Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 39)

2.2.1. Đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ. Điều này được khẳng định trong báo cáo về chiến lược an ninh quốc gia Mỹ :

"Không ở đâu ba yếu tố trong chiến lược của chúng ta lại liên hệ với nhau chặt chẽ như vậy, và cũng không ở đâu sự cần thiết phải tiếp tục có sự dính líu của Hoa Kỳ lại hiển nhiên đến như thế. Hiện nay, hơn bao giờ hết vấn đề đảm bảo anh ninh, phát triển các thị trường tự do và dân chủ ở khu vực đang phát triển năng động này cần được thực hiện một cách tổng thể. Tổng thống Hoa Kỳ dự định thi hành một chiến lược liên kết trong khuân khổ cộng đồng Thái Bình Dương mới gắn nhu cầu đảm bảo an ninh với thực tiễn

kinh tế và với sự lo ngại của chúng ta về dân chủ và quyền con người". [73,

255- 256]

Nếu như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Châu Âu được coi là khu vực quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ thì sau chiến tranh Lạnh, Châu Á-Thái Bình Dương được coi là mục tiêu và mối quan tâm hàng đầu của Mỹ.

Nội dung chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm nội dung như sau :

Thứ nhất, duy trì và tiếp thêm sức lực cho các liên minh trụ cột của Mỹ

với các 5 nước ở Châu Á-Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Thái Lan, Australia;

Thứ hai, theo đuổi chính sách "Cam kết và mở rộng" với các quốc gia

Thứ ba, xây dựng một cấu trúc khu vực nhằm duy trì sự phát triển kinh tế, thúc đẩy sự hợp nhất và bảo đảm sự ổn định lâu dài.

Bên cạnh đó, chính quyền Clinton cũng chủ trương thành lập cộng dồng Thái Bình Dương mới gồm các nước trong khu vực có chức năng cùng chịu trách nhiệm đối với quyền lực, sự phồn vinh và dân chủ, trong đó an ninh là vấn đề số một.

Cam kết an ninh đa phương và duy trì an ninh song phương với các nước trong khu vực. Đây được coi là một chiến lược có sự chuyển biến lớn trong khu vực, do có sự cắt giảm lực lượng quân đội lớn của Mỹ ở Philippine nên Mỹ phải chú trọng thiết lập an ninh đa phương, đồng thời duy trì an ninh song phương nhằm duy trì thế cân bằng lực lượng có lợi cho Mỹ tại khu vực.

Mỹ tham gia và chi phối nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường xuất nhập khẩu sang khu vực này, ép Trung Quốc, Nhật Bản mở cửa cho hàng hóa Mỹ vào thị trường, giảm thâm hụt buôn bán và chi phối nền kinh tế khu vực thông qua APEC, ngăn cản sự hình thành các khối kinh tế trong khu vực mà không có sự tham gia của Mỹ như Diễn đàn kinh tế Đông Á.

Vừa quan hệ vừa kiềm chế các nước XHCN bằng diễn biến hòa bình, khuyến khích đa nguyên đa đảng, dân chủ nhân quyền theo kiểu Mỹ.

Tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, củng cố vị trí của Mỹ ở Đông Nam Á, coi đây là cửa ngõ để nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tìm cách tạo thế cân bằng mới có lợi cho Mỹ. Kiềm chế sự phát triển và ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực này.

Thông qua chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể nhận thấy lợi ích của Mỹ là duy trì sự cân bằng lực lượng có lợi cho vai trò một cực của Mỹ, không có cường quốc nào khống chế hay định ra

"luật chơi" ở khu vực này. Mặc dù, trong thời gian tới Mỹ sẽ phải đương đầu

với một số quốc gia mới nổi ở khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc. Vì đây là những nước có nền kinh tế phát triển, lực lượng quân sự lớn mạnh. Sẽ thay thế vị trí của Nga và Mỹ trong trường hợp Mỹ giảm bớt "Cam kết" ở khu vực này. Hay nói cách khác là Mỹ tạo ra khoảng trống quyền lực ở khu vực này.

Để thực hiện chiến lược đó của mình, Tổng thống Bill Clinton đã nêu lên viễn cảnh về một cộng đồng Châu Á- Thái Bình Dương với những ưu tiên như : Tiếp tục sự có mặt của lực lượng quân sự ở khu vực chiến lược này, tiếp tục cam kết quân sự của Mỹ với các an ninh Châu Á; cố gắng để ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; tổ chức các cuộc đối thoại trong khu vực, liên quan đến tất cả các thách thức chung về an ninh.

Trên cơ sở đánh giá về tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong thời kỳ mới, vận dụng các quan điểm của chiến lược toàn cầu

"Cam kết và mở rộng" với những cơ hội và thách thức mới. Washington đã

xây dựng cho mình những lợi ích chiến lược ở khu vực này cụ thể như sau

Về kinh tế, đặc điểm nổi bật trong chiến lược mới của Mỹ ở Châu Á-

Thái Bình Dương là dành ưu tiên cao cho ngoại giao kinh tế. Chính quyền Bill Clinton đánh giá cao vị trí và vai trò của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đối với chiến lược phục hưng nền kinh tế Mỹ. Vì Châu Á- Thái Bình Dương chiếm 27% giá trị sản phẩm và 25% kim ngạch buôn bán trên thế giới. Xuất khẩu của khu vực trước đây chỉ chiếm 1/7 tổng số xuất khẩu thế giới, nay chiếm hơn 30%. Dự trữ ngoại tệ chiếm 1/3 dự trữ ngoại tệ thế giới và đều nằm trong tay các ngân hàng lớn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trong những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, tốc độ tăng trưởng của khu vực này cao gấp 3 lần Châu Âu. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Châu Á năm 1965 chiếm 9% thế giới, trong thập kỷ 80 tăng hơn 20%. Năm trong số ba nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới ở Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ đầu những năm 90 đến nay các nước này chiếm 25% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên toàn cầu năm 1994 là 214,3 tỷ USD.[30, 58]

Mỹ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong việc xuất khẩu và đầu tư. Buôn bán giữa Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương chiếm 40% buôn bán thế giới. Năm 1991, buôn bán hai chiều giữ Mỹ và Châu Á- Thái Bình Dương đạt 315 tỷ USD, cao hơn buôn bán xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Tây Âu.

Có thể thấy nền kinh tế Mỹ phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc gia ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Tuy nhiên,Washington cũng gặp khó khăn trong quan hệ với nhiều nước đặc biệt là Nhật Bản. Thâm hụt ngân sách trong buôn bán với Nhật lên đến 60 tỷ USD trong năm 1995, và Trung Quốc là 30 tỷ USD. Kết quả của việc thâm hụt này là do các chính sách bảo hộ buôn bán và cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ và Tokyo. Đây chính là những thách thức lớn đối với chính quyền Bill Clinton, đòi hỏi phải đưa ra các giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, chính quyền Washington đã đề ra một số chiến lược điều chỉnh chính sách kinh tế giữa Mỹ và đối với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đó là

Nâng tầm quan trọng nền kinh tế của khu vực này lên ngang hàng với nền an ninh chính trị, thực hiện học thuyết "buôn bán chiến lược", thúc ép các nước đối tác đồng thời là đối thủ kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường nước mình cho các sản phẩm của Mỹ. Cắt giảm thâm hụt tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa Mỹ với các nước.

Bảo vệ và mở rộng tự do hóa là cơ sở quan trọng nhất trong chính sách về thương mại của chính quyền Bill Clinton. Hoa Kỳ coi đây là một trong những trụ cột của việc tiếp sức cho sự cải thiện nền kinh tế Mỹ.

Thúc đẩy liên kết kinh tế với các nước trong khu vực, nhằm xây dựng sức mạnh tổng hợp, tạo cho Hoa kỳ một thị trường mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới. Việc Mỹ thúc đẩy thành lập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) với 18 nước thành viên gồm các quốc gia ở Đông Á và Châu Mỹ ở ven bờ Thái Bình Dương.

Mỹ tìm cách mở ra những thị trường mới trong khu vực, đặc biệt là với các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, như việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam là bước đầu trong việc thực hiện chiến lược kinh tế này. Mỹ cũng đã nhìn nhận thấy vai trò và khả năng phát triển của Cộng đồng các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với dân số hơn 500 triệu người và GNP hơn 1000 tỷ USD.

Hoa Kỳ cũng đã quan tâm và phân tích đến tác động của sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đối với môi trương an ninh của khu vực. Nhu cầu của Châu Á về đầu tư ra bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn về an ninh của khu vực.

Trong quan hệ song phương, chính quyền Clinton chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề khách quan cản trở đến quan hệ buôn bán giữa Mỹ với các nước bạn như Nhật Bản, Trung Quốc. Đối với các nước đang phát triển, chính sách của Clinton là khuyến khích xu hướng phát triển sang kinh tế thị trường, ưu tiên giúp đỡ về tài chính, ngân hàng, thuế đối với các thị trường mới nổi, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tự do cạnh tranh và mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ thâm nhập.

Các lợi ích của Mỹ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương được đáp ứng bởi sự duy trì các tuyến đường giao thông trên biển, giúp cho việc buôn bán dầu mỏ và các hàng hóa khác được thuận lợi, như việc chuyên trở dầu mỏ từ Vịnh Pécxích về Nhật Bản và Mỹ.[38, 8]

Về an ninh-chính trị, có thể nhận thấy an ninh khu vực Châu Á- Thái

Bình Dương sẽ được quyết định phần nhiều là do mối quan hệ và mức độ hợp tác kinh tế giữa khu vực này với các quốc gia trong khu vực và với Mỹ.

Mỹ đã có những điều chỉnh và thay đổi lớn trong chính sách an ninh của mình tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đó là

Mỹ tiếp tục duy trì các liên minh tay đôi với đồng minh và bạn bè ở khu vực làm lòng cốt. Đặc biệt là quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc. Coi trọng duy trì lực lượng triển khai nhanh và hải quân tại khu vực nhằm khẳng định vị trí "cường quốc Thái Bình Dương" của Mỹ tại khu vực.

Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực bằng việc triển khai 100.000 quân ở Châu Á và các căn cứ quân sự chủ yếu ở Nhật Bản (47.000 quân), Hàn Quốc (37.000 quân) và các hạm đội ở Thái Bình Dương.[49, 6]

Hoa Kỳ tìm kiếm mô hình an ninh mới cho khu vực, ủng hộ và tham gia vào các cơ chế đa phương, thông qua đó xác định vị trí lãnh đạo của Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng tìm cách kiềm chế các nước thông qua mô hình hợp tác.

Hoa Kỳ ủng hộ và tham gia vào các hoat động của Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) và tăng cường hợp tác với các nước thông qua Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Đối với từng vấn đề an ninh cụ thể, Mỹ đã có những cam kết thực hiện trong khuôn khổ và thảo luận với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này thông qua "Hiệp định khung" ký tại Giơnevơ (Thụy Sỹ) vào tháng 10/1994, nhằm đi đến hủy bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân, tìm cách đối phó với những điểm nóng ở khu vực.

Việc ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân được Mỹ ưu tiên hơn cả, Washington đã sử dụng các biện pháp ngoại giao về kinh tế và quân sự để răn đe đối với những nước sử dụng hay thực hiện các chương trình hạt nhân. Mỹ đã từng áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Pakistan và Ấn Độ khi hai nước này tiến hành các vụ thử hạt nhân năm 1998. Hoa Kỳ cùng với Nga ký Hiệp ước thử vũ khí hạt nhân năm 1996. Sau đó hai bên ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 2 là Start II (1993) và giai đoạn 3 là Start III năm 1997.

Về dân chủ, nhân quyền, Mỹ tìm cách thúc đẩy dân chủ nhân quyền

kiểu Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một trong ba trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và khu vực Châu Á nói riêng. Vấn đề dân chủ nhân quyền là vấn đề thường gây tranh cãi và thậm chí gây căng thẳng trong quan hệ của Mỹ đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để tránh rơi vào cô lập, Mỹ đã có điều chỉnh trong việc sử dụng dân chủ nhân quyền ở khu vực một cách có hệ thống và chọn lọc. Chính quyền Clinton đã sử dụng dân chủ nhân quyền làm công cụ gây sức ép với các nước và tùy vào từng thời điểm khác nhau để phục vụ lợi ích cho Mỹ.

Đồng thời, Mỹ cũng đã thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở các nước XHCN còn lại ở khu vực theo mô hình dân chủ đa nguyên, đa đảng. Thúc đẩy cách mạng sắc màu kết hợp với chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, nhằm chuyển hóa các nước theo mô hình dân chủ tự do kiểu Mỹ. Với

Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy hoạt động của các lực lượng li khai ở Tây Tạng và Tân Cương, nhằm tách hai khu tự trị này ra khỏi Trung Quốc. Đối với Lào, Mỹ hậu thuẫn cho các phần tử li khai người H'Mông, gây bất ổn chính trị ở Lào, nhằm chống phá Đảng nhân dân cách mạng Lào. Đối với Bắc Triều Tiên, thông qua chương trình viện trợ nhân đạo được ký trong Hiệp định khung, Mỹ muốn chuyển hóa Bắc Triều Tiên theo mô hình của Hàn Quốc.

Đối với các quốc gia khác trong khu vực, Mỹ lợi dụng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á năm 1997 -1998, nhằm gây ra bất ổn định về vấn đề dân chủ và nhân quyền trong khu vực. Ở Indonexia, Mỹ ngừng hậu thuẫn cho chính phủ Suhato và tố cáo chính phủ này vi phạm nhân quyền và thanh lọc sắc tộc ở Đông Ti mo, Jolo, Anbong, Ache. Đồng thời, Mỹ ủng hộ các phong trào li khai trong nội bộ Indonexia như việc ủng hộ phong trào Ache tự do ở đảo Xumatora, ủng hộ độc lập ở Đông Ti mo. Với Phillippine, Hoa Kỳ lấy cớ chính phủ Phillipine đang phải đối phó với phong trào Hồi giáo li khai Mônro để duy trì lực lượng quân sự ở nước này. Đối với Mianma, chính quyền Bill Clinton lên án chính quyền quân sự của Thống tướng Thanxuề vi phạm nhân quyền, đàn áp các lực lượng đối lập và các sắc tộc thiểu số là người Karen và người San yêu cầu chính phủ Mianma trả tự do cho lãnh tụ phe đối lập Aung Sanxuki, đòi cải cách dân chủ ở Mianma theo hướng có lợi cho phương Tây.[48, 57]

Chính quyền Clinton thông qua các đồng minh quan trọng trong khu vực là Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm truyền bá các giá trị dân chủ và nhân quyền kiểu Mỹ sâu rộng vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

* Vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)