Những thành tựu

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 80)

Trong hai nhiệm lãnh đạo nước Mỹ, chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã đề ra những chính sách đối ngoại đối với các nước trong khu vực và thế giới trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và đã đạt được những kết quả cụ thể.

Về chính trị.- quân sự

Có thể nói Tổng thống Bill Clinton thực sự có một tầm nhìn về vai trò lãnh đạo của Mỹ sau chiến tranh Lạnh. Cách nhìn nhận đó không có gì khác so với người tiền nhiệm Bush (cha). Theo quan điểm này, nước Mỹ vẫn là trung tâm và là người lãnh đạo thế giới, trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo chứ không phải một quốc gia nào khác trên thế giới.

Theo quan điểm của Cố vấn An ninh quốc gia Anthony Lake: "...Kế thừa một học thuyết “ngăn chặn” phải là một chiến lược “mở rộng” mở rộng một nền dân chủ tự do trên toàn thế giới. "Khi nó đã làm cho chiến lược của TT Bush giảm đi cái mà nhà chính trị học Gaddis Smith gọi là nó" tầm

thường...” [101, 23]

Chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng nhận thức rõ được cần phải thay đổi đường lối chính sách đối ngoại cho phù hợp với một trật tự thế giới mới. Theo như nhận định của Cố vấn an ninh quốc gia Anthony Lake, chiến lược "ngăn chặn" đã lỗi thời bởi chiến lược này được đưa ra trong bối cảnh thế giới vẫn bị phân chia thành hai cực đối đầu Xô – Mỹ mà mục tiêu xuyên suốt của chiến lược này tiêu diệt Liên Xô và khối XHCN, xác lập một vị trí lãnh đạo thế giới mới. Trong khi đó, chiến lược “Cam kết và mở rộng” của

Tổng thống Bill Clinton lại có mục tiêu hoàn toàn khác. Điểm khác biệt ở đây là tình hình quốc tế đã thay đối, nước Mỹ cũng không phải nước Mỹ của thời chiến tranh Lạnh nữa, thế giới trong thời kỳ chính quyền Bill Clinton cầm quyền là thế giới “đa cực”, Mỹ là siêu cường duy nhất. Mỹ trong giai đoạn ngoài mục tiêu lãnh đạo thế giới, Washington còn có nhiệm vụ truyền bá các giá trị dân chủ tự do theo kiểu Mỹ và phương Tây ra toàn thế giới.

Cách nhìn về thế giới của Tổng thống Bill Clinton đã khác trước, ông không nhìn về Châu Âu như một thế giới chung nhất như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh mà đã nhìn nhận và đánh giá đúng hơn về một Châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng phát triển và có vai trò, vị trí rất quan trọng trên bản đồ thế giới, bởi sự xuất hiện của các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia ASEAN và các nước NICs cũng sức mạnh kinh tế của Nhật Bản ngày càng phát triển. Chính quyền Bill Clinton cũng nhìn nhận thấy rằng bản thân họ cũng là một nước Thái Bình Dương, nơi họ có nhiều đồng minh và lợi ích ở đó như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand. Cho nên, việc Mỹ duy trì vai trò của mình trong khu vực này như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, an ninh quốc gia Mỹ như vậy trong thế kỷ XXI.

Với những mục tiêu trên trong đường lối đối ngoại của mình chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã thu lại được những thành quả sau.

Mỹ duy trì được vị trí siêu cường về chính trị và quân sự thế giới. Chính quyền Bill Clinton đóng vai trò làm trung gian hòa giải cho nhiều cuộc xung đột khu vực và quốc tế. Thông qua Liên Hợp Quốc, Mỹ đã làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột giữ Isarel và Palestine bằng Hiệp định hòa bình Oslo (Na Uy) năm 1993 giữa Thủ tướng Yitzhak Rabin và Chủ tịch mặt trận giải phóng dân tộc PRO Palestine, Yasser Arafat.

Mỹ đóng vai trò làm trung gian hòa giải để chấm dứt cuộc nội chiến ở Liên Bang Nam Tư cũ (1988 -1995) giữa người Hồi giáo, người Croatia và Serbia bằng Hiệp định hòa bình "Dayton" ở Dayton vào 8/1995.

Tổng thống Bill Clinton cũng là người đỡ đầu cho chính phủ của Tổng thống Haiti, Aristide, trở lại Haiti cầm quyền năm 1994 sau khi bị tướng Raul Cedras đảo chính năm 1989.

Mỹ làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột ở khu vực Thượng Karabắc giữa Acmênia và Agiecbaizan thông qua nhóm MINKS (bao gồm Mỹ, EU, Nga) được thành lập ở Belarut năm 1992.

Mỹ tham gia giải quyết cuộc xung đột ở Bắc Ireland giữa lực lượng quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) và quân đội Anh.

Mỹ vẫn duy trì vai trò và vị thế của mình đối với các nước đồng minh ở khu vực và trên thế giới thông qua các tổ chức chính trị quân sự do Mỹ lập ra từ thời chiến tranh Lạnh. Đồng thời, chính quyền Mỹ cũng vẫn duy trì Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, coi đây là công cụ để can thiệp vào các nước, các liên minh quân sự song phương.

Sức mạnh chính trị và quân sự của nước Mỹ được thể hiện thông qua chi phí quân sự nước Mỹ luôn chiếm 50% tổng chi phí quân sự toàn cầu.

Chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng đã thành công trong việc giải quyết hòa bình cuộc chiến ở Bắc Ireland giữa người theo đạo Tin Lành và Công giáo.

Quân đội Mỹ sãn sàng can thiệp vào bất cứ điểm nóng xung đột nào trên thế giới mà không cần đến sự cho phép của Liên Hợp Quốc. Mỹ cho máy bay không người lái tấn công các căn cứ quân sự ở Afganistan và Xu Đăng với lý do đây là căn cứ quân sự của lực lượng Alqueda của Bin Laden. Đưa lực lượng đặc nhiệm Mỹ tái trở lại Philippine sau khi rút lực lượng quân sự ra khỏi nước này năm 1992.

Chính quyền Tổng thống Bill Cliton đã tiến hành đàm phán với một số quốc gia Hồi giáo ôn hòa (Arap Xeut, Kôet, Ai Cập) nhằm ra tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Đông để Khống chế và làm suy yếu chính quyền Hussen ở Iraq.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, chính quyền Bill Clinton vẫn cho phép Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy sang thăm Washington. Đây là một động thái cho thấy Mỹ không bao giờ bỏ rơi Đài Loan.

Về kinh tế

Theo quan điểm của Cố vấn An ninh quốc gia Sandy Berger ... “phải đưa ra các mục tiêu xây dựng một Châu Âu thống nhất, hòa bình để tăng cường an ninh và kiến thiết kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong khi xác định chính xác mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Sự phê bình chính xác trong chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton là không

tập trung vào tầm nhìn mà cao hơn nữa thiếu sự quan tâm...” [101, 24]

Tồng thống Bill Clinton đã đưa ra các lệnh trừng phạt để áp đặt các quốc gia vi phạm dân chủ và nhân quyền, các quốc gia có những chương trình hạt nhân như Iran, Iraq, Lybia, Cuba.

Chính quyền Tổng thống Bill Clinton hiểu sớm hơn, tốt hơn, và sâu sắc hơn so với nhiều nhà lãnh đạo khác rằng toàn cầu hóa không chỉ đơn giản là một từ thông dụng hợp thời trang, lưu ý rằng: "Tất cả mọi thứ từ sức mạnh của nền kinh tế, sự an toàn của các thành phố, sức khỏe của người dân của chúng tôi phụ thuộc vào những sự kiện nó không chỉ trong biên giới quốc gia

mà còn là một nửa thế giới”.[101, 24]

Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton phù hợp với xu thế của thời đại (Internet, dân chủ hóa, mở cửa thị trường) một mức độ chưa từng thấy trong hội nhập toàn cầu. Đây không phải là mục tiêu để Hoa Kỳ thực hiện theo xu hướng toàn cầu hóa mà Clinton đã tìm cách để tăng tốc và tận dụng các lực lượng này và hạn chế bất ổn của nó. Ông đã nỗ lực để làm giảm các rào cản về thương mại và đầu tư bằng việc hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico, kết thúc Vòng đàm phán Uruguay của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), hỗ trợ việc thành lập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và kêu gọi Quốc hội thông qua đạo luật “tăng trưởng châu Phi” như AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác lây lan khắp các quốc gia đang phát triển, Nhà Trắng cùng với

Ngân hàng Thế giới WB và các quốc gia công nghiệp phát triển tăng ngân sách cho y tế cộng đồng. Khi mở cửa thị trường nó không chỉ đẩy mạnh đầu tư qua biên giới mà còn đẩy mạnh tội phạm xuyên biên giới với nhận định đó Tổng thống Bill Clinton đã thúc đẩy các sáng kiến để chống lại nạn rửa tiền quốc tế vì nó chính là kết quả của việc nuôi dưỡng tham nhũng và làm cho thị trường bất ổn. Nhà Trắng cũng ưu tiên cao về vấn đề môi trường, bầu ra một người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Bộ Ngoại giao và kết hợp các vấn đề môi trường đóng góp vào chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống, chính quyền Bill Clinton đã đạt được một số kết quả.

Chủ trương của Tổng thống Bill Clinton là duy trì mức tăng trưởng thấp và lạm phát thấp nói chung đang được thực hiện. Cơ quan dự trữ liên bang FED duy trì mức lãi xuất thấp nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng sau đợt đầu suy thoái bước đầu đã có kết quả; Năm 1993 là năm đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Bill Clinton, tăng trưởng GDP cả năm đạt +2,7% so với 2,1% năm 1992. Năm 1994 tăng +4,1%, riêng quý IV năm 1994 tăng lên tới 5,4%, lạm phát cả hai năm là 2,6%.[41, 10]

Nền kinh tế phát triển quá nóng có nguy cơ lạm phát tăng cao. Chính quyền Clinton phải đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, kìm hãm tốc độ tăng trưởng. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP đột ngột tụt xuống +1,5%. Năm 1995, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Mỹ đạt 75 tỷ USD tăng hơn 30% so với năm 1993. Xu thế này được phát triển mạnh là do Mỹ tập trung vào xuất khẩu nhiều mặt hàng, đồng đô la của Mỹ giảm đáng kể nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu Mỹ và tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài có tỷ giá nội tệ cao hơn đồng USD như Thụy Sỹ, Đức.

Đầu tư FDI tăng góp phần thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng và phát triển. Trong hai năm 1994, 1995, Hoa Kỳ là quốc gia có mức xuất khẩu cao nhất thế giới và giành vị trí nước có sự cạnh tranh lớn nhất trong buôn bán quốc tế.

Ngân sách quốc phòng giảm dần. Năm 1993 là 297,5 tỷ USD so với 307,336 tỷ USD năm 1992. Năm 1996 là 253 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách liên bang năm 1995 giảm xuống còn 163,8 tỷ USD so với 290,2 tỷ USD năm 1992. Tỷ lệ tiết kiệm thấp chỉ ở mức 3%/năm so với 7%/năm vào thập kỷ 70 và 8% thập kỷ 60. Thất nghiệp giảm, năm 1993, tỷ lệ thất nghiệp so với tổng số lao động là 6,5%. Tháng 6 năm 1996 là 5,3%, đây là mức thất nghiệp thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Trong gần 4 năm qua chính quyền Bill Clinton đã tạo ra 8,5 triệu việc làm, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ.

Mặc dù Mỹ chiếm 4,7 % dân số thế giới, nhưng GDP theo đầu người chiếm 31,2% trong tổng số 31,4% GDP toàn cầu. Năm 2000, Mỹ đạt 9,996 tỷ USD, lớn gấp đối so với GDP Nhật Bản (4,62% GDP) và gấp 10 so với Trung Quốc Tính từ năm 1990 đến năm 1998, kinh tế mỹ tăng 25% gần gấp đôi so với EU (15%) và Nhật Bản (9%).[41, 17-19]

Trong giai đoạn chính quyền Bill Clinton nắm quyền, Mỹ giữ vai trò chủ đạo trong các thiết chế tài chính, thương mại thế giới như IMF, WTO, WB. Nền kinh tế Mỹ có sức cạnh tranh lớn trong nền kinh tế thế giới. Đồng đô la chiếm 60% giao dịch thương mại toàn cầu.

Mặc dù tình hình kinh tế Mỹ đã có nhiều thay đổi và phát triển hơn so với những năm đầu thập kỷ 90. Nhưng kinh tế Mỹ vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Mặc dù tình trạng thất nghiệp giảm, nhưng chỉ mang tính cơ cấu, khó giải quyết. Nhiều vấn đề xã hội tiếp tục diễn ra trầm trọng trong lúc ngân sách chi tiêu về y tế cắt giảm, nạn ma túy, bạo lực, mại dâm tràn lan. Vấn đề làm cho người Mỹ lo lắng nhất, đó là nạn tội ác dâng cao, những vụ giết người hàng loạt vẫn đang xẩy ra và ngày càng phát triển.

Về văn hóa

Trong hai nhiệm kỳ của mình Tổng thống Bill Clinton đã xây dưng và từng bước xác lập được các tiêu chuẩn, giá trị Mỹ trên thế giới và áp đặt các quốc gia trên thế giới phải tuân theo những tiêu chuẩn Mỹ đưa ra. Giá trị đó chính là quyền tự do của con người (cá nhân) là đối tượng, “Văn minh

Bên cạnh đó chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng xác lập được “Dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo” coi đây là tiêu chuẩn để đánh giá, định vị các quốc gia trên thế giới là dân chủ hay không dân chủ. Chính quan điểm này đã làm cho chính quyền Bill Clinton phê phán và áp đặt nhiều quốc gia là vi phạm dân chủ và nhân quyền như Trung Quốc, Cuba.

Trong một Hội nghị quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp Quốc tổ chức năm 1993, chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng đã nêu rõ những thách thức về vấn đề nhân quyền của các quốc gia trên thế giới, Ông nói “..thuyết

tương đối không thể trở thành nơi trú ẩn cuối cùng của sự đàn áp".[88, 25].

Cũng bàn về vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher lên án mạnh mẽ những nỗ lực xác định quyền con người trên cơ sở nguồn gốc, lịch sử, văn hóa và tôn giáo khác nhau các quốc gia thể hiện điều này rõ ràng nhất là Trung Quốc, Syria, Iran và Cuba.

Có thể nhận thấy, Ngoại trưởng Christopher đã nhìn nhận vấn đề dân chủ và nhân quyền ở nhiều nước bằng con mắt lo ngại nhưng chưa có những biện pháp để đưa ra những ứng xử đối với các quốc gia vi phạm vấn đề này.

Tuy nhiên, bảy năm sau đó, người tiền nhiệm của Christopher là Madeleine Albright đã nhìn nhận sâu sắc về vấn đề này bằng việc triệu tập một Hội nghị gồm hơn 100 quốc gia tại Vacsava, Ba Lan để đưa ra dự thảo toàn cầu về các nguyên tắc chung của nền dân chủ.

Qua đây có thể thấy Madeleine Albright đã có những nhận thức mới mang tính thực tiễn hơn bằng việc thông qua các diễn đàn về dân chủ và nhân quyền để lên án các quốc gia vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền. Điều quan trọng là nước Mỹ dưới thời Albright đã xác lập và hình thành được giá trị về dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.

Thành tựu về văn hóa chính quyền Clinton đạt được trong nhiện kỳ của mình được thể hiện như sau:

Cuối năm 1999 trên thế giới có 180 triệu người sử dụng Internet thì riêng Mỹ đã chiếm 50% trong số đó, 46% lượng thông tin chung chuyển trên Internet là xuất phát từ Mỹ.

Các chương trình truyền hình và phim ảnh của Mỹ chiếm 3/4 thị trường thế giới. Trong lĩnh vực nghe nhìn, Mỹ chiếm 83,1% thu nhập, 18,2% tỷ USD sản xuất phim trên thế giới. Toàn cầu hóa, tiếng Anh là ngôn ngữ chủ đạo trên Internet và đại đa số các chương trình Internet đều bắt nguồn từ Mỹ; [100]. Chính quyền Bill Clinton đã giải quyết được 20 triệu việc làm cho nhân dân.

Chính quyền Clinton thúc đẩy các giá trị Mỹ, tư tưởng dân chủ, tự do và nhân quyền theo kiểu phương Tây ra khắp các quốc gia và khu vực trên thế giới thông qua các tổ chức phi chính phủ thân Mỹ như các giáo hội nhà thờ công giáo, Cơ Đốc, tổ chức Fulbright, quỹ phát triển dân chủ Mỹ.

Mỹ thông qua chương trình thúc đẩy tự do Internet để truyền bá các giá trị văn hóa Mỹ, dân chủ Mỹ ra khắp thế giới. 10/13 kênh trang mạng toàn cầu của Mỹ như Yahoo, Google. Tận dụng triệt để ưu thế về truyền thông để quảng bá các giá trị Mỹ ra thế giới như Châu Á, Mỹ, Châu Âu Mỹ có các đài của "nước tự do" để chống lại các nước đối lập với Mỹ về ý thức hệ, cũng như

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)