Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ

Một phần của tài liệu Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 36)

năm 1986

2.1.1.Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước từ năm 1945- 1975

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ phải đối phó với muôn vàn khó khăn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đã rất chú trọng thông tin, tuyền truyền về một nước Việt Nam anh dũng đấu tranh bảo vệ độc lập nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong khi đó, các phóng viên nước ngoài mong muốn đưa tin về cuộc chiến tại Việt Nam đều bị thực dân Pháp thực hiện những biện pháp bưng bít thông tin hoặc bóp méo sự thật. Thực dân Pháp đưa ra những luận điệu xuyên tạc như “Việt Minh là tay sai của Mạc Tư Khoa”, “Việt Nam chống lại các lực lượng đồng minh đến giải giáp phát xít Nhật”. Ngay từ những ngày đó, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương và chính sách khá cụ thể nhằm phá thế bao vây của địch về thông tin và thông qua việc tranh thủ phóng viên nước ngoài để thông tin trung thực ra bên ngoài, phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến. Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, “Thông cáo về chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” ngày 3/10/1945 và một số văn kiện ngoại giao khác, thông điệp chủ đạo của phía Việt Nam đều nêu cao sự nghiệp chính nghĩa, khẳng định Việt Nam là một nước độc lập, có quyền được tôn trọng, bình đẳng như các nước khác và Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền độc lập của mình.

35

ngoài đã thành lập văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam như Tân Hoa Xã (Trung Quốc), Itar Tass, Novosti (Liên Xô) và AFP (Pháp). Trong đó AFP (Pháp) là hãng tin phương Tây đầu tiên có văn phòng thành lập tại Việt Nam. Để có được những thông tin từ phía Việt Nam, các phóng viên nước ngoài đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Trả lời thông tín viên hãng Reuters (Anh) tháng 5/1947, báo New York Herald Tribune (Mỹ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ chính thực dân Pháp là kẻ xâm lược, tố cáo tội ác của Pháp, nêu cao thiện chí hòa bình cũng như quyết tâm sắt đá của nhân dân Việt Nam đấu tranh cho dân tộc và thống nhất đất nước. Nhà báo Mỹ S.Eli Maysi, hãng tin Mỹ International News Service tháng 7/1947 đã phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh về thông điệp muốn gửi đến bạn bè thế giới khẳng định Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [66, tr.42 – 43]. Các phóng viên hãng thông tấn AFP (Pháp), báo Paris – Sài gòn cùng đưa tin về sự thiện chí mong muốn hòa bình của Việt Nam, bảo đảm cho Pháp các quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở Việt Nam, đề cao lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của nước Pháp, đề cao đạo lý trong quan hệ hai nước. Mặc dù bị hạn chế do sự bưng bít thông tin của thực dân Pháp nhưng các tin tức và hình ảnh về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vẫn được các phóng viên nước ngoài truyền ra quốc tế.

Cuối năm 1953, khi cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam lâm vào tình trạng sa lầy, phóng viên của Báo Tribune (Mỹ) đã thực hiện phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh và đưa tin trên trang báo với nội dung “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn” [67, tr. 587]. Tháng 10/1953, phóng viên báo Expressen Thuỵ Điển đã thực hiện và đưa tin phỏng vấn Hồ Chủ tịch: “Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì

36

nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tiếp ý muốn đó” [68, tr. 168]. Bài viết này đã gián tiếp chuyển thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với dư luận các nước hiểu được sự thiện chí của Việt Nam. Báo chí Thuỵ Điển sau đó là báo chí Pháp và một số nước khác đã đăng bài trả lời phỏng vấn này. Tuyên bố của Hồ Chủ tịch đã có tác động mạnh mẽ tới dư luận, gây tiếng vang lớn chính giới Pháp và trên thế giới. Chính tuyên bố đó đã trở thành một trong những bước đi quan trọng mở đường đến Hội nghị Geneve năm 1954 về Việt Nam.

Có thể nói, thông qua những bài viết của mình, các phóng viên nước ngoài trong thời kỳ này đã góp phần tranh thủ dư luận tiến bộ ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, nâng cao địa vị của VNDCCH trên trường quốc tế, củng cố quan hệ với các nước anh em, mở rộng quan hệ với nhân dân Pháp, với các tổ chức hòa bình, dân chủ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất của lực lượng dân chủ thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và Hiệp định Geneva 1954 được ký kết đã ghi nhận thắng lợi của nhân dân Việt Nam, kết thúc một giai đoạn lịch sử vẻ vang của đất nước. Cùng với thắng lợi trên mặt trận quân sự và trên bàn đàm phán, công tác tuyên truyền đối ngoại trong đó có sự đóng góp của các phóng viên của thông tấn báo chí nước ngoài đã góp phần vào thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ thế giới. Hình ảnh Việt Nam gắn liền với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ. Việt Nam được biết đến như một nước thuộc địa nhỏ bé đã đứng lên giành độc lập và anh dũng bảo vệ nền độc lập, là biểu tượng của phong trào đấu tranh giải

37 phóng dân tộc trên thế giới.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta đã nhận thức rõ vai trò và tầm ảnh hưởng sâu rộng của thông tin. Cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trong hơn 20 năm (1954-1975) là cuộc đấu tranh không cân sức về phương diện chính trị, kinh tế, quân sự mà cả về tuyên truyền. Đế quốc Mỹ có trong tay bộ máy tuyên truyền đồ sộ, hiện đại trong khi Việt Nam chỉ có những phương tiện thô sơ chưa đủ điều kiện thâm nhập vào dư luận Mỹ. Trong điều kiện tương quan lực lượng chênh lệch như vậy, công tác thông tin đối ngoại của ta đã tác động rất sâu sắc đến tất cả các đối tượng: chính giới, nhân dân Mỹ, chính phủ và các nước phương Tây, các nước thuộc phe XHCN, các lực lượng tiến bộ và dư luận thế giới, đặc biệt là dư luận Mỹ, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta từ đó tạo nên một phong trào mạnh mẽ chống Mỹ ủng hộ Việt Nam trên thế giới và ngay trong nước Mỹ, làm cho hậu phương của Mỹ bị suy yếu và chia rẽ. Trong suốt 20 năm, Mỹ đã dựa vào bộ máy tuyên truyền to lớn để đưa ra những luận điệu vô cùng thâm độc và xảo trá hòng lừa bịp nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới. Vì xâm lược Việt Nam là điểm yếu nhất của Mỹ nên để che đậy điểm yếu đó và biện minh cho hành động xâm lược của mình, Mỹ luôn rêu rao miền Bắc cộng sản “xâm lược” miền Nam là nước tự do dân chủ đồng minh của Mỹ.

Để tranh thủ dư luận, sử dụng chính thông tin đại chúng của phương Tây để tuyên truyền cho chính nghĩa, Nhà nước Việt Nam đã mạnh dạn cho phép một số phóng viên phương Tây, trong đó có cả phóng viên Mỹ vào miền Bắc để chứng kiến và đưa tin về tội ác man rợ của đế quốc Mỹ. Việt Nam còn thường xuyên tổ chức các buổi thông báo, họp báo cho các nhà báo ở Hà Nội, đồng thời giới thiệu những điển hình về chiến đấu và sản xuất của nhân dân Việt Nam.

38

đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa tin về thực tế cuộc chiến tại Việt Nam. Trong đó phóng viên Mỹ và các phóng viên thuộc các nước đồng minh của Mỹ mà những tin tức, bài báo của các phóng viên này dễ được dư luận Mỹ và các nước chấp nhận, tác động của nó vào dư luận Mỹ và thế giới là rất lớn. Có thể nói trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã sử dụng khá tốt lực lượng này. Chính phủ Việt Nam cũng thường xuyên cho các phóng viên nước ngoài thường trú đi thăm các vùng bị địch tàn phá và các đơn vị, địa phương bắn rơi máy bay Mỹ để họ thấy rõ tội ác của Mỹ và thắng lợi của ta. Bên cạnh đó, các phóng viên bất thường cũng thường xuyên cập nhật các thông tin tại chiến trường. Tháng 2/1965, trong chuyến tháp tùng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Kossygin đến Việt Nam, các phóng viên Liên Xô đã đến thăm Quảng Bình, trực tiếp chứng kiến việc Mỹ ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Cuối năm 1966, nhà báo Mỹ Harrison Salisbury, Phó Tổng biên tập Thời báo New York, Mỹ (một người có thái độ chống cộng nhưng phản đối Mỹ ném bom Việt Nam) đã đi thăm các vùng dân cư bị máy bay Mỹ ném bom tại Nam Định để tố cáo tội ác của Mỹ giết hại thường dân, và chính việc đưa tin khách quan này đã phản bác lại luận điệu của chính quyền Mỹ đang ra sức đánh lừa dư luận rằng Mỹ chỉ ném bom vào các mục tiêu quân sự. Mặc dù có những mặt tiêu cực, nhưng hơn 20 bài viết của phóng viên Harrison Salisbury đã nêu lên sự thật là Mỹ đã ném bom vào khu dân sự ở Việt Nam, gây tổn thất to lớn về người và của đối với thường dân vô tội. Loạt bài viết của phóng viên này đã gây một chấn động lớn trong dư luận và chính giới Mỹ, buộc Nixon phải thú nhận sự thật này. Báo chí Mỹ và thế giới đã liên tục có nhiều bình luận và coi loạt báo này như một trái bom rung chuyển nước Mỹ.

Bản thân Tổng thống Mỹ Johnson, khi nói về vai trò của báo chí Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng thừa nhận rằng, “sức mạnh của một phóng sự chiến

39

tranh của Peter Arnett tương đương với một tiểu đoàn quân giải phóng” [74, tr.216]. Phóng viên Peter Arnett, người Mỹ gốc New Zealand, là cựu phóng viên chiến trường nổi tiếng của Hãng tin AP và CNN của Mỹ. Là nhân chứng của cuộc chiến tranh Việt Nam, nơi ông có hơn 10 năm gắn bó (1962 – 1975), ông đã tận mắt chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử trong chiến tranh Việt Nam và giờ khắc sụp đổ của chính quyền ngụy Sài Gòn. Ông đã có hơn 3.000 bài viết và giành giải thưởng báo chí danh tiếng Pulitzer 1966 cho những tác phẩm báo chí về chiến tranh Việt Nam gây chấn động dư luận Mỹ và thế giới về những diễn biến cuộc chiến ở Việt Nam khiến Tổng thống Johnson rất phẫn nộ. Peter Arnett đã từng gửi tin cho các báo lớn của Mỹ loan tải, cùng với những lời bình luận là quân đội Việt Nam Cộng hòa không muốn bảo vệ đất nước của họ. Sau khi theo chân “những người bạn” tham chiến tại Pleime, Tây Nguyên, ông đã đánh giá tinh thần quân Mỹ trên chiến trường là “thấp hơn ngọn cỏ” [51].

Phóng viên các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn các lãnh đạo Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh cũng đã có nhiều cuộc gặp và trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài, trong đó có những cuộc rất quan trọng như cuộc gặp và trả lời phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh của Felix Greene, một trong những nhà báo danh tiếng của Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam; cuộc gặp nói chuyện kéo dài bốn tiếng đồng hồ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Trợ lý Tổng biên tập báo New York Times Harrison Salisbury mở màn cho cuộc đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, nội dung cuộc gặp này được New York Times đưa lên cả trang nhất của tờ báo; các cuộc gặp và trả lời phỏng vấn của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng với nhà báo tiến bộ Philippin Antonio Araneta góp phần đưa đến phong trào nhân dân Philippin đòi rút đội Công dân vụ Philippin ra khỏi miền Nam Việt Nam; cuộc trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh cho phóng viên Hãng tin Pháp AFP, J.B Cabanes

40

và Đặc phái viên Hãng truyền hình CBS của Mỹ, Charles Collingwood, đưa đến việc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc và ngồi vào bàn đám phán với VNDCCH tại Paris năm 1968.

Sau các thất bại liên tiếp của Mỹ tại chiến trường niềm Nam, nhất là sau vụ thảm sát Mỹ Lai và Tết Mậu Thân, báo chí phương Tây, nhất là Mỹ đã thay đổi trong cách đưa tin chiến sự tại Việt Nam theo hướng chuyển từ quan điểm ủng hộ chính quyền Mỹ sang phê phán cuộc chiến và tính phi nghĩa của nó. Chính phủ Việt Nam đã nắm rõ được xu thế này và khéo léo tranh thủ các phóng viên nước ngoài bằng cách tổ chức tiếp xúc thường xuyên với họ tại các diễn đàn quốc tế như Hội nghị Paris hoặc tạo điều kiện cho họ vào miền Bắc.

Nhiều nhà báo nước ngoài khác cũng trực tiếp đến Việt Nam đưa tin và tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta như: Tổng biên tập Tuần báo Ấn Độ Blitz năm 1973, nhiếp ảnh gia Thụy Điển Serenander Bengt năm 1975… Nhà báo Minoru Omori, nhà báo Nhật Bản nổi tiếng với các bài viết về chiến tranh Việt Nam trong những năm 1960 và các bài viết của ông đã từng bị Đại sứ Mỹ tại Nhật khi đó là Edwin Reischauer phản ứng gay gắt…

Các bài viết, phóng sự truyền hình của các phóng viên nước ngoài đã góp một phần không nhỏ làm thay đổi cách suy nghĩ, thái độ của dư luận quốc tế đối với cuộc chiến tranh, thức tỉnh lương tri của loài người. Từ chỗ mơ hồ, thậm chí ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ chống Việt Nam, báo chí quốc tế đã làm thay đổi dư luận, có tác động tích cực tạo thành một làn sóng mạnh mẽ phản đối cuộc chiến tranh. Hàng triệu quần chúng nhân dân ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đã xuống đường lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ, bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết của Việt Nam, đòi đế quốc Mỹ phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược.

41

khốc của chiến tranh tại Việt Nam do Mỹ gây ra đã đạt Giải thưởng Ảnh Báo chí quốc tế danh tiếng Pulitzer (Mỹ).

Bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên Nick Út, Hãng thông tấn AP (Mỹ), 1972

Bức ảnh “Xử bắn trên đường phố Sài Gòn 1968” của phóng viên Eddie Adams, hãng thông tấn AP chụp Tướng cảnh sát miền Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một

người bị nghi là cộng sản ngay trên đường phố năm 1968

Chân dung cô bé Kim Phúc cháy bỏng vì bom napalm là một trong những khoảnh khắc cô đọng nhất về cuộc chiến tranh tàn bạo của Mỹ tại Việt Nam, làm thức tỉnh, lay động bao trái tim người yêu hòa bình trên thế giới. Bức ảnh ấy đã

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 36)