Tuy nhiên, Chính quyền Bill Clinton cũng chủ trương không để vấn đề dân chủ, nhân quyền có tác động xấu đến lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ ở các khu vực liên quan và không đặt yêu cầu đạt được dân
chủ và nhân quyền bằng bất cứ giá nào trong quan hệ với các nước. Đối với mục tiêu thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, Mỹ chủ trương xúc tiến việc củng cố các vấn đề dân chủ, thị trường tự do ở tất cả các nước, đặc biệt là những nước thực hiện sự thay đổi chuyển từ các xã hội khép kín sang mở cửa. Washington cũng cam kết thúc đẩy các hoạt động tự do tư tưởng và tôn giáo, nhấn mạnh an ninh quốc gia Mỹ phụ thuộc vào việc bảo vệ và mở rộng dân chủ trên toàn thế giới.
Trong chiến lược an ninh quốc gia, Tổng thống Bill Clinton đưa ra mục tiêu trong chính sách đối ngoại là tập trung phát triển kinh tế và coi sự phát triển này như chùm lase để giành lại vị thế lãnh đạo kinh tế trong nền kinh tế thế giới. Tổng thống Bill Clinton coi đây là ưu tiên và lợi ích sống còn trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Việc kiên trì theo đuổi tự do hóa thương mại, được coi là biện pháp chiến lược quan trọng nhất và là động lực của chính sách kinh tế đối ngoại. [6, 18]
Nếu như trong nhiệm kỳ đầu Chính quyền Clinton đưa ra chiến lược
“Cam kết và mở rộng” (1995), thì nhiệm kỳ sau chính sách đối ngoại của
chính quyền Tổng thống Bill Clinton lại được bổ sung bằng chiến lược “An
ninh quốc gia cho thế kỷ mới” (12/1999). Một trong những cơ sở quan trọng
để Mỹ thay đổi chiến lược an ninh mới sau chiến tranh Lạnh là do Mỹ đã xác định rõ được những lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực cốt yếu trong bối cảnh quốc tế mới. Lợi ích quốc gia đó được Mỹ xác định trong "chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới" [68] được chia theo các mức độ quan trọng khác nhau tùy theo giai đoạn và bối cảnh quốc tế cụ thể.
Như vậy, trong “chiến lược an ninh quốc gia mới” của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, lợi ích quốc gia của Mỹ được xác định ngày càng toàn diện hơn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Việc đảm bảo lợi ích này nhằm đảm bảo duy trì vị trí siêu cường số một của Mỹ trong một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực nổi lên cạnh tranh gay gắt. Từ đó, Mỹ có thể thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn bất cứ nước nào đe dọa đến lợi ích an ninh.[69, 5-10]
Để thực hiện tốt chiến lược "Cam kết và mở rộng", chính quyền Bill Clinton đã đề ra các biện pháp việc về chính trị- an ninh, kinh tế, quân sự, ngoại giao như sau:
Về chính trị - tư tưởng, chính quyền Tổng thống Bill Clinton đề ra mục
tiêu là thúc đẩy dân chủ nhân quyền và tự do theo kiểu Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, Washington chủ trương thực hiện các biện pháp:
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, chính quyền Clinton phủ nhận tính
cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng tiến bộ của nhân loại, đề cao các giá trị và đẩy mạnh học thuyết của giai cấp tư sản, tuyên truyền "tự do dân chủ và nhân quyền tư sản", phủ nhận giá trị, đạo đức của CNXH; Mỹ chủ trương chống lại chính sách của Đảng cộng sản, dùng các thủ đoạn chống phá các đường lối chính sách đó. Lợi dụng việc mở rộng và hợp tác giao lưu để khai thác những thiếu sót của CNXH trong quá trình thực hiện đổi mới, cải cách; chống phá các tổ chức Đảng cộng sản, làm tha hóa đội ngũ đảng viên. Đẩy mạnh, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, thúc đẩy quá trình "tự diễn biến" từ bên trong đến bên trên. Đồng thời, tạo ra các lực lượng đối lập, đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng, tập hợp lực lượng nhằm bạo loạn, lật đổ và chống phá; chia rẽ Đảng cộng sản với quần chúng, đòi bầu cử tự do để lựa chọn người cầm quyền. Lợi dụng vấn đề tha hóa, tham nhũng của các cán bộ đảng viên làm mất uy tín của Đảng cầm quyền; đẩy mạnh trao đổi nhân viên, lưu học sinh, sinh viên và các quan chức qua lại sang phương Tây và Hoa Kỳ tạo ra một bộ phận chịu ảnh hưởng hình thái ý thức phương Tây. Nhằm tiến hành thẩm thấu văn hóa tư tưởng phương Tây vào các nước XHCN. Đồng thời, đào tạo các nhà lãnh đạo thân Mỹ trong tương lai. Thực