làm công cụ gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Nhưng chính sách "nhân quyền" của Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
2.3. Nhận xét về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton quyền Clinton
Để hiểu hơn về những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, cần phải nhắc lại mấy diểm mấu chốt trong chính sách đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm G.H.W.Bush.
Tổng thống G.H.W Bush đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại Mỹ từ
“Ngăn chặn” (Containment) sang “Vượt trên ngăn chăn” (Beyond
Containment). Thực chất của sự điều chỉnh này là lợi dụng cuộc khủng hoảng trầm trọng tại các nước xã hội chủ nghĩa Trung - Đông Âu và Liên Xô để đẩy nhanh hơn nữa chiến lược “Diễn biến hoà bình”, nhằm lái các nước đó đi vào quỹ đạo chủ nghĩa tư bản và vòng kiểm soát của Mỹ.
Theo quan điểm của Tổng thống Bill Clinton về chính sách đối ngoại của Bush (cha):
“Tôi nghĩ rằng mối quan hệ quốc tế mà chúng ta đã phát triển từ sau Chiến tranh lạnh có thể bị căng thẳng bởi cách tiếp cận đơn phương của Đảng Cộng hòa – Họ đã phản đối hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân,
hiệp ước về biến đổi khí hậu, hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo và thành lập
Tòa án hình sự quốc tế”.[82, 951]
Thật vậy, chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” thực hiện chưa được bao lâu đã tỏ ra không còn thích hợp, do các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt sụp đổ trong năm 1990, Liên Xô chuẩn bị tan vỡ. Vào thời điểm đó, chính quyền G.H.W Bush lại bắt đầu điều chỉnh chiến lược “Vượt trên ngăn
chặn” bằng việc đề ra quan điểm xây dựng “Trật tự thế giới mới” do Mỹ lãnh
đạo với các chủ trương, biện pháp thực hiện chủ yếu sau:
Về chính trị và tư tưởng, dùng quan điểm giá trị của Mỹ để thống nhất
thế giới. Nghĩa là lấy các giá trị dân chủ, nhân quyền, tự do, chế độ nghị viện và đa đảng của Mỹ làm nền tảng để dẫn dắt thế giới, biến chúng thành tiêu chuẩn lý tưởng và hành động chung của nhân loại. Mục tiêu thiết lập trật tự thế giới mới của Mỹ là làm cho số các nước bước vào “thế giới tự do” không ngừng mở rộng, cuối cùng biến thế giới thành “cộng đồng các quốc gia tự do hành động nhất trí”, trong đó Mỹ là lãnh tụ tinh thần và chính trị.
Về kinh tế, dùng mô hình kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ để quy hoạch
cục diện kinh tế thế giới, làm cho tất cả các nước đều đi theo mô hình Mỹ và nền kinh tế toàn cầu nằm dưới sự chi phối của Mỹ.
Về an ninh, Mỹ chủ trương đảm bảo ổn định toàn cầu và khu vực nhằm
bảo vệ lợi ích chiến lược, đồng thời tự đặt ra cho mình nhiệm vụ cấp bách là tổ chức một mạng lưới, hệ thống bảo đảm an ninh toàn cầu trước nhiều xáo động trên thế giới như xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, nguy cơ hạt nhân, buôn bán vũ khí, tội phạm xuyên quốc gia,...
Không giống như những người tiền nhiệm trước G.H.W Bush, William Jefferson Clinton là tổng thống đầu tiên của nước Mỹ sau chiến tranh Lạnh, gần như chưa có kinh nghiệm gì về chính sách đối ngoại khi bước chân vào Nhà trắng tháng 1/1993. Như ông đã hứa trong bài phát biểu vận động tranh cử của mình rằng sẽ dành ưu tiên nhiều hơn cho các vấn đề đối nội nhưng ông không thể không quan tâm đến các vấn đề đối ngoại nên ông đã bổ nhiệm Anthony Lake làm cố vấn an ninh quốc gia và Warren Christopher làm ngoại trưởng.
Một số học giả cho rằng mặc dù Clinton công kích Đảng Cộng hòa về thất bại trong việc thực hiện nhiều hơn nhân quyền ở Trung Quốc và Balkans, trong thực tế không có sự khác biệt lớn trong chính sách đối ngoại của Clinton và Bush. Trong khi có một số người khác như một cố vấn về quan hệ công chúng đã phục vụ cho cả hai tổng thống Dân chủ và Cộng hòa đã ước tính rằng Clinton dành 25% thời gian của mình cho các vấn đề đối ngoại, còn Bush dành 75% thời gian của mình cho chính sách đối ngoại.[94]
Năm đầu tiên trong Nhà trắng, Tổng thống Clinton rất lúng túng với các vấn đề đối nội nên các vấn đề đối ngoại cũng bị ảnh hưởng. Chẳng hạn lĩnh vực quan tâm của ông trong chính sách đối ngoại là kinh tế nên ông đã cố gắng đẩy mạnh vai trò kinh tế của Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức trong chính sách đối ngoại đang chờ đợi Bill Clinton, đó là cuộc xung đột đang lan rộng ở khu vực Balkans, sự sụp đổ của nền kinh tế Nga, sự tan vỡ của luật pháp và trật tự ở Haiti, một số “quốc gia thù địch” cố gắng phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và căng thẳng đang leo thang tại Trung Đông. Các thách thức này đã làm cho Tổng thống Bill Clinton phải đóng một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế và đòi hỏi chính quyền B. Clinton phải định hình một chính sách đối ngoại mới, vừa phục vụ cho ưu tiên hàng đầu là chấn hưng nền kinh tế, vừa theo đuổi mục tiêu chiến lược bao trùm, nhất quán là xác lập vai trò “lãnh đạo thế giới” của Mỹ. Theo hướng này, B. Clinton đã điều chỉnh một bước quan trọng chính sách đối ngoại, thông qua việc ban hành và thực thi “Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và
mở rộng” (National Security Strategy of Engagement and Enlargement).
Mặc dù, mục tiêu chiến lược không thay đổi, nhưng chính quyền B. Clinton có sự điều chỉnh rõ rệt trong cách thức triển khai chiến lược toàn cầu và một số ưu tiên đối ngoại của Mỹ.
Chiến lược mới của B. Clinton tiếp tục “cam kết” về vai trò “lãnh đạo thế giới”, can dự vào các công việc và thể chế quốc tế, dẫn dắt nền kinh tế thế giới theo hướng tự do hoá và toàn cầu hoá theo quan điểm Mỹ. Còn quan điểm về “mở rộng” của chiến lược này được hiểu là Mỹ sẽ khuyếch trương, mở rộng các cộng đồng tự do, các nền dân chủ, thực chất là khuếch trương, mở rộng dân chủ Mỹ, giá trị Mỹ, mô hình Mỹ ra toàn thế giới. Trên góc độ
khác, chiến lược “cam kết và mở rộng” là xác lập hệ tư tưởng tư sản, các giá trị phương Tây, chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa, mô hình kinh tế - xã hội tự do mới và sức mạnh áp đảo của Mỹ trên phạm vi toàn cầu nhằm giành chiến thắng hoàn toàn đối với chủ nghĩa cộng sản.
Sự điều chỉnh chính sách dưới thời Tổng thống B. Clinton (1993-2000) được thể hiện trên một số điểm chính sau:
Thứ nhất, nhấn mạnh nhiệm vụ đối ngoại phục vụ ưu tiên hàng đầu là
phục hồi và phát triển nền kinh tế Mỹ, tăng cường sức cạnh tranh cho nền kinh tế, giữ vững địa vị là nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton Anthony Lake, hồi tưởng lại: “Vào năm 1991 Clinton đang chuẩn bị một bài phát biểu về Chính sách đối ngoại. Tôi đã viết nó bằng một số ngôn ngữ và ông nói rằng, chính sách đối ngoại là chính sách trong nước. “Đó không phải là một khái niệm ngay lập tức hấp dẫn một người như tôi, và tôi phải mất một năm
để hiểu được tất cả các ý nghĩa của nó – Nhưng ông đã đúng”.[98,78 -79]
Chính quyền Tổng thống Bill Clinton coi trọng chính sách đối nội hơn việc thúc đẩy các cơ chế và thể chế hợp tác đa phương trong lĩnh vực kinh tế, kết hợp an ninh và kinh tế, coi sự an toàn kinh tế là mục tiêu chủ yếu của chính sách đối ngoại và tìm cách xác định thương mại toàn thế giới.
Thứ hai, duy trì sức mạnh và ưu thế quân sự của Mỹ trên cơ sở tiến hành tổ chức và cơ cấu lại lực lượng quân sự, đảm bảo an ninh toàn cầu trong tình hình mới của thế giới. Những khu vực ưu tiên trong chính sách quân sự Mỹ có sự điều chỉnh, trong đó tập trung vào các khu vực: châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông. Tại châu Âu, ngoài việc tiếp tục củng cố quan hệ với các đồng minh, Mỹ xúc tiến mở rộng NATO về hướng đông, kết nạp thêm các nước ở Đông Âu vào NATO. Mặt khác, tuy châu Âu vẫn được coi là khu vực chiến lược quan trọng, nhưng vị trí chiến lược của châu Á- Thái Bình Dương đã được nâng cao rõ rệt nhằm hình thành hai cánh chiến lược trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tại Trung Đông, Mỹ tìm cách thiết
lập hệ thống an ninh mới cho khu vực, tăng cường sự hiện diện quân sự, hạn chế ảnh hưởng của các nước khác và thúc đẩy tiến trình hòa bình trong khu vực.
Thứ ba, phát huy những ưu thế về chính trị, quân sự và kinh tế, Mỹ đẩy
mạnh hơn việc phổ biến và áp đặt các giá trị của mình cho các nước trên toàn thế giới, đặc biệt là "kinh tế thị trường" và "dân chủ" kiểu Mỹ.
Bài phát biểu của Tổng thống Bill Clinton với báo”Alienated
Americans”, ngày 2/7/1998 nêu rõ:
“Chúng ta không có đủ khả năng để có các chính sách đối nội hay đối ngoại nữa. Chúng ta phải xây dựng và theo đuổi chính sách quốc gia phục vụ nhu cầu của người dân bằng cách hợp nhất chúng ta tại đất nước của chúng
ta với việc khôi phục lại sự vĩ đại của nước Mỹ trên thế giới”.[88]
Sau Clinton, do tình hình thế giới và trong nước có những thay đổi nên người kế nhiệm ông, Tổng thống George W. Bush lại có những điều chỉnh mới.
Thứ nhất, sau sự kiện 11/9/2001 chống khủng bố trở thành mục tiêu
quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại- an ninh của chính quyền Bush (con). Đây cũng chính là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Thứ hai, Tổng thống Bush (con) đã đề ra chiến lược “đánh đòn phủ
đầu”, trong đó vấn đề an ninh - quân sự trở thành trụ cột trong chiến lược an
ninh quốc gia mới của Mỹ. Điều này được thể hiện trong việc Nhà Trắng chủ trương tăng ngân sách quốc phòng và quyết tâm thúc đẩy Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) bất chấp sự phản đối của Nga và các nước khác. Sự kiện 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố được phát động tạo cơ hội cho chính quyền Tổng thống Bush tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự theo tư duy mới: tấn công là biện pháp tốt nhất để phòng ngự. Đây cũng là luận điểm cơ bản trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ sau sự kiện 11/9.[44]
Thứ ba, chính quyền Tổng thống Bush thực hiện chủ nghĩa “đơn
phương” trong quan hệ quốc tế. Đồng thời, thực hiện chính sách ngoại giao dựa trên sức mạnh để “thiết lập nền hòa bình thông qua sức mạnh”. Liên minh
quốc tế chống khủng bố chỉ là một sự tập hợp lực lượng tạm thời và là một trong những biểu hiện trên thực tế của chính sách đối ngoại thực dụng Mỹ.
Tóm lại, có thể kết luận rằng, mặc dù thực tế là mối quan tâm cá nhân
và nền tảng của Tổng thống có ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách đối ngoại của nước Mỹ, nhưng điều kiện chính trị và kinh tế của thế giới là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chính sách đối ngoại của nước Mỹ.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM