Công tác quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với phóng viên

Một phần của tài liệu Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 29)

tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Bất cứ một nhà nước nào cũng có nhu cầu tổ chức thông tin - truyền thông để tuyên truyền, phổ biến các quan điểm của mình, đồng thời tạo lập hình ảnh tốt đẹp của mình trong nhận thức của công chúng và dư luận quốc tế.

Xã hội càng phát triển, yêu cầu thông tin càng đa dạng, phong phú và ngược lại, sự phát triển của thông tin thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Khó có thể tưởng tượng cuộc sống ngày nay sẽ như thế nào nếu không có hoặc thiếu thông tin, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá và liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ. Mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển không những cần “biết mình” mà còn phải “biết người”. Thông tin chính là chiếc cầu nối sự giao lưu giữa các quốc gia, là phương tiện giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng.

Thông tin đối ngoại, theo đó, cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg ngày 26/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm cho người nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [28, tr. 1]

Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước và đổi mới, những năm qua, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, học tập, du lịch, có mặt thường xuyên ngày càng tăng, trong đó bao gồm cả phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt

28

động ngắn hạn hoặc thường trú. Đối với người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, công tác thông tin đối ngoại tại chỗ cũng rất quan trọng. Việc kết hợp thông tin đối nội và thông tin đối ngoại với đối tượng này càng có ý nghĩa to lớn. Nếu ta chủ động cung cấp thông tin chính thức, có định hướng cho họ thì đây là kênh quan trọng truyền tải thông tin đúng đắn về Việt Nam ra bên ngoài.

Trong điều kiện tiếng nói chính thức của Nhà nước Việt Nam ra bên ngoài còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đội ngũ phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là kênh thông tin lớn rất quan trọng để giới thiệu một cách nhanh chóng với thế giới bên ngoài các chủ trương chính sách, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, văn hoá phong tục tập quán của nhân dân ta, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho xây dựng, phát triển đất nuớc. Nhiều chủ trương, phản ứng của Việt Nam ngay lập tức đã được đưa lên mạng Internet và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước ngoài bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong thời đại ngày nay, khi thông tin được coi là quá trình tạo ra của cải vất chất cho xã hội thì việc tin tức về Việt Nam chỉ trong thời gian rất ngắn, đã được truyền tải trên khắp thế giới là điều hết sức có ý nghĩa.

Quản lý nhà nước đối với phóng viên nước ngoài ngày càng phải được coi trọng còn do về số lượng phóng viên nước ngoài hoạt động tại nước ta khá đông đảo và có xu hướng tăng nhanh. Họ đại diện cho các hãng thông tấn, báo chí lớn trên thế giới và từ các trung tâm thông tin hùng mạnh là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Ngoài ra còn có báo chí Trung Quốc, Nga và một số nước khác. Hàng năm, Việt Nam còn xét duyệt cho khoảng 1200 - 1500 phóng viên vào việt Nam hoạt động ngắn hạn.

Việc quản lý đối với phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chủ yếu thể hiện ở các nội dung quản lý đối với hoạt động của phóng viên nước ngoài.

29

Đây là một hoạt động mang tính đặc thù cao. Xét tầm quan trọng của báo chí và vai trò của người làm báo hiện tại, có thể nói công tác quản lý báo chí này hết sức nhạy cảm. Ngoài tính chất hành chính thông thường, việc quản lý còn bao hàm những hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm tính định hướng tuyên truyền của Nhà nước trong từng thời kỳ và đối với từng sự kiện.

Hiện nay, ở Việt Nam, có một số cơ quan tham gia vào công tác quản lý phóng viên nước ngoài. Vụ Thông tin Báo chí và Trung tâm Báo chí Nước ngoài, Bộ Ngoại giao có chức năng xem xét, cấp phép, trực tiếp hướng dẫn hoạt động, xét duyệt ấn phẩm, sản phẩm báo chí. Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh và Cục Bảo vệ Chính trị, Bộ Công an có chức năng xét duyệt và quản lý nhân sự đối với phóng viên nước ngoài. Trung tâm Viễn thông khu vực I và Cục Tần số, Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng giải quyết các yêu cầu về phát hình, mang thiết bị tác nghiệp vào hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, công tác quản lý đối với phóng viên nước ngoài được chia thành 03 nội dung sau: quản lý nội dung, quản lý an ninh và quản lý các nghiệp vụ liên quan.

Với mục tiêu chủ đạo là làm cho hoạt động của phóng viên nước ngoài phù hợp với chính sách đối ngoại, quản lý về nội dung luôn có vai trò chi phối các mặt quản lý khác. Song, thực tế, “ta không bao giờ nói là ta quản lý về nội dung mà vẫn giữ tính chất của cơ quan quản lý báo chí nhà nước là quản lý về nghiệp vụ và luật lệ báo chí” [42, tr. 109]. Tuy nhiên, khi giải quyết các vấn đề thuộc về nghiệp vụ, luật lệ và các vấn đề khác, đều phải theo hướng nhằm phục vụ nội dung chính trị.

Tập trung vào phần quản lý nội dung, quy chế quản lý hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài kể từ năm 1986 cởi mở hơn thời kỳ trước cùng với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực. Việc đón tiếp phóng viên và làm các thủ tục liên quan đến báo chí do Vụ Thông tin Báo chí và

30

Trung tâm Báo chí Nước ngoài, Bộ Ngoại giao phụ trách. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, sự phối hợp giữa các cấp, bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý chưa thực sự thống nhất và chặt chẽ.

Việc quản lý hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài đang thực hiện theo khung pháp lý được quy định bởi 02 văn bản:

- Luật Báo chí, được Quốc hội thông qua ngày 8/12/1989 và sửa đổi ngày 12/6/1999, trong đó quy định quyền hạn và trách nhiệm của các nhà báo nói chung.

- Nghị định 67/CP (31/10/1996) của Chính phủ về Quy chế hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Quy chế này gồm 3 chương, 24 điều mà nội dung chủ yếu quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động thông tin báo chí, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động này giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá Thông tin trước đây. Với nội dung trên, một mặt Nhà nước ta vẫn đảm bảo tạo điều kiện cho phóng viên thực hiện nghiệp vụ của mình, mặt khác tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý của nhà nước; điều hoà, phối hợp công tác này trở nên dễ dàng hơn. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam được giao cho Bộ Ngoại giao, kể từ việc cấp phép hoạt động cho đến việc cho phép mang sản phẩm báo chí của phóng viên thực hiện tại Việt Nam ra nước ngoài.

Công tác quản lý hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài, theo đó được chia làm hai mảng việc: quản lý phóng viên thường trú được giao cho Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao và quản lý phóng viên bất thường được giao cho Trung tâm Báo chí Nước ngoài, Bộ Ngoại giao.

31

Nội dung chính trong quản lý về mặt nội dung:

- Xem xét kỹ mục đích yêu cầu của phóng viên nước ngoài xin vào Việt Nam hoạt động. Yêu cầu đó có phù hợp với nội dung tuyên truyền đối ngoại và tình hình Việt Nam hiện tại không, nếu có thì tới mức nào và trên khía cạnh gì.

- Nắm bắt các vấn đề của Việt Nam đang được dư luận thế giới quan tâm, phóng viên hiểu những vấn đề đó ra sao, điểm nhất trí và chưa nhất trí về lợi ích giữa hai bên trên những vấn đề cụ thể, khả năng và phương thức của ta thúc đẩy phóng viên phản ánh tình hình có lợi cho Việt Nam.

- Hướng dẫn về nội dung, tính toán cho phóng viên đi đâu, gặp và phỏng vấn ai, cần hạn chế mặt nào, hạn chế đến đâu để không làm ảnh hưởng đến mục tiêu lớn.

- Chủ động thông báo tình hình, chủ trương của Nhà nước, gợi ý phóng viên phản ánh những vấn đề ta đã được định hướng, tìm hiểu kỹ phóng viên, xu hướng báo chí của hãng họ làm việc, phối hợp quản lý giữa các cơ quan từ trung ương đến địa phương và dự kiến các diễn biến có thể xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp xử lý phù hợp.

Kể từ khi ban hành Quy chế về hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, việc quản lý phóng viên dần đi vào nề nếp, đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bộ, ngành, địa phương. Ngoài việc quản lý tốt hoạt động của 27 văn phòng thường trú và khoảng gần 1500 phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động ngắn hạn hàng năm, phía Việt Nam đã tránh được những sai sót đáng tiếc nhất là trong thời điểm có các sự kiện quan trọng.

Cùng với việc khéo léo tranh thủ đội ngũ phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan quản lý cũng kiên quyết đấu tranh với một số phóng viên thiếu

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiện chí, thường xuyên đưa tin không trung thực, thiếu khách quan, hoặc có những biểu hiện vi phạm các quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam, một số phóng viên nước ngoài thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của họ tại Việt Nam, qua một số tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoặc một số cá nhân, đơn vị Việt Nam không có thẩm quyền, tự ý móc nối chương trình hoặc đi dưới dạng du lịch đến địa phương hoạt động báo chí mà không có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên trách. Như trường hợp có một số đoàn phóng viên Hàn Quốc, Nhật Bản lợi dụng việc miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam theo đường du lịch trong thời gian dưới 15 ngày mà hoạt động báo chí không xin phép phía Việt Nam. Tình hình đó đã gây không ít khó khăn cho các địa phương trong việc quản lý người nước ngoài nói chung và việc quản lý hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài nói riêng.

Quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là một công tác đặc thù và lâu nay vẫn bị chỉ trích trong nhiều báo cáo về dân chủ, nhân quyền quốc tế. Thực tế, đối với các phóng sự thời sự, phóng viên phải chạy đua với thời gian để kịp giờ phát vệ tinh đã đăng ký thì thủ tục hành chính của ta còn hạn chế. Ngay cả thể loại phóng sự chuyên đề cũng cần hoàn thành và phát sóng vào thời điểm được dư luận quan tâm. Yêu cầu thông tin đối ngoại là cần thiết. Sức ép thời gian từ phía phóng viên luôn căng thẳng vì bản thân họ cũng phải chịu những áp lực công việc, mà các cơ quan quản lý lại không được phép để họ có phản ứng tiêu cực. Vì vậy, việc xem xét, đánh giá và tìm những giải pháp quản lý cho phù hợp với tình hình mới hiện nay.

Tóm lại, việc quản lý đối với hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là một hoạt động tương đối đặc biệt, phát sinh do nhu cầu định hướng tuyên truyền. Tuỳ từng hoàn cảnh khách quan trong nước và quốc tế, Nhà nước đã có

33

những phương thức quản lý khác nhau. Mặc dù không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, nhìn lại cả một chặng đường đổi mới cách nghĩ, cách làm, việc quản lý này cũng đã thu được những thành quả nhất định.

Tóm lại, thông tin đối ngoại là một mảng công việc rất quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm làm cho các nước, người nước ngoài, người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt Nam. Đồng thời, thông tin đối ngoại có nhiệm vụ đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền chống phá Việt Nam trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đội ngũ phóng viên nước ngoài vừa là đối tượng, vừa là lực lượng thực hiện công tác thông tin đối ngoại. Họ đã trở thành cầu nối giới thiệu Việt Nam với thế giới. Việc tiến hành các hoạt động của đội ngũ này tại Việt Nam cần phải có sự đồng ý của Bộ Ngoại giao.

34

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 29)