Đối với quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 92)

Có thể nói chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton có tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế. Bởi lẽ, Hoa Kỳ là một siêu cường số một thế giới, việc hoạch định đường lối đối ngoại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, mối quan hệ giữa các nước với nhau. Đồng thời, Mỹ cũng là nước đưa ra "luật chơi" trong mối quan hệ này. Chính sách đối ngoại

của Mỹ có thể tác động tích cực hoặc làm hạn chế đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Mỹ vẫn luôn duy trì vai trò vị thế của mình trên trường quốc tế và đóng vai trò chi phối quan hệ quốc tế trên tất cả các lĩnh vực chính trị- an ninh, kinh tế, văn hóa- xã hội. Điều này được thể hiện như sau :

Về chính trị- an ninh : Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền

Bill Clinton đã làm thúc đẩy vị thế siêu cường duy nhất trong quan hệ quốc tế. Nước Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào việc giải quyết các vấn đề chính trị, an ninh quốc tế cũng như khu vực như các vấn đề ở khu vực Ban Căng, hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Iran, Iraq, vùng Sừng Châu Phi...

Mỹ sử dụng tối đa sức mạnh của các nước đồng minh cũng như các tổ chức chính trị và quân sự mà Mỹ đóng vai trò chi phối như NATO, OSCE, OAS để xác lập vị thế về chính trị và quân sự của Washington trên phạm vi toàn cầu. Chính quyền Clinton sử dụng Liên Hợp Quốc như một công cụ để giải quyết các vấn đề về an ninh và quân sự, chính trị của nước Mỹ.

Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton, Mỹ đã thúc đẩy chiến lược "cam kết và mở rộng" trong lĩnh vực chính trị, an ninh đối với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Chính sách này đã có tác động rất lớn đối với đời sống an ninh, chính trị quốc tế như sau :

Từ năm 1991 đến 2000, nước Mỹ đã tiến hành hơn 40 lần xâm lược và can thiệp quân sự vào rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Đối với Iraq, Mỹ đã can thiệp vào vấn đề Iraq thông qua cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990- 1991. Chính quyền Clinton phát động chiến dịch "Con cáo sa mạc", khi Mỹ cùng Anh dùng máy bay ném bom Iraq năm 1998. Ngoài ra, Mỹ còn ủng hộ lực lượng li khai người Shiai gây ra cuộc xung đột ở Iraq, nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Hussen năm 1992, 1996. Đối với Bosnia, Mỹ với tư cách là lực lượng NATO đã đưa 20.000 quân vào quốc gia ở khu vực Ban Căng này.

Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton xác định không chấp nhận thế giới "đa cực", và cũng không chấp nhận thế giới "nhất siêu đa cường" như các cường quốc khác : EU, Trung Quốc và Nga mong muốn. Mỹ muốn tận dụng sức mạnh quân sự, ngoại giao và chính trị của mình trong giai đoạn này

để thực thi xây dựng và một thế giới một cực, trong đó Mỹ là trung tâm. Điều này, tác động rất lớn trong quan hệ quốc tế. Nước Nga, mặc dù đang trong tình trạng kinh tế suy thoái, chính trị bất ổn, nhưng không vì thế mà Mỹ có thể đưa ra bất cứ luật chơi nào áp dụng cho nước Nga. Trung Quốc, phản đối Mỹ phát động chiến dịch quân sự nhằm chống lại lợi ích của các quốc gia có chủ quyền. Bản thân nội bộ các nước đồng minh của Mỹ cũng phản đối chính sách thế giới một cực của Mỹ đang áp dụng. Hai đồng minh quan trọng của Mỹ ở Châu Âu đồng thời cũng là thành viên của NATO là Pháp và Đức, có ý định thành lập ở Châu Âu một lực lượng phản ứng nhanh riêng với 50.000- 60.000 quân thường trực. Với mục đích giải quyết các vấn đề chính trị và an ninh ở khu vực theo quan điểm của Châu Âu, nhằm giảm bớt vai trò của Mỹ ở khu vực này.

Ở bất cứ khu vực nào mà có dấu hiệu bất ổn về vấn đề dân chủ nhân quyền, dân tộc và tôn giáo, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ sẵn sàng can thiệp, nhằm mục tiêu làm bất ổn về chính trị và an ninh ở các quốc gia này và đưa các quốc gia này theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Tận dụng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở khu vực Đông Á năm 1997, 1998, Mỹ đã can thiệp vào tình hình chính trị và an ninh của Indonexia bằng việc Mỹ yêu cầu Tổng thống Suharto (nhà lãnh đạo lâu năm nhất của khu vực Châu Á) phải từ chức vào năm 1997, gây sức ép với chính quyền của Tổng thống Harbibi về vấn đề Đông Timo bằng việc cáo buộc chính quyền của người tiền nhiệm Suharto vi phạm nhân quyền, thanh lọc sắc tộc ở tỉnh này. Yêu cầu đưa cựu Tổng thống Suharto và tướng Yrianto ra tòa án quốc tế Lahay về tội ác chống lại loài người. Khi chính phủ Indonexia không chấp nhận, Mỹ đã tiến hành cấm vận vũ khí, tài chính và cô lập ngoại giao đối với Indonexia. Mỹ gây sức ép với Indonexia để nước này công nhận nền độc lập của Đông Timo, ủng hộ phong trào li khai do Sanana Gusmao lãnh đạo. Trước sức ép của Mỹ, chính quyền của Tổng thống Wahid đã buộc phải công nhận nền độc lập của Đông Timo vào 8/2002.

Mỹ thông qua NATO và EU, để thực hiện mục tiêu bình định khu vực Đông và Đông Nam Châu Âu, nơi mà trước đây vốn thuộc vùng ảnh hưởng của Nga trong chiến tranh Lạnh. Đồng thời, đây cũng là khu vực được Mỹ xác định là trái tim của Châu Âu và thế giới, khống chế được khu vực này Washington có thể dễ dàng thực hiện chính sách an ninh, quân sự, chính trị của mình ra các khu vực phụ cận như khu vực Trung Á, Trung Cận Đông, lục địa Á-Âu, Châu Phi. Chính quyền Mỹ tăng cường mở rộng NATO, nhằm mục tiêu thu hẹp ảnh hưởng của Nga và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ. Đồng thời, qua việc mở rộng NATO, Mỹ sẽ gắn chặt các nước đồng minh Châu Âu lại với mình, làm cho các nước này khó có thể thực hiện các chính sách riêng biệt với Mỹ. Trong chính sách với Nga, Mỹ đưa ra quan điểm "Làm cho Nga ngày càng hội nhập sâu hơn với Châu Âu và NATO, nhưng không cho Nga làm người quyết định chính sách ảnh hưởng đến an ninh và chính trị của Châu Âu".

Về kinh tế : Chính quyền Bill Clinton đã xác lập được vị thế siêu cường

kinh tế số một thế giới. Sức mạnh kinh tế của Mỹ trong giai đoạn này vượt trội so với các cường quốc khác. Mỹ duy trì và sử dụng các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và khu vực như ADB, IMF, NAFTA, WTO...và đề ra luật chơi trong quan hệ kinh tế quốc tế để duy trì sức mạnh kinh tế vượt trội. Đồng thời, Mỹ tìm cách kìm hãm các nước đồng minh và các quốc gia khác trên thế giới. Nhằm mục đích không cho các quốc gia đó đe dọa đến lợi ích và vị thế siêu cường số một về kinh tế của Mỹ.

Thông qua các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), chính quyền Mỹ có thể kết hợp kinh tế với tham vọng chính trị của mình với các khu vực khác trên thế giới. Nhằm mục tiêu khống chế và điều khiển các hoạt động kinh tế của các tổ chức và các quốc gia theo ý muốn của Mỹ.

Trong giai đoạn này, tận dụng ưu thế là siêu cường số một về kinh tế, Mỹ đã tiến hành can thiệp tác động đến các nền kinh tế của các nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính năm 1997, 1998. Nhằm mục đích, gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các quốc gia này, thiết lập mô hình kinh tế của chủ nghĩa tự do mới do

Mỹ lãnh đạo ở các nước. Thông qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á, Mỹ đã áp đặt mô hình kinh tế Mỹ ở các quốc gia cụ thể như sau :

Đối với Thái Lan, thông qua nhà tài phiệt tiền tệ George Soros, Mỹ đã làm sụp đổ nền kinh tế Thái Lan, làm cho dự trữ ngoại tệ của nước này từ 38 tỷ USD xuống còn 15 tỷ USD trong vòng chưa đầy một tuần. Điều này làm cho ngân hàng TW Thái Lan phải tuyên bố phá giá đồng Bạt. Đẩy Thái Lan lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc. Để khống chế được Thái Lan, Chính quyền Clinton đã sử dụng các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và khu vực như IMF, WB, ADB cho Thái Lan vay 38 tỷ USD, đi đôi với các điều kiện thắt chặt tài chính công và chi tiêu. Làm cho Thái Lan phụ thuộc vào Mỹ và các thể chế tài chính do Mỹ chi phối.

Điều tương tự này cũng diễn ra ở Hàn Quốc và Indonexia. Tại Hàn Quốc, chính quyền của Tổng thống Kim Dang Sam đã rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ chưa từng có trong lịch sử nước này. Bất ổn về kinh tế xã hội, thất nghiệp gia tăng, đe dọa đến sự tồn tại của quốc gia vốn được coi là đồng minh truyền thống của Washington ở khu vực Đông Bắc Á. Để cứu vãn nền kinh tế Hàn Quốc, Mỹ đã chỉ đạo các thể chế tài chính tiền tệ quốc tế và khu vực là IMF, WB, ADB "bơm" cho Hàn Quốc khoản tài chính 58,5 tỷ USD.

Tại Indonexia, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Á, quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn về kinh tế trầm trọng. Mỹ đã chỉ đạo các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và khu vực siết chặt cấm vận kinh tế đối với chính phủ của các Tổng thống Suharto, Habibi, Wahid buộc quốc gia này phải chấp nhận các điều khoản về kinh tế và chính trị do Mỹ đưa ra. Đồng thời, Mỹ tiến hành phong tỏa tài sản của cựu Tổng thống Suharto và hai người con trai ông này. Với lý do, trong suốt thời kỳ cầm quyền kéo dài 32 năm, Suharto và hai người con trai đã tham nhũng số tiền lên tới 30 tỷ USD. Chính sách cấm vận này của Mỹ đã làm cho Indonexia lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonexia luôn ở mức trên 7% trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX đến năm 1997

mức tăng trưởng này tụt xuống ở mức âm hai con số. Dự trữ ngoại tệ sụt giảm nghiêm trọng.

Đối với Nga, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế năm 1997, 1998 đã tác động sâu sắc tới nước Nga. Kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng và đứng bên bờ sụp đổ, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức âm hai con số. Lạm phát năm 1998 trên 200%, đồng Rúp bị mất giá, thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng của Nga bị tê liệt do khủng hoảng tài chính tiền tệ. Khó khăn kinh tế đã tác động đến nền chính trị và xã hội của nước Nga. Bằng chứng là trong vòng 2 năm 1997, 1998 nước Nga đã có 3 chính phủ ra đời là Spasin, Kirienko, Primakov. Mỹ đã ra lệnh cho các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế WB, IMF cho Nga vay những khoản tài chính với những điều kiện rằng buộc và khắc khổ. Nhằm mục đích làm cho Nga lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và kiệt quệ và nước Nga khổng thể vươn lên trở thành cường quốc về kinh tế.

Về văn hóa- xã hội : Với việc tận dụng tối đa hóa sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, chính quyền Clinton đã gia tăng ảnh hưởng văn hóa Mỹ đối với các quốc gia, khu vực trên thế giới như các kênh mạng xã hội google, facebook, kênh truyền hình CNN, ABC, AB.

Mỹ đã gia tăng sức mạnh văn hóa Mỹ nhằm mục tiêu gắn văn hóa với vấn đề dân chủ và nhân quyền. Áp đặt những giá trị văn hóa Mỹ và bắt các quốc gia khác phải tuân theo những giá trị mà Mỹ đề ra. Thông qua các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức văn hóa được chính quyền Clinton và các nhà tài phiệt Mỹ tài trợ, chính quyền Washington đã từng bước gia tăng ảnh hưởng văn hóa đến nhiều quốc gia trên thế giới như viện giáo dục quốc tế IIE...

Mỹ đã gắn các cuộc cách mạng sắc màu và các vấn đề thay đổi dân chủ ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Mỹ đã tài trợ cho các hoạt động của các tổ chức giáo dục ở các quốc gia SNG, Đông Nam Âu, nhằm tạo ra các cuộc cách mạng sắc màu ở các nước này. Tại Nga, Mỹ có hàng nghìn các tổ chức phi chính phủ về giáo dục hoạt động ở nước này. Các tổ chức này đã tài trợ về tài chính, lập các đảng phái chống đối, bơm tiền cho các nhà tài phiệt

mới nổi ở nước Nga, nhằm mục đích tạo dựng các lực lượng cũng như các nhân vật đứng đầu ở các tổ chức này thành những lực lượng chống đối nước Nga sau này. Mỹ đã tài trợ cho trùm tài phiệt Nga Brezusky để nhân vật này giữ chức Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Liên Bang Nga, tài trợ cho trùm tài phiệt Khodokovky chủ tịch hãng dầu mỏ Yokos để nuôi dưỡng nhân vật này thành lãnh tụ chính trị đối lập thân Mỹ. Đồng thời, chính quyền Clinton lập ra các đảng phái chính trị đối lập ở nước Nga được Mỹ và phương Tây tài trợ, nhằm tiến hành các cuộc cách mạng sắc màu ở nước Nga trong hiện tại và tương lai. Như việc lập ra Đảng Nước Nga khác của cựu danh thủ cờ vua Gary Karbarov, Đảng nước Nga thay đổi...

Tại Nam Tư cũ, Mỹ đã thông qua các tổ chức phi chính phủ và nhân quyền, tài trợ cho các lực lượng các tổ chức chính trị đối lập, sinh viên đối lập lật đổ sự lãnh đạo của Tổng thống Milosivich vào tháng 8/2000 và đưa ông này ra tòa án quốc tế Lahay.

Tại Iraq, thông qua các tổ chức phi chính phủ, các lực lượng người Iraq lưu vong sống tại Mỹ và phương Tây. Chính quyền Clinton đã tài trợ cho lực lượng của Đảng dân chủ người Quốc, Mặt trận yêu nước người Quốc, Đảng dân chủ Iraq. Nhằm mục đích lật đổ chính quyền của Tổng thống Hussen.

Thông qua các tổ chức phi chính phủ, các quỹ văn hóa, Mỹ từng bước thúc đẩy mô hình chính trị của các nước Đông Âu hội nhập nhanh hơn nữa vào mô hình chính trị, kinh tế của các nước phương Tây. Nhằm xác lập ảnh hưởng của văn hóa và giá trị Mỹ và phương Tây ở các nước này.

Tóm lại, trong giai đoạn này chính quyền Bill Clinton đã có những

chính sách, mục tiêu tác động và ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế trên các linh x vực chính trị an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Góp phần định hướng tình hình thế giới có lợi cho Mỹ trong quan hệ quốc tế giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)