Hình ảnh về đất nước, con người, lịch sử và văn hoá Việt Nam, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc là đề tài phong phú được rất nhiều phóng viên nước ngoài lựa chọn khi đến đất nước Việt Nam tác nghiệp.
Ngoài số lượng phóng viên thường trú tại Việt Nam, hàng năm số lượng phóng viên bất thường vào Việt Nam ngắn hạn thực hiện phóng sự hay viết bài mang tính chuyên đề và số phóng viên tháp tùng các đoàn cấp cao và đưa tin các sự kiện quan trọng tăng lên, nhất là khi Việt Nam đang có một vị thế quốc tế ngày càng tăng và chủ trì ngày càng nhiều sự kiện quốc tế quan trọng như Francophnie năm 1997, Hội nghị ASEAN 6 năm 1998, AMM 34 năm 2001, Sea Games 22 năm 2003, ASEM 5 năm 2004, hội nghị APEC 14 năm 2006, Đại lễ Phật đản
63
Vesak 2008, lễ kỷ niệm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước; kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị cấp cao ASEAN 2010...
Lượng phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động ngắn hạn dao động trong khoảng 1200 – 1500 lượt người trung bình mỗi năm. Trong đó, số lượng phóng viên châu Âu chiếm khoảng 40%, châu Á (chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm 35%, số còn lại là phóng viên thuộc châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. Hàng năm, số lượng các đoàn phóng viên vào Việt Nam đưa tin các chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao khoảng 30 đoàn.
Nhiều công ty truyền thông nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các phụ trương đặc biệt để đăng trên tạp chí, đài truyền hình danh tiếng thế giới trong năm 2006 và 2007. Những phụ trương này đã đóng góp tích cực cho công tác tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài. Một số chuyên đề và phụ trương tổng hợp đặc biệt về Việt Nam ở nhiều nước như Mỹ, Pháp như phụ trương của Tạp chí Foreign Affairs (Mỹ) với hơn 10 trang về Việt Nam, và tạp chí Fortune (Mỹ) với chuyên san kinh tế đặc biệt về Việt Nam phỏng vấn các nhà lãnh đạo của 10 bộ ngành, gần 30 tổng công ty lớn của Việt Nam. Tạp chí Paris Match (Pháp) đã đăng phụ trương đặc biệt dài 9 trang về Việt Nam có tiêu đề "Không thể nào bỏ qua Việt Nam" trước 2 ngày chuyến thăm chính thức cộng hòa Pháp tháng 10/2007 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, qua đó đóng góp một phần vào sự thành công của chuyến thăm. Năm 2008, đoàn phóng viên truyền hình NBC (Mỹ) thực hiện phóng sự 9 phút quảng bá về Việt Nam phát trực tiếp trên kênh NBC với chất lượng tốt, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Tạp chí The Economist (Anh) thực hiện chuyên trang về kinh tế - xã hội Việt Nam, cùng Tạp chí kinh doanh President (Nhật Bản) thực hiện phụ trương 10 trang về kinh tế, môi trường đầu tư và tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam, thu hút được dư luận quốc tế và được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhóm phóng viên Cô oét thực hiện 8 trang giới
64
thiệu tình hình phát triển mọi mặt, đặc biệt môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trên báo “Kuwaite”. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đưa tin được trên báo chí tiếng Ả rập và nó có tác động tích cực tới dư luận sở tại và một số nước vùng Vịnh.
Trong những năm vừa qua, một số chủ đề khác cũng được phóng viên đặc biệt quan tâm như ảnh hưởng của chất độc da cam và hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu tại Việt Nam. Hàng ngàn tin bài phóng sự của phóng viên nước ngoài đưa tin về các hoạt động văn hóa, xã hội nổi bật, các vấn đề mang tính toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, mục tiêu thiên niên kỷ, xóa đói giảm nghèo, nạn nhân chất độc da cam, đề tài về chiến tranh… Hàng năm, có hàng chục đoàn phóng viên đưa tin về hoạt động và hiệu quả triển khai các dự án nhân đạo của các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như UNICEF, UNDP, PLAN, CARE, ORBIS… Năm 2010, một số phóng sự lớn được thực hiện như chương trình Kohlanta phiên bản các trò chơi mạo hiểm với sự tham gia của hơn 100 người do hãng ALP (Pháp) thực hiện tại Côn Đảo trong 2 tháng, phóng sự về Trường Sa của hãng truyền hình Via Decouvertes (Pháp)…
Bên cạnh đó, cùng với việc đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam, phía Việt Nam đã mời một số hãng truyền hình lớn thực hiện phóng sự giới thiệu về Việt Nam. Trong đó, hãng truyền hình CNN (Mỹ) năm 2006, đã thực hiện đoạn phim quảng cáo 30 giây với những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam với những địa danh quen thuộc. Đoạn phim giới thiệu quảng bá du lịch Việt Nam đã được chính thức phát sóng trong 3 tháng năm 2007 vào những giờ vàng trên kênh CNN. Đoàn phóng viên truyền hình NBC (Mỹ) đã thực hiện truyền hình trực tiếp 9 phút quảng bá Việt Nam qua cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008 với chất lượng tốt, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Các đài Truyền hình Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thực hiện nhiều phóng sự giới thiệu các di sản
65
văn hóa của Việt Nam, quảng bá du lịch, giúp dư luận hiểu rõ hơn về văn hóa, đất nước con người Việt Nam.
Riêng đoạn phim quảng cáo 30 giây với những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam do hãng truyền hình CNN (Mỹ) thực hiện năm 2006, có thể coi là một bước đột phá của ngành du lịch Việt Nam. Từ trước đến nay, ngành du lịch Việt Nam chưa từng có dự án lớn nào để quảng bá hình ảnh Việt Nam như thế. Trong khi đó, bao lâu nay, thế giới đã quen với văn hoá Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản qua các kênh truyền hình quốc tế. Ngay các nước láng giềng của Việt Nam là Thái Lan, Malaysia, Indonesia... cũng liên tục quảng bá hình ảnh của mình trên CNN từ cách đây vài năm. CNN (Cable News Network) là mạng truyền hình cáp chuyên về thông tin tin tức và là mạng truyền hình đầu tiên phát sóng 24 tiếng mỗi ngày. CNN do Ted Turner thành lập vào năm 1980, trụ sở chính đặt tại Atlanta (Georgia, Mỹ). Hãng này phát sóng đến hơn 200 quốc gia, là kênh thông tin khá quen thuộc với nhiều người trên thế giới.
Để thực hiện những cảnh quay cho chương trình quảng bá du lịch Việt Nam hãng đã cử 5 phóng viên dày dạn kinh nghiệm, chuyên làm phim quảng cáo cho kênh truyền hình Mỹ nổi tiếng này. Đoàn CNN đã mang sang Việt Nam nhiều thiết bị hiện đại, trong đó có một máy quay Betacam kỹ thuật số với ống kính chuyên dụng, loại hiện đại nhất.
Trong phim, hình ảnh đất nước Việt Nam với bề dày văn hóa lịch sử, con người thân thiện hiếu khách, ẩm thực, nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên phong phú được thể hiện sống động, đầy màu sắc. Tà áo dài, những phố cổ ở Hà Nội, Hội An, ẩm thực Việt Nam, cảnh đẹp tuyệt vời của di sản thế giới Vịnh Hạ Long hay TP.Hồ Chí Minh đầy sức sống và năng động, những tiết mục biểu diễn rối nước và nụ cười rạng rỡ với những cánh tay vẫy chào của các em học sinh Việt Nam cũng được ghi vào ống kính. Những hình ảnh ấy được xuất hiện trong đoạn
66
phim giới thiệu Việt Nam như một điểm đến đa dạng, nhiều sắc thái văn hóa, sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn. Đoạn phim 30 giây quảng bá du lịch Việt Nam đã được phát sóng định kỳ trên kênh truyền hình quốc tế CNN mỗi ngày 2 lần vào giờ cao điểm với tổng số lần phát là 182 kéo dài 3 tháng liên tiếp từ tháng 10/2007 đến hết tháng 1/2008. Để thực hiện và phát sóng đoạn phim quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh của hãng truyền thông quốc tế CNN tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Chính phủ đã đồng ý chi gần 4,7 tỷ đồng để thực hiện (tương đương 290.750 USD) nhằm thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam với chỉ tiêu đạt từ 4,3 triệu đến 4,5 triệu lượt khách trong năm. Và phía CNN đã chấp nhận tặng toàn bộ kinh phí làm video clip chương trình quảng bá (trị giá khoảng 40.000-50.000 USD) cho Việt Nam.
Phỏng vấn đạo diễn phim Lum Chee Kin trong những ngày làm việc tại Hà Nội, ông cho biết: "Hà Nội chỗ nào cũng đẹp. Các bạn thật may mắn! Cần phải làm cho thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn. Chúng tôi cảm thấy rất thích thú khi được thưởng thức các danh lam thắng cảnh và những màn văn hoá nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Trên đường từ Phủ Chủ tịch ra Hồ Gươm, đi ngang qua đường Phan Đình Phùng, chúng tôi dừng xe và thực hiện những cảnh quay ngẫu hứng. Nào là phố xá đi lại tấp nập. Nào vỉa hè rợp bóng cây. Nào là gánh hàng hoa với đủ màu sắc. Ngay cả một mảng màu xanh-vàng trên tường cũng lọt tầm ngắm. Màu xanh là tường mới sơn. Màu vàng đầy rêu là tường cũ. Hai mảng màu kết hợp thể hiện nét hiện đại và truyền thống của Hà Nội”. Đạo diễn Kin hóm hỉnh khi kể chuyện với tôi về ngõ Hàng Chiếu nơi nổi tiếng bán các món ẩm thực: bún ốc, bánh tôm, phở: "Mệt nhất là lúc quay ngõ Hàng Chiếu đúng giờ ăn trưa. Bụng mình thì sôi mà người ta lại bán toàn món ngon". Ông còn nhận xét: “Hà Nội xanh quá!”. Khi thực hiện những cảnh quay những gánh hoa sen của những người bán rong, ông cho biết: "Đây là nét đặc sắc của Hà Nội mà không phải đâu cũng có được".
67
Hình ảnh Chùa Một cột và những gánh hàng hoa đã gây ấn tượng đối với đoàn phóng viên truyền hình CNN (Mỹ)
Phỏng vấn trực tiếp nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá về việc Việt Nam thực hiện làm phim quảng bá du lịch trên kênh truyền hình CNN, ông nhận xét: “Chúng ta vẫn quen nếp nghĩ chủ quan, mình muốn cái gì thì quảng bá cái đó. Cái người ta thực sự cần thì lại không biết hoặc biết mà ít quan tâm. Mình cứ nói mãi cái mà mình thích nhưng người ta không quan tâm thì hiệu quả cũng không ăn thua. Vì vậy, việc các nhà làm phim của CNN đến trực tiếp thực hiện các cảnh quay giới thiệu Việt Nam, dưới con mắt chuyên nghiệp của họ, là một cách làm rất đáng hoan nghênh”.
Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta hợp tác với kênh truyền hình CNN. Về phía CNN, hợp đồng này đã mang lại doanh thu cho họ. Tuy nhiên, cái được hơn cả chính là CNN nói chung và đoàn làm phim nói riêng đã được có một cơ hội thực sự để khám phá “vẻ đẹp tiềm ẩn” của Việt Nam. Cũng nhờ có đoạn clip này mà sẽ có thêm nhiều người Việt biết và quan tâm đến kênh truyền hình này. Đó là cái lợi nhuận mà CNN không thể tính được bằng tiền. Với chúng ta, tuy phải trả một giá khá cao để đưa được 30 giây hình ảnh đất nước đó đến với thế giới qua truyền hình CNN, nhưng là thành công không chỉ riêng của ngành du lịch mà là của cả đất nước. Bởi lẽ, thế giới còn biết ít về Việt Nam.
68
Không kể những nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta thì người dân ở nhiều nước trên thế giới vẫn chỉ hiểu về Việt Nam như là một nơi của đói nghèo và lạc hậu. Thậm chí, nhiều bạn trẻ quốc tế chưa một lần đến Việt Nam còn nghĩ rằng ở đây vẫn đang có chiến tranh. Họ không biết Việt Nam thế nào, chỉ tưởng tượng nó ở rất xa. Đây là thực tế chúng ta phải chấp nhận. Đó là lý do vì sao mỗi giây của đoạn clip này đều thực sự có ý nghĩa.
Vẻ đẹp Việt Nam hiện hữu trên một trong những kênh truyền hình nổi tiếng nhất nước Mỹ và cũng là một trong những kênh truyền hình nổi tiếng nhất thế giới đã đem lại ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè quốc tế. Mong rằng trong tương lai, vào một ngày không xa, Việt Nam sẽ được nhắc đến nhiều hơn, đầy đủ hơn, không chỉ dừng lại ở 30 giây quảng bá quá ngắn ngủi, trong vai trò một quốc gia phát triển, thịnh vượng và bền vững. Và ngoài cách làm kể trên, còn rất nhiều, rất nhiều cách khác để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Thậm chí, nếu có thiện chí, mỗi người dân cũng có thể nỗ lực và có một cách riêng để làm truyền thông cho đất nước mình.
Theo Giáo sư Joseph Nye - cha đẻ của học thuyết nổi tiếng "quyền lực mềm" thì “sự hấp dẫn sẽ tạo nên điểm khởi đầu” [100]. Trong trường hợp này thì điều đó thật đúng với chúng ta. Chắc hẳn không người Việt Nam nào muốn khách nước ngoài đến du lịch chỉ vì họ tò mò khám phá xem cái đất nước trước đây lạc hậu, bây giờ thế nào. Mà ngược lại, thế giới phải thấy rằng Việt Nam thật đẹp, lôi cuốn và hấp dẫn, để rồi thôi thúc họ đến chiêm ngưỡng và cảm nhận. Sau cùng là sẽ mãi luôn nhớ Việt Nam [91].
Ấn tượng về một Việt Nam là nước xuất khẩu thứ hai về gạo, đoàn phóng viên của Hãng Truyền hình NABCOR, một kênh truyền hình lớn của Philippines đã đến Việt Nam tháng 11/2009 để thực hiện phóng sự giới thiệu về sự phát triển và những thành tựu vượt bậc mà ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được trong
69
những năm vừa qua. Phóng sự này dự kiến sẽ được phát sóng trong chương trình “Ngành nông nghiệp tiến bộ” vào sáng thứ 7 hàng tuần trên kênh IBC 13. Chương trình “Ngành nông nghiệp tiến bộ” được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình thành công của Philippines. Nhân kỷ niệm 4 năm ngày chương trình ra đời, NABCOR mong muốn đem tới khán giả những hình ảnh của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, một trong những quốc gia đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Cánh đồng lúa và hoa đào ngày tết luôn thu hút các phóng viên nước ngoài
“Việt Nam - một đất nước tuyệt đẹp. Chúng tôi khâm phục những người nông dân Việt Nam”. Đó là lời nhận xét của trưởng đoàn Hãng Truyền hình NABCOR của Phillippines khi được hỏi về cảm nghĩ của mình về Việt Nam. Trong hành trình làm phim, đoàn đã gặp gỡ, quay phim và phỏng vấn một số nông dân tiêu biểu về trồng lúa, trồng hoa, cây cảnh và trồng rau. Khi được hỏi về cảm nghĩ của đoàn khi kết thúc, bà Ratz Christine, trưởng đoàn cho biết: “Chuyến đi đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc đối với chúng tôi về một đất nước tươi đẹp, con người Việt Nam cần cù, thông minh và sáng tạo”.
70
Nam hiện tại, trong thời kỳ của đất nước đổi mới, các nhà báo nước ngoài vẫn tiếp tục hoàn thiện những bộ phim, bài viết liên quan về chiến tranh Việt Nam. Một trong những bộ phim đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người xem trong và ngoài nước, đó là bộ phim tài liệu của cựu phóng viên chiến trường Canada Micheal Maclear với “Việt Nam – Cuộc chiến 10.000 ngày”.
Bộ phim tài liệu dài 13 giờ với tựa đề “Việt Nam – Cuộc chiến 10.000 ngày” của nhà sản xuất Michael Maclear, một nhân chứng sống của giai đoạn chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam từ thời kỳ 1945 đến 1975.
Michael Maclear là một nhà báo có cảm tình với Việt Nam, đã từng vào Việt Nam thực hiện một số bộ phim tài liệu về miền Bắc Việt Nam trong những năm chiến tranh ác liệt. Sau đó, trong những năm 1980, ông đã thực hiện bộ phim tài liệu với tựa đề “Việt Nam - Cuộc chiến 10.000 ngày” khái quát tương đối đầy đủ và khách quan toàn bộ giai đoạn chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam từ năm 1945 đến 1975. Năm 2003, ông quay lại Việt Nam