Thông tin về tình hình tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việt

Một phần của tài liệu Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 81)

Phóng viên nước ngoài đến Việt Nam hoạt động báo chí có những người có cảm tình với đất nước, con người Việt Nam, có những người có thành kiến và cũng có những người chỉ có mối quan tâm nghề nghiệp thuần tuý. Các chủ đề hoạt động của phóng viên càng ngày càng đa dạng và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của độc giả và đòi hỏi của toà soạn. Tin tức càng giật gân thì càng thu hút sự chú ý của độc giả. Có chủ đề phù hợp với yêu cầu tuyên truyền đối ngoại của Việt Nam nhưng cũng có những chủ đề đi vào những lĩnh vực nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tham nhũng… Nhìn chung, số lượng tin, bài đề cập đến những những chủ đề này so với các chủ đề khác không nhiều, thái độ của phóng viên nước ngoài tỏ ra khách quan hơn so với trước, đưa nhiều ý kiến và phát biểu của Việt Nam. Tuy lượng các tin bài về các vấn đề nhạy cảm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các bài viết về tình hình chung của Việt Nam, nhưng lại thường được dư luận Việt Nam và thế giới chú ý mà Việt Nam không thể coi nhẹ.

Trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực phản động, dân chủ và nhân quyền là một trong những mũi nhọn mà kẻ thù hay khai thác. Các nước phương Tây sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để gây sức ép khi cần thiết đối với Việt Nam. Các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng các vấn đề này để kích động sự chống đối trong một bộ phận nhân dân. Từ bên ngoài, các tổ chức này móc nối nhóm phản động trong nước, tuyên truyền phá hoại gây mất ổn định chính trị - xã hội Việt Nam. Những vụ việc được đề cập trong thời gian gần đây như liên quan đến những nhân vật bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định…, vụ gây rối trật tự xã hội ở Tây Nguyên năm 2004 và một số tổ chức tôn giáo đã có những hành vi lấn lướt chính quyền và vi

80

phạm pháp luật như vụ khiếu kiện, lấn chiếm đất đai của Giáo xứ Thái Hà… Dư luận nước ngoài đặc biệt quan tâm đến việc Việt Nam xử lý các phần tử có liên quan trong các vụ việc nêu trên. Các thế lực phản động liên tục đưa ra luận điệu vu cáo xuyên tạc như: “Chính quyền đàn áp tôn giáo”, “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, “cấm cản tự do báo chí” để bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trên thế giới, gây ấn tượng về Việt Nam như một nước cộng sản chuyên chế độc tài” [17, tr.37]. Báo chí phản động của người Việt ở nước ngoài và một số báo chí phương Tây chủ yếu khai thác thông tin từ các tổ chức phản động lưu vong tại nước ngoài hoặc các tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế nhất là những tổ chức không thân thiện với Việt Nam, việc đưa tin và bình luận không có lợi cho Việt Nam.

Trước tình hình như vậy, Việt Nam cần thông tin kịp thời đến dư luận trong và ngoài nước, có những lập luận thuyết phục, đưa ra đúng thời điểm, đúng đối tượng phản công lại những dư luận xấu, kiên quyết không để các đối tượng xấu lấy cơ hội vu cáo ta trong vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo.

Nói tóm lại, hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn theo tiến trình của lịch sử Việt Nam. Trong thời kỳ trước năm 1986, hoạt động của đội ngũ này chủ yếu đưa tin về tình hình chiến sự và công cuộc giải phóng đất nước. Các phóng sự, bài viết của họ đã góp phần không nhỏ làm thay đổi cách suy nghĩ của dư luận quốc tế và tác động mạnh mẽ phản đối cuộc chiến tại Việt Nam. Từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhu cầu thông tin đối ngoại của Việt Nam ngày càng tăng. Nghị định 67/CP của Chính phủ đã được ban hành giúp công tác quản lý hoạt động báo chí của đội ngũ phóng viên nước ngoài đạt nhiều kết quả tích cực. Trong khi đó, nhu cầu đến Việt Nam của lực lượng phóng viên nước ngoài ngày càng đông hơn. Đó chính là nhu cầu và mong muốn hợp tác của cả hai phía. Thông qua những tác phẩm của họ, thông tin về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được truyền tải khắp các nước trên thế giới. Đội ngũ phóng viên nước ngoài hoạt

81

động tại Việt Nam đã góp phần đáng kể trong sự thành công của công tác thông tin đối ngoại nói riêng và công cuộc đổi mới của đất nước nói chung.

82

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

3.1 Vai trò của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam

Thông qua các hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tham gia vào các quan hệ thông tin đối ngoại, lực lượng phóng viên nước ngoài là kênh thông tin quan trọng, là cầu nối Việt Nam với thế giới, truyền tải thông tin, hình ảnh Việt Nam ra thế giới, đồng thời tạo nên dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam. Trong điều kiện công tác tuyên truyền phổ biến thông tin của Việt Nam ra khu vực và quốc tế còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan, đội ngũ này là kênh truyền thông tin quan trọng, giúp giới thiệu nhanh chóng đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới cũng như nền văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân ta, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho xây dựng và phát triển đất nước. Tin bài của báo chí nước ngoài viết về Việt Nam thường được dư luận thế giới coi là thông tin khách quan. Một tin, bài tốt của báo chí nước ngoài có tác dụng quảng bá hình ảnh rất lớn. Ví dụ như bài viết chính của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) của Mỹ tháng 3/2003 với nhan đề “Việt Nam làm kinh doanh: Ngôi sao đang lên” về những câu chuyện thành công của các nhà đầu tư nước ngoài, về sự lạc quan của họ đối với thị trường Việt Nam và những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư đã gây sự chú ý của dư luận quốc tế, đặc biệt thu hút giới kinh doanh đến Việt Nam. Hay những phóng sự du lịch quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ giúp giới thiệu đến bạn bè thế giới nhiều hơn về Việt Nam, từ đó số lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ ngày càng tăng.

Tuỳ theo từng tính chất, loại hình của từng hãng, số lượng bài viết về Việt Nam của mỗi hãng thông tấn báo chí thường trú tại Việt Nam như AP, AFP,

83

Reuters, Tân Hoa Xã lên tới 120 – 150 bài/ tháng. Phụ thuộc vào từng hãng, chủ đề và tiêu chí đưa tin khác nhau, như phóng viên Mỹ thường ưu tiên các loại vấn đề đưa tin như sau: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, các vấn đề môi trường, năng lượng, tôn giáo và nhân quyền. Bức tranh về Việt Nam bằng tin tức do các hãng thông tấn báo chí nước ngòai đưa ra khá toàn diện và khá cân bằng và quan trọng hơn cả là những tin tức đó đến được với mạng lưới rộng lớn khắp thế giới nhờ vào hệ thống phân phối của họ, điều mà Việt Nam dù có phương tiện hiện đại và nguồn lực lớn đến mấy cũng không thể làm được. Ví dụ điển hình như, trong thời gian diễn ra chuyến tham dự Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc tại New York (Mỹ) của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nếu tìm kiếm trên google.com hay yahoo.com đã có đến gần 2000 bài báo viết về chuyến đi.

Hiện nay, các hãng thông tấn báo chí nước ngoài ngày càng nhiều về số lượng và đa dạng phong phú về thể loại, khác nhau về thái độ và tôn chỉ mục đích hoạt động.

Thể loại của các hãng báo chí nước ngoài tại Việt Nam được phân chia như sau:

- Hãng tin như AP (Mỹ), Reuters (Anh), AFP (Pháp), DPA (Đức)…, tin của các hãng này thường ngắn, mang tính thời sự là chủ yếu.

- Hãng truyền hình như NHK (Nhật Bản), CNN (Mỹ), BBC (Anh) chủ yếu quan trọng vào hình ảnh và tin tức.

- Báo và Tạp chí như Los Angeles Times, New York Times, San Jose Mercury News (Mỹ), Financial Times (Anh)… thông tin có thể chậm hơn so với các hãng tin khác tuy nhiên nội dung các bài viết thường có chiều sâu và nhiều bình luận.

Tính đến tháng 6/2010, sau nhiều biến động, số lượng văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội gồm 27 văn phòng với 40 phóng viên nước

84

ngoài thường trú hoặc có quy chế thường trú tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là phóng viên Mỹ, phương tây và Nhật Bản (Phụ lục 3). Các văn phòng báo chí có thể chia theo nước thì đông nhất là văn phòng báo chí của Mỹ là 8 văn phòng, Nhật Bản: 8, Nga: 2, Trung Quốc: 2, Anh: 1, Đức: 1, Pháp: 1, Úc: 1, Hồng Kông: 1, Cuba: 1 và Hàn Quốc: 1. Còn chia theo loại hình báo chí hiện có 11 báo, 2 đài phát thanh, 2 tạp chí, 12 thông tấn xã, 5 hãng truyền hình. Trong số văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam vẫn có tương đối đầy đủ các hãng thông tấn, truyền hình lớn trên thế giới như AP (Mỹ), Reuters (Anh), AFP (Pháp), NHK (Nhật), Tân Hoa Xã (Trung Quốc)…

Ngoài ra, phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí ngắn hạn được chia thành hai loại chính theo chủ đề, mục đích tác nghiệp như sau:

Loại thứ nhất, các phóng viên chuyên đưa tin mang tính thời sự. Phóng viên nước ngoài loại này thường vào Việt Nam để đưa tin các sự kiện được dư luận nước ngoài quan tâm. Đó có thể là các sự kiện quan trọng của Việt Nam như kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4, hay lễ quốc khánh Việt Nam. Đó cũng có thể là các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được phóng viên quan tâm và dư luận quan tâm. Ngoài ra, các sự kiện như tàu chiến Mỹ cập cảng tại Việt Nam hay những sự kiện nhạy cảm như vụ gây rối trật tự ở Tây Nguyên, bắt giam những nhân vật bất đồng chính kiến, hay những sự kiện liên quan đến tôn giáo luôn thu hút sự quan tâm của dư luận nước ngoài.

Loại thứ hai, các phóng viên đưa tin mang tính chuyên đề. Theo thống kê, số lượng phóng viên nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các phóng sự, viết bài đưa tin mang tính chuyên đề chiếm 60% tổng số phóng viên nước ngoài vào Việt Nam. Tình hình kinh tế, xã hội, thương mại, đầu tư và du lịch là những đề tài thu hút quan tâm của phóng viên nước ngoài. Ngoài ra, các vụ kiện cá tra, cá basa,

85

tôm, nạn nhân chất độc da cam và tình hình dịch bệnh…ở Việt Nam cũng được báo chí nước ngoài theo dõi, đưa tin. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ của mình, các phóng viên nước ngoài còn tổ chức các hoạt động từ thiện giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, các cựu chiến binh, trẻ em khuyết tật tại một số địa phương, như giúp Làng Hữu nghị, Hội Cựu chiến binh Việt Nam… trong công tác tuyên truyền về hậu quả của chất độc da cam Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và vận động quyên góp ủng hộ trên truyền hình, báo, tạp chí khi đăng tải.

Với việc ngày càng nhiều sự kiện lớn được tổ chức tại Việt Nam, ngoài số lượng phóng viên thường trú thì số lượng phóng viên bất thường vào Việt Nam thực hiện phóng sự hay viết bài mang tính chuyên đề ngày càng tăng. Nhìn chung đa số các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đã truyền tải thông tin về Việt Nam đến với thế giới. Qua những thước phim, những bài viết của các phóng viên nước ngoài, chính họ đã giúp chúng ta thực hiện thông tin đối ngoại. Nhờ họ mà hình ảnh về Việt Nam ở nước ngoài đang dần dần thay đổi. Việt Nam đang được biết đến không phải là một đất nước của chiến tranh mà là một đất nước hòa bình đang vươn mình đứng dậy, có nền kinh tế tăng trưởng cao và hấp dẫn du khách và các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, các phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã trở thành chủ thể của thông tin đối ngoại.

Tóm lại, hoạt động của phóng viên nước ngoài trong thời kỳ đối mới đã góp phần để bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài hiểu rõ hơn về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, thành tựu đổi mới của đất nước, văn hóa và con người Việt Nam và một phần nào đấu tranh chống lại các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Đó chính là sự đóng góp tích cực vào thành tựu đối ngoại và công cuộc đổi mới của đất nước.

86

3.2 Hạn chế của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam

Phóng viên nước ngoài đến hoạt động báo chí tại Việt Nam thực chất là những người làm công ăn lương theo lượng bài đã được đăng tải. Song, một bài viết hay phóng sự đã hoàn thành đưa về toà soạn hay hãng tin, còn phải đi một chặng đường khá dài, qua nhiều khâu kiểm duyệt từ việc có đạt tiêu chí của hãng. Việc chọn lọc tin tức đăng tải được tiến hành khách quan nhưng không thể tránh khỏi được một mức độ chủ quan nhất định.

Thực chất, phóng viên nước ngoài chỉ là một người trung gian giữa sự kiện và dân chúng, bị chi phối bởi nhiều áp lực khác nhau trong hoạt động của mình: áp lực cá nhân, áp lực nghề nghiệp và áp lực xã hội. Người làm báo cũng chịu sự chi phối của nền văn hoá trong xã hội đang sống. Làm báo là một nghề, nhưng báo chí lại là một hoạt động đặc thù của xã hội, phản ánh văn hoá chính trị của mỗi xã hội hay một quốc gia.

Xu hướng hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam nói chung ngày càng đa dạng, tích cực. Thông thường, trên cơ sở tin bài viết trên báo chí Việt Nam hoặc từ những gợi ý về tin tức “sốt dẻo” do các cộng tác viên tiết lộ, hoặc do chỉ thị yêu cầu của hãng, phóng viên có thể ngay lập tức liên hệ với những nguồn liên quan hoặc liên hệ thẩm tra nguồn tin. Chủ đề hoạt động của phóng viên càng ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của độc giả và đòi hỏi của hãng tin. Trong số các tin bài mà phóng viên nước ngoài viết về Việt Nam, có chủ đề phù hợp với yêu cầu tuyên truyền đối ngoại của Việt Nam như những thông tin về đổi mới chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, quan điểm chính thức của ta về các vấn đề quốc tế…nhưng cũng có những chủ đề đi vào những lĩnh vực nhạy cảm như những nhân vật bất đồng chính kiến, tình hình Tây Nguyên, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền… Sự khác biệt về ý thức hệ là nguyên nhân các thế lực thù địch tiếp tục

87

hoạt động chống phá Việt Nam. Tận dụng công nghệ thông tin, các hoạt động này càng ngày càng tinh vi hơn. Nhiều trang web phản động được thành lập chủ yếu nhằm vào Việt Nam và các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, đang ra sức khai thác thông tin về những khó khăn kinh tế về những thông tin tiêu cực về Việt Nam, đe dọa làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trên thế giới.

Nhằm thu thập thông tin có “giá trị đưa tin”, phóng viên có xu hướng hay tiến hành những hoạt động mà không thông báo với cơ quan quản lý hoặc chưa được phép đã tự ý liên hệ, phỏng vấn. Phóng viên đối phó bằng cách liên hệ qua điện thoại, thu thập tin tức qua cộng tác viên và sau đó kết hợp với những nguồn

Một phần của tài liệu Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)