Quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, ngoại giao đã trở thành mặt trận quan trọng trong thời bình, góp phần giữ vững và củng cố môi trường hoà bình, tạo những điều kiện quốc tế ngày càng thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta ở khu vực và trên
59
thế giới. Nội dung thông tin của báo chí nước ngoài tập trung chủ yếu vào vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ chỗ bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế, Việt Nam đã chủ động, nỗ lực mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Trong hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 177 quốc gia và quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã tạo dựng được khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài và ngày càng đi vào chiều sâu với các nước láng giềng, khu vực. Việt Nam đã đi từ bình thường hóa quan hệ đến từng bước nâng cấp và xác lập khuôn khổ quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị lớn và các nước công nghiệp phát triển.
Dư luận quốc tế đánh giá cao khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1995 và bình thường hoá quan hệ với Mỹ [18]. Trước xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới, nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức ASEAN đối với quốc gia nói riêng và thế giới nói chung, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với tất cả các nước thành viên ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng là kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động tích cực hội nhập khu vực và thế giới mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra. Kể từ khi Việt Nam gia nhập, tổ chức này đã có những chuyển biến quan trọng về cả lượng và chất, trở thành nhân tố “chèo lái” cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và thế giới [47].
Trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, báo chí nước ngoài đưa tin về quan hệ giữa Việt Nam với các nước nhưng đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam và Trung Quốc. Việc bình thường hoá quan hệ hai nước Việt - Mỹ tháng 7/1995 đã thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí nước ngoài. “Bình thường hoá quan hệ hai nước sẽ tạo nhiều cơ hội cho cả hai phía mở
60
ra một thời kỳ phát triển mạnh về quan hệ kinh tế - thương mại với sự gia tăng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” [32]. Nhà báo Thomas Jandle, thời báo Washington (Mỹ) cũng đã viết về quan hệ Việt Mỹ: “nhân kỷ niệm bình thường hoá quan hệ, các nhà lãnh đạo hai nước tạo dựng hình ảnh mới trong quan hệ Mỹ - Việt… Việt Nam đang tiến nhanh trên một chặng đường và người Mỹ muốn là một phần trong chặng đường đó.” [15, tr.151, 154]. Trong đánh giá của hãng RFA ngày 27/10/2010, tác giả nhận định thương mại Việt Nam - Mỹ đã có những tăng trưởng đáng kể. Hiện Mỹ vươn lên thành thị trường lớn nhất của ngành xuất khẩu Việt Nam và chiếm hơn 20% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và là cơ hội lớn cho Mỹ” [22]. Ngày 24/9 vừa qua, nhật báo The Hill (Mỹ) đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, bài viết khẳng định: “Chính quyền hiện nay của Mỹ coi Đông Nam Á là khu vực đang lên, có ảnh hưởng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế và cho rằng vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam trong năm nay đã mở rộng cửa cho ngoại giao Mỹ bước vào khu vực này” [85]. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã nhận định quan hệ Việt Mỹ sau 15 năm bình thường hoá: “Quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã chặt chẽ hơn và trưởng thành trong 15 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Mối quan hệ tiếp tục gia tăng, dựa vào tình thân hữu, tương kính và hợp tác về nhiều vấn đề và trên quan điểm lợi ích dài hạn của cả hai nước” [34].
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cũng là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm chú ý của báo chí nước ngoài. Trong thời gian gần đây, báo chí nước ngoài đưa tin “mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua đã chứng kiến những bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là việc hai bên nhất trí phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hoàn tất việc phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền” [22]. Về vấn đề biển đảo, hãng truyền thông BBC (Anh) nhận định: “hai bên từng bước thu hẹp khác biệt”, “đẩy nhanh tiến
61
trình đàm phán”, “phác thảo ra những bước đi mới nhưng đây vẫn là những cuộc đàm phán rất phức tạp” [21].
Báo chí nước ngoài cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến các chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước. Trong những chuyến thăm nước ngoài, trong đó có những chuyến thăm mang tính lịch sử, các lãnh đạo Việt Nam như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước Mỹ, Nga, Pháp, New Zealand, Vatican, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore… đã đạt được sự đồng thuận trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đề ra những hướng chính nhằm phát triển các mối quan hệ song phương. Và những chuyến thăm Việt Nam của Nguyên thủ các nước đến Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức cũng tạo nên những dấu ấn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Hình ảnh của Việt Nam trở nên đẹp hơn trong con mắt của cộng đồng quốc tế không chỉ nhờ những chuyến thăm này mà còn nhờ việc Việt Nam gia nhập thể chế toàn cầu có tầm quan trọng về kinh tế là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức toàn cầu có tầm quan trọng về chính trị là Hội động Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 (tháng 1/2007) sau 11 năm đàm phán, và được bầu là Uỷ viên không thường trực nhiệm kỳ 2008-2009 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tác giả Huang Haimin, Tân Hoa Xã Trung Quốc nhận xét: “Chính sách đối ngoại toàn cầu của Việt Nam nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế” [16, tr. 4].
Trong những năm gần đây, nhiều sự kiện quan trọng được tổ chức tại Việt Nam, càng tạo cho Việt Nam có một vị thế quốc tế ngày càng tăng. Các sự kiện quốc tế lớn diễn ra tại Việt Nam như Francophonie năm 1997, Hội nghị ASEAN 6 năm 1998, AMM 34 năm 2001, Sea Games 22 năm 2003, ASEM 5 năm 2004, hội nghị APEC 14 năm 2006, Đại lễ Phật đản Vesak 2008, lễ kỷ niệm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước; kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị
62
cấp cao ASEAN 2010, Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội... thu hút được sự quan tâm, theo dõi của hàng ngàn phóng viên nước ngoài. Một trong những đánh giá của các phóng viên nước ngoài về việc tổ chức thành công Hội nghị APEC 14: “Việc tổ chức thành công Hội nghị lãnh đạo kinh tế diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) mới đây ở Hà Nội và Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là những điểm nổi bật về quá trình phát triển này. Việt Nam đã thực sự thay đổi trong suốt 20 năm qua” [89]. Nhân dịp kỷ niệm 65 Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, tờ Canberra Times của Úc số ra ngày 2/9/2010 đã dành trọn hai trang báo ca ngợi những thành quả cách mạng và thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam kể từ khi độc lập đến nay. “Việt Nam khẳng định vị trí thành viên tích cực và có trách nhiệm tại nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)...” [58].