Thời kỳ khôi phục kinh tế, phá thế bao vây cấm vận 197 5 1986

Một phần của tài liệu Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 50)

Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ mùa xuân năm 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: hòa bình, độc lập,

49

thống nhất đất nước, cả nước bắt tay xây dựng tổ quốc trong hòa bình, quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Một nước Việt Nam vừa trải qua một cuộc chiến tàn khốc và lâu dài nhất thế kỷ với đầy khó khăn, thử thách về kinh tế, văn hóa, xã hội lại bị Mỹ và các nước phương Tây tiến hành bao vây, cấm vận, vừa giải quyết các cuộc xung đột biên giới với các nước láng giềng tiếp tục là một tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Ngoài ra, một số đề tài có tính nhạy cảm mà phóng viên nước ngoài cũng rất quan tâm như vấn đề về thuyền nhân, vấn đề Campuchia, xung đột biên giới, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc…

Nhiệm vụ của ngành ngoại giao và công tác vận động và đấu tranh dư luận lúc này là tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, nêu cao chính nghĩa việc ta giúp Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, tích cực giải quyết vấn đề thuyền nhân, phá thế bao vây, cấm vận của phương Tây và Trung Quốc.

Bên cạnh luồng dư luận thuận của báo chí các nước XHCN như báo Pravda, Izvestia, Itar Tass, Novosti (Liên Xô), Tân Hoa Xã (Trung Quốc), Ceska Tiskova Kancelar (Tiệp Khắc), MTI (Hungari), PAP (Ba Lan), dư luận quốc tế về Việt Nam nhìn chung rất tiêu cực. Họ hoài nghi về việc Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia. Số lượng báo chí phương Tây thường trú tại Việt Nam vào thời điểm đó còn rất ít ví dụ như hãng AFP, NDN (Nhật), báo Humanite (Pháp) và báo Akahata (Nhật). Phóng viên phương Tây vào Việt Nam trong thời gian ngắn hạn cũng không đáng kể. Thông tin về Việt Nam ra bên ngoài rất hạn chế, chủ yếu qua kênh chính phủ và một số hãng báo chí thường trú XHCN tại Hà Nội. Hầu như Mỹ và phương Tây chi phối dư luận quốc tế về Việt Nam. Tuy nhiên, thông qua diễn đàn Liên hợp quốc, hoạt động của các phái đoàn Việt Nam tại nước ngoài và các diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm hạn chế phần nào các dư luận bất lợi về Việt Nam.

50

Trong điều kiện thù trong giặc ngoài và tác động của thời kỳ chiến tranh lạnh, cộng với tâm lý e ngại quá mức trước người nước ngoài và sự bao vây cấm vận của nhiều nước phương Tây, cộng với sự chống phá của nhiều phần tử phản động, nên sự kiểm soát hoạt động của phóng viên nước ngoài đến Việt Nam rất chặt chẽ. Kết quả là, số lượng phóng viên nước ngoài được đến Việt Nam hoạt động báo chí rất ít. Trong giai đoạn này, ngoài những phóng viên thường trú của các hãng thông tấn bạn bè thuộc phe XHCN và một vài văn phòng báo chí Nhật Bản do Đảng Cộng sản Nhật lựa chọn và gửi sang (báo Akahata, NDN) thì hầu như không có phóng viên nước ngoài khác đến Việt Nam. Các cơ quan thông tấn báo chí có mặt ở Việt Nam lúc đó đều trực thuộc nhà nước hoặc đảng cộng sản anh em, hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung và phi lợi nhuận. Họ mở văn phòng hay cử phóng viên sang Việt Nam là theo yêu cầu chính trị của nhà nước, hoạt động vì tình đoàn kết, tương trợ các nước anh em trong phe XHCN. Chính vì mục tiêu, tôn chỉ như vậy nên tin bài cũng như hoạt động của phóng viên các hãng thông tấn báo chí các nước anh em đều đơn điệu, tương đối thụ động, mang tính hình thức và thường đưa tin một chiều.

Tuy nhiên, hoạt động báo chí của các hãng thông tấn báo chí XHCN trong thời kỳ này, đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền về Việt Nam cho nhân dân và nhà nước các nước XHCN và một số nước khác, làm cho thế giới hiểu hơn về cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

2.2 Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 2.2.1 Thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 2.2.1 Thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, mở ra một giai đoạn mới với những chuyển biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội cũng như trong chính sách đối ngoại trong đó có công tác thông tin đối ngoại. Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp

51

dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, hứa hẹn khả năng trở thành một con rồng châu Á và là một tâm điểm chú ý của các phóng viên nước ngoài.

Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nội dung đưa tin của các hãng thông tấn báo chí nước ngoài chủ yếu đề cập đến đường lối “đổi mới” của Việt Nam. Hai chữ “đổi mới” của Việt Nam đã xuất hiện nhiều trên các trang báo nước ngoài. Số lượng phóng viên bất thường vào Việt Nam hoạt động báo chí ngày càng tăng, thực hiện nhiều phóng sự chủ yếu tập trung vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội và định hướng phát triển của Việt Nam. Dư luận báo chí nước ngoài chuyển hướng tập trung vào những vấn đề tương đối cụ thể như đường lối đổi mới, đường lối đối ngoại và quan hệ Việt Nam với các nước, quan điểm của Việt Nam về một số vấn đề quốc tế. Một số báo chí nước ngoài cho rằng, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo báo chí nước ngoài, đến năm 1995, lần đầu tiên, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991- 1995 được hoàn thành. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. “Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đương đầu với những nguy cơ và thách thức mới trong đó có nguy cơ tụt hậu. Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời giúp bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. Giai đoạn 1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm” [80]. Tờ Asia Times đã từng nhận xét: “Từ năm 1986 đến 1996, nhìn chung, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, mức tăng trung bình đạt 20%/năm” [94].

Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của quá trình công nghiệp hoá XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý

52

mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất. Và giai đoạn 1991-1995, nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện. GDP bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận xét của tác giả David Richard (Washington Post) về tốc độ tăng trưởng, trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1991) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối chậm. Nhưng khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao hơn và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ quan và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 1995, GDP/người/năm đạt 289 USD [33]. Như nhà báo Alejandro Reyes, Tạp chí Tuần Châu Á thường trú tại Hồng Kông đã viết: “Về kinh tế, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút các nhà tài trợ và đầu tư mới nổi lên. Tốc độ phát triển trung bình đầu những năm 1990 là khoảng 9%/ một năm và lạm phát đã giảm”…Ông James Riedel, giáo sư kinh tế quốc tế của trường Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết: “Đây là một sự biến đổi kinh tế nhanh chóng đáng kể và rất phi thường” [2].

Vào cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, chiến tranh lạnh chấm dứt, Liên Xô và hệ thống các nước XHCN tan rã. Vào thời điểm này, các văn phòng báo chí thuộc các nước XHCN cũ lần lượt đóng cửa, số lượng văn phòng và phóng viên phương Tây tăng mạnh. Các nước Đông Âu rút hết các văn phòng báo chí thường trú, Nga từ 4 văn phòng xuống còn 2, Nhật tăng từ 2 văn phòng lên 8 văn phòng, Mỹ tăng lên đến 6 văn phòng. Số lượng phóng viên bất thường xin vào Việt Nam thực hiện phóng sự cũng tăng lên đáng kể.

Chính quyền tại các nước Liên Xô và Đông Âu lần lượt chuyển đổi và vị trí lãnh đạo cũng chuyển từ tay đảng cộng sản sang các đảng phái tư sản thân phương Tây. Các hãng thông tấn báo chí tại các nước này cũng rơi vào khủng

53

hoảng cả về tài chính và nhân sự. Các hãng thông tấn dần trở thành các cơ quan kinh doanh thông tin theo cơ chế thị trường, lấy lợi nhuận làm mục đích hàng đầu, với những nhà lãnh đạo mới. Đây chính là lý do các cơ quan này đóng cửa văn phòng hay rút bớt phóng viên khỏi Việt Nam, chủ yếu vì những khó khăn về kinh tế của họ và Việt Nam không còn là địa bàn ưu tiên nữa.

Trái ngược với làn sóng rút văn phòng và phóng viên của các nước Đông Âu là làn sóng mở văn phòng báo chí phương Tây tại Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam rút hết quân tình nguyện khỏi Campuchia. Một đất nước cộng sản với nền kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp chuyển mình bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều biến động về kinh tế, xã hội, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới đã trở thành một địa bàn có nhiều đề tài hấp dẫn đối với báo chí nói chung và các hãng báo chí phương Tây nói riêng, đặc biệt là Mỹ và Nhật.

Chẳng hạn đối với các hãng thông tấn Mỹ, do những biến chuyển trong quan hệ song phương Việt Mỹ theo hướng bình thường hóa quan hệ và sự ra đời của “lộ trình” quan hệ Việt - Mỹ trong bối cảnh ký ức về chiến tranh Việt Nam còn khá sống động trong công chúng Mỹ nên tin tức về Việt Nam trên nhiều phương diện kể cả tiến trình giải quyết vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích – MIA đã góp phần thu hút thêm khán, thính và độc giả cho các cơ quan báo chí Mỹ.

Đó là lý do dẫn đến một loạt hãng thông tấn báo chí Mỹ ồ ạt vào Việt Nam: San Joe Mercury News, AP, Dow Jones Newswires, Tạp chí kinh tế Viễn Đông (FEER), Los Angeles Times, Tạp chí Times, Asian Wall Street Journal, Vietnam Business Journal, WTN, Bloomberg.

Cũng với lý do tương tự như báo chí Mỹ, đầu những năm 1990, báo chí Nhật Bản đã tăng chi phí để mở thêm văn phòng tại Việt Nam nhằm hướng tới phục vụ độc giả quan tâm đến khu vực. Các báo lớn nhất của Nhật đều đến mở văn phòng thường trú tại Việt Nam và cử phóng viên thường trú: báo Yomiuri

54

Shimbun, báo Asahi Shimbun, báo kinh tế Nikkei.

Giai đoạn từ năm 1996 đến nay đánh dấu một bước phát triển mới của các văn phòng báo chí nước ngoài tại Việt Nam. Công cuộc đổi mới khởi xướng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã bắt đầu thu được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam liên tục tăng cao. Trong thời gian này, số lượng văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội tăng mạnh.

Có thể nói, từ năm 1996 đánh dấu thời kỳ báo chí nước ngoài hoạt động sôi động nhất trong những năm đổi mới của đất nước. Hình ảnh một nước Việt Nam mới bắt đầu được thế giới biết đến nhiều hơn, dần thay thế cho ấn tượng về một nước Việt Nam chiến tranh liên miên mấy thập kỷ trước. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của châu Á năm 1997 đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trên bình diện khu vực và quốc tế, cuộc khủng hoảng 1997 cũng tác động mạnh mẽ đến văn phòng đại diện các hãng thông tấn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Nền kinh tế “bong bóng” của nhiều nước châu Á bị suy sụp, tác động lan rộng trên thế giới, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan báo chí tại đây. Trước những khó khăn kinh tế, các hãng này buộc phải cắt giảm chi tiêu bằng cách đóng cửa các văn phòng đại diện ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Nhiều cơ quan báo chí của các nước trong khu vực như Asia Times, the Nation, Bangkok Post (Thái Lan), Vietnam Today (Singapore), Bernama (Malaysia)… lần lượt đóng cửa văn phòng vào thời kỳ này. Một số hãng thông tấn báo chí khác như Financial Times (Anh), ABC Television (Úc) cũng đóng cửa.

Trong khi các văn phòng báo chí nước ngoài, đặc biệt là các hãng báo chí trong khu vực cắt giảm biên chế và rút văn phòng thường trú do khủng hoảng

55 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh tế tài chính cuối thập kỷ 90, số lượng văn phòng báo chí Mỹ lại không giảm. Sau khi nền kinh tế các nước bắt đầu có xu hướng phục hồi, các văn phòng báo chí lại mở cửa trở lại. Tính đến tháng 6/2010, Việt Nam đã cấp phép cho 8 văn phòng báo chí Mỹ thường trú tại Hà Nội. Trong số các văn phòng này gồm có báo viết, hãng tin thông tấn, truyền hình, đài phát thanh. Thậm chí, ngoài những văn phòng báo chí chuyên về các tin tức kinh tế, đầu tư, du lịch, xã hội, hiện đã có văn phòng báo chí chuyên về giáo dục như báo Giáo dục Đại học The Chronicle of Higher Education (Mỹ).

Có thể nói, so với trước số lượng phóng viên thường trú chuyên về kinh tế tăng lên nhiều. Đa số các phóng viên thường trú có tuổi đời trẻ hơn, năng động, có hiểu biết sâu về kinh tế. Nhiều người đã từng làm phóng viên thường trú tại các nước khác trước khi đến Việt Nam. Và trong thời gian gần đây, các hãng thông tấn báo chí có xu hướng chọn và cử phóng viên người Việt đang cư trú tại Việt Nam hoặc đang làm việc cho các văn phòng báo chí nước ngoài khác kiêm nhiệm. Đồng thời, một số văn phòng báo chí còn thuê các trợ lý báo chí là người Việt đắc lực, hoạt động như phóng viên thường trú như các văn phòng AP (Mỹ), Reuters (Anh), AFP (Pháp), Dow Jones Newswires (Mỹ). Ngoài ra, một số văn phòng còn rút các phóng viên nước ngoài khỏi Việt Nam, chỉ để lại các trợ lý báo chí quản lý văn phòng, viết tin bài trên cơ sở thu thập thông tin trên báo chí Việt Nam rồi kiểm tra thông tin và bài viết. Hiện nay, xu hướng này khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng trong hoạt động của các văn phòng báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Gần đây, trong bối cảnh các hãng báo chí nước ngoài giảm biên chế, một số phóng viên của các hãng thông tấn nước ngoài có văn phòng tại các nước gần Việt Nam và có văn phòng thường trú tại Hà Nội, song phóng viên không thường xuyên thường trú tại Hà Nội vẫn xin hưởng quy chế phóng viên thường trú tại Việt Nam. Phóng viên có thể vào Việt Nam bất kỳ lúc nào khi có nhu cầu đưa tin.

56

Đây cũng chính là xu thế chung trong hoạt động báo chí quốc tế, phóng viên chỉ quan tâm tới những điểm nóng dư luận và những sự kiện quan trọng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Trong những năm gần đây, báo chí nước ngoài đặc biệt quan tâm về thành

Một phần của tài liệu Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 50)