Phân tích mô hình tổ chức quản lý chất lượng của công trình của ba

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa Hao Hao (Trang 68)

của ba công trình nghiên cứu

Hồ Sông Mực

Quan hệ kiểm soát chất lượng: Quan hệ qua lại:

Hình 3.1. Sơ đồ mô hình quản lý chất lượng công trình Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Sông Mực

Ở mô hình này chủ tịch HĐTV công ty khai thác công trình thủy lợi làm chủ đầu tư. Chủđầu tư thành lập Ban Quản lý dự án giúp mình trực tiếp quản lý quá trình triển khai xây dựng công trình. Ban quản lý của chủ đầu tự thực hiện các thủ tục đấu thầu, tự thực hiện giám sát công trình không thuê tư vấn.

Ưu điểm:

- Đây là mô hình quản lý phù hợp với Luật Xây dựng: Chủ đầu tư là người sở hữu vốn và công trình sau khi xây dựng hoàn thành. Công trình làm cho chính mình nên đã được quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất lượng và hiệu quả sử dụng công trình xây dựng;

- Chủ tịch HĐTV công ty trực tiếp làm Chủ đầu tư có thể huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ của Công ty tham gia quản lý quá trình đầu tư xây dựng công trình;

- Ngoài Ban quản lý trực tiếp giám sát chất lượng công trình còn có sự giám sát của Phòng kỹ thuật trong quá trình triển khai xây dựng, Phòng cơ điện giám sát quá trình lắp đặt máy bơm và điện vận hành, Phòng quản lý nước giám sát việc vận hành thử tải trước khi đưa vào sử dụng;

- Các cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trong quá trình vận hành khai thác công trình nên sẽ tập trung vào giám sát các công việc, hạng mục hay sảy ra sự cốđể khắc phục tránh lặp lại khi vận hành khai thác công trình;

- Giảm được sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, không phải giải quyết bài toán nhân sự hậu đầu tư xây dựng công trình.

Nhược điểm:

- Ban quản lý dự án được thành lập trên cơ sở lấy nhân sự tư các phòng của Công ty làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý xây dựng công trình nhất là các công trình lớn và phức tạp. Mặt khác, khi công trình hoàn thành các cán bộ lại được điều chuyển về các phòng chuyên môn nên họ không coi đây là một nghề, do vậy việc nghiên cứu, học tập các luật định trong xây dựng sẽ không sâu dẫn đến thiếu chuyên nghiệp trong quá trình tác nghiệp;

- Sẽ không khách quan trong quá trình quản lý chất lượng công trình do không có đơn vị giám sát chất lượng tư cách pháp nhân độc lập với chủ đầu tư, không chịu sự chi phối của chủ đầu tư trong suốt các khâu quản lý dự án

đặc biệt là chất lượng công trình;

- Không rõ ràng về pháp nhân giữa Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, về trách nhiệm giữa các Phòng và Ban quản lý, vai trò và sự chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật. Quá trình xử lý các phát sinh trong quá trình thi công qua các phòng mới đến Chủ tịch HĐTV (Chủ đầu tư) giải quyết sẽ có thể gây chậm trễ cho quá trình thi công, ảnh hưởng đến tiến độ chất lượng công trình.

. Hồ Hón Giáng:

Quan hệ kiểm soát chất lượng: Quan hệ qua lại:

Ở mô hình này UBND tỉnh là người quyết định đầu tư, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư giao cho Ban Quản lý dự án thủy lợi trực thuộc sở giúp mình trực tiếp quản lý quá trình triển khai xây dựng công trình. Ban quản lý của chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đấu thầu để lựa chọn các nhà thầu tư vấn (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra…) và nhà thầu thi công theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Ưu điểm:

- Đây là mô hình quản lý phù hợp với Luật Xây dựng:Ban quản lý dự án là ban chuyên trách của Sở làm việc độc lập với đầy đủ nhân sự và cơ sở vật chất nên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý xây dựng công trình thủy;

- Có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn từ con người cho đến các thiết bịđo lường;

- Xử lý các phát sinh trong quá trình thi công nhanh chóng chuyên nghiệp; - Ngoài Ban quản lý giám sát chất lượng công trình còn có sự giám sát trực tiếp của tư vấn giám sát trong quá trình triển khai xây dựng.

Nhược điểm:

- Chủ đầu tư không phải là đơn trực tiếp sở hữu vốn và công trình sau khi xây dựng hoàn thành. Nên công trình làm xong nhiều khi chưa được quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất lượng và hiệu quả sử dụng công trình xây dựng;

- Chủ đầu tư không phải là đơn quản lý vận hành nên khi thực hiện công trình còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế quản lý và vận hành;

- Đơn vị quản lý vận hành sau khi công trình đua vào sử dụng do không tham gia quản lý trong quá trình xây dựng nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện công tác bảo trì, duy tu công trình.

Hồ Hương Sơn

Quan hệ kiểm soát chất lượng: Quan hệ qua lại:

Hình 3.3. Sơ đồ mô hình quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hương Sơn

Ở mô hình này UBND tỉnh là người quyết định đầu tư, UBND huyện Triệu Sơn làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư giao cho thành lập Ban Quản lý dự án giúp mình trực tiếp quản lý quá trình triển khai xây dựng công trình. Ban quản lý của chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đấu thầu để lựa chọn các nhà thầu tư vấn (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra…) và nhà thầu thi công theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Ưu điểm:

- Đây là mô hình quản lý phù hợp với Luật Xây dựng: Chủ đầu tư quản lý trực tiếp đơn vị sở hữu vốn và công trình sau khi xây dựng hoàn thành. Công trình làm cho chính mình nên đã được quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất lượng và hiệu quả sử dụng công trình xây dựng;

- Ủy bân nhân dân huyện trực tiếp làm Chủ đầu tư có thể huy động lực lượng cán bộ của ủy ban tham gia quản lý quá trình đầu tư xây dựng công trình;

- Ngoài Ban quản lý giám sát chất lượng công trình còn có sự giám sát trực tiếp của tư vấn giám sát trong quá trình triển khai xây dựng;

- Giảm được sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, không phải giải quyết bài toán nhân sự hậu đầu tư xây dựng công trình.

Nhược điểm

- Ban quản lý dự án được thành lập trên cơ sở lấy nhân sự từ các phòng của Ủy ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý xây dựng công . Mặt khác, khi công trình hoàn thành các cán bộ lại được điều chuyển về các phòng chuyên môn nên họ không coi đây là một nghề, do vậy việc nghiên cứu, học tập các luật định trong xây dựng sẽ không sâu dẫn đến thiếu chuyên nghiệp trong quá trình tác nghiệp;

- Không rõ ràng về pháp nhân giữa Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, về trách nhiệm giữa các Phòng và Ban quản lý, vai trò và sự chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật. Quá trình xử lý các phát sinh trong quá trình thi công qua các phòng mới đến Chủ đầu tư giải quyết sẽ có thể gây chậm trễ cho quá trình thi công, ảnh hưởng đến tiến độ chất lượng công trình;

- Đơn vị quản lý công trình dau khi xây dựng xong không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi;

- Không có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn từ con người cho đến các thiết bịđo lường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa Hao Hao (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)