nước ở Việt Nam
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ ra rằng: Nhà nước Việt Nam đã có sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước thay đổi buộc bộ máy Nhà nước phải thay đổi phù hợp. Nhà nước Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý vĩ mô, quản lý theo pháp luật và các cơ chế, chính sách, thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đẩy mạnh việc phân quyền và xã hội hóa các dịch vụ công.
Luật Xây dựng 2003 đã tạo bước đột phá quan trọng của hệ thống pháp luật về đầu tư và xây dựng ở nước ta. Luật Xây dựng 2003 đã đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng, pháp chế hóa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình. Luật cũng xác định
rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng. Nội dung đổi mới trong quản lý nhà nước (QLNN) về chất lượng công trình xây dựng (CLCTXD) của Việt Nam là chính quyền không can thiệp trực tiếp mà gián tiếp qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày của người mua (chủ đầu tư) và người bán (các nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng- một loại sản phẩm có tính đơn chiếc. Nhà nước tập trung xây dựng văn bản qui phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản quy phạm kỹ thuật (VBQPKT), hệ thống tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra để tạo pháp lý cho mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hướng tới việc hình thành công trình có chất lượng cao làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nghĩa là : Nhà nước kiểm soát các điều kiện “phù hợp” vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã hội.
Song, tình trạng còn tồn tại về chất lượng công trình, lãng phí, đặc biệt các dự án vốn ngân sách nhà nước. Nhận định của cơ cho rằng khâu kiểm soát của các cơ quan của chính quyền chưa thực hiện “tiền kiểm”. Vì vậy Nhà nước “can thiệp” trực tiếp vào nhóm các yếu tố “đảm bảo” chất lượng của quá trình đầu tư xây dựng thông qua việc thẩm định thiết kế cơ sở thẩm định thiết kế kỹ thuật .Sự tham gia trực tiếp của chính quyền vào các khâu như vậy mà không lượng hóa các đầu việc phải làm thì rất dễ bị lạm quyền gây phiền phức cho tiến trình cải cách hành chính của nước ta.
* Mô hình tổ chức quản lý chất lượng xây dựng CTTL của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính Phủ, Quốc hội giao hơn 10.000 tỷ đồng bằng các nguồn vốn ngân sách tập trung, trái phiếu Chính phủ, ODA, ngân sách sự nghiệp đểđầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, cải tạo nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy nông phục vụ nông nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, xây dựng và tu sửa đê điều, xây mới,
mở rộng …để quản lý tốt các dự án đầu tư xây dựng theo Luật xây dựng, Luật ngân sách sau khi duyệt dự án Bộ giao cho các chủ đầu tư trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước giao cho Bộ quản lý. Dưới đây là mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình thủy lợi của Bộ:
Quan hệ kiểm soát chất lượng: Quan hệ qua lại:
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý chất lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
`- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quản chủ quản dự án. Bộ trưởng là người quyết định đầu tư giao:
Đối với các công trình :
+ Xây dựng mới: Bộ thành lập 10 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi làm chủ đầu tư; Bộ NN & PTNT Cục Quản lý XDCT 10 Ban Quản lý dự án Thủy lợi Các Công ty khai thác CT Thủy lợi Các ban quản lý dự án Tổng Cục Thủy lợi Các công trình Thủy lợi xây dựng mới Các công trình Thủy lợi sửa chữa nâng cấp Các ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 1 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi phía Bắc sông Hồng;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 2 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi phía Nam sông Hồng;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 3 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi thuộc tỉnh Thanh Hó;a
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 4 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 5 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi khu vực các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 6 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi thuộc Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh từ Quảng Nam tới Bình Định;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 7 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi từ tỉnh Phú Yên tới Bình Thuận;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 8 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi các tỉnh Tây Nguyên;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 9 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 10 làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long.
Các chủ đầu tư này là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư giúp Bộ quản lý đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn cả nước.
Các chủ đầu tư này quản lý nhiều công trình trong cùng một thời kỳ nên mỗi công trình chủ đầu tư đều thành lập một Ban quản lý dự án giúp mình
thực hiện chức năng quản lý xây dựng công trình.
+ Ngoài ra căn cứ vào quy mô của dự án, điều kiện năng lực của các địa phương Bộ còn giao cho các Sở Nông nghiệp hoặc ban quản lý chuyên ngành của địa phương làm chủ đầu tư các dự án do Bộ quản lý.
+Đối với công trình sửa chữa nâng cấp: Bộ giao cho các Công ty Quản lý khai thác công trình làm chủ đầu tư. Các công ty thành lập ban quản lý dự án là cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ của công ty có chuyên môn theo đúng các chuyên ngành thực hiện công tác quản lý dự án.
+ Các công trình thuộc nguồn vốn ODA hầu hết giao các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư đều thành lập một Ban quản lý dự án dự án chuyên ngành giúp mình thực hiện chức năng quản lý xây dựng công trình.
Qua thực tiễn vận hành bộ máy quản lý trong những năm qua mô hình tổ chức quản lý chất lương CTTL của ngành nông nghiệp được các cơ quan quản lý nhà nước và thanh kiểm tra, kiểm toán của các ngành các cấp đều đánh giá rất cao. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều hạn chế cần khắc phục và tiếp tục hoàn chính đó là:
Ưu điểm:
Tách cơ quan chuyên môn chuyên ngành ra khỏi việc quản lý cơ sở để thực hiện vai trò quản lý nhà nước giúp bộ ban hành các khung chính sách tạo môi trường thông thoáng cho các chủ đầu tư thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức xây dựng sửa đổi quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hơp với thực tế sản xuất và hội nhập quốc tế đây là hành lang pháp lý để thực tốt việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tổ chức nghiên cứu khoa học, nghiên cứu áp dụng và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, vật liệu xây dựng mới và phổ biến luật pháp liên quan đến quá trình hoạt động xây dựng; tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.
Tổ chức bộ máy ổn định, có đủ biên chế lâu dài và chuyên nghiệp để thực thi nhiệm vụ; các sát với công trường giải quyết vấn đề phát sinh kỹ
thuật kịp thời, đáp ứng tiến độ và chất lượng thi công công trình.
Đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy, có truyền thống, trình độ chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm, kỹ năng tác nghiệp khoa học, bài bản, hiểu sâu về lĩnh vực xây dựng cơ bản. Có đạo đức nghề nghiệp, am hiểu thực tế. Yên tâm công tác gắn bó lâu dài với cơ quan coi đây là một nghề trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Thường xuyên được bồi dưỡng chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ, tích lũy có hệ thống trong công tác quản lý.
Phân vùng quản lý thuận lợi cho giao thông, phù hợp từng vùng địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất…, với bản sắc truyền thống dân cư của từng khu vực giúp cho công tác quản lý sao cho hiệu quả nhất.
Nhược điểm:
Thực hiện Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác phê duyêt dự án: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế tiếp theo bao gồm thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết phù hợp với thiết kế cơ sở đã được duyệt không vượt tổng mức đầu tư công trình. Chuyển toàn bộ công tác phê duyệt các bước thiết kế từ cơ quan quản lý nhà nước (Cục Quản lý xây dựng công trình hoặc Tổng cục Thủy lợi thẩm định trình Bộ phê duyệt TK-KT và trực tiếp phê duyêt BVTC, dự toán chi tiết) về cho chủđầu tư trong khi đó một số chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn về khảo sát, thiết kế chủ yếu dựa vào thiết kế và ý kiến của tư vấn thẩm tra để phê duyệt dẫn đến có nhiều sai sót khi tổ chức xây lắp công trình, phải xử lý kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng công trình, kéo dài thời gian thi công, chậm đưa công trình vào khai thác sử dụng theo tiến độ đã được phê duyệt, tăng chi phí cho công trình, chậm phát huy hiệu quảđồng vốn.
Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu: Các chủ đầu tư trực tiếp lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt giá thầu, tổ chức đấu thầu, chấm thẩu, thẩm định trình
duyệt kết quả và sử lý mọi tình huống trong đấu thầu đây là một quy trình khép kín dẫn đến một số tiêu cực có thể xảy ra trong việc lựa chọn nhà thầu. Một thực tế xảy ra khi Bộ thẩm định và phê duyệt kết quả các gói thầu thông thường kinh phí giảm từ 5- 7% giá trị của mỗi gói thầu. Khi giao cho chủ đầu tư có gói thầu chỉ giảm 1 đến 2% thậm chí có gói thầu hàng chục tỷ đồng chỉ giảm 5 – 7 triệu vẫn trúng thầu.
Qua công tác thanh, kiểm tra phát hiện một số gói thầu chủ đầu tư còn vi phạm luật đấu thầu như đưa các điều kiện kỹ thuật chỉ phù hợp với một số ít nhà thầu, giảm cạnh tranh, loại bớt các nhà thầu không nằm trong khu vực quản lý của mình…đặc biệt là các chủ đầu tư giao địa phương trực tiếp quản lý dự án dẫn đến một số nhà thầu triển khai thi công không đạt chất lượng mỹ thuật công trình. Khi các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra phát hiện thì việc đã rồi rất khó xử lý.
Công tác cán bộ: Theo phân cấp Bộ giao cho các chủ đầu tư tự tuyển chọn cán bộ theo chỉ tiêu phân giao hàng năm: Một số cán bộ được tuyển dụng không đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp hạn chế, thiếu bản lĩnh trong quá trình tham gia giám sát quản lý chất lượng công trình cũng góp phần làm cho chất lượng công việc thi công không được như mong muốn.
Công tác tư vấn giám sát: Hiện trong Bộ Nông nghiệp các công trình thủy lợi lớn có kỹ thuật phức tạp chủ yếu dựa vào 2 Tổng công ty HEC 1 và HEC 2 Tổng công ty này thiết kế thì tổng công ty kia giám sát chưa có nhiều sự lựa chọn. Mặt khác, công tác giám sát chủ yếu là công tác hiện trường một số cán bộ khi đăng ký dự thầu đưa tên tuổi vào để lấy kinh nghiệm để trúng thầu thực tế tại hiện trường lại là con người khác nên việc quản lý chất lượng phần nào thiếu nghiêm túc.
Nhiều chủ đầu tư còn nể nang thiếu kiên quyết trong xử lý nhà thầu khi công trình chậm tiến độ. Có một số trường hợp do áp lực phải có khối lượng để hoàn tạm ứng, biết nhà thầu chậm tiến độ vẫn phải để họ thi công
* Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi của UBND các tỉnh.
UBND các tỉnh trực tiếp là cơ quan chủ quản đầu tư là cấp quyết định đầu tư đối và phê duyệt dự án đầu tư đối với các công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh. Căn cứ vào quy mô dự án và năng lực của từng đơn vị, địa phương Tỉnh cũng giao cho các đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư. Mô hình quản lý dự án của tỉnh giao cho sở Nông nghiệp, các công ty khai thác công trình thủy lợi, các UBND các huyện làm chủ đầu tư . Sở Nông Nghiệp, UBND các huyện, các công ty khai thác công trình thủy lợi thành lập các Ban Quản lý dự án để quản lý các công trình.
Quan hệ kiểm soát chất lượng: Quan hệ qua lại:
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý dự án của Ủy ban nhân dân các tỉnh
UBND Tỉnh UBND huyện Sở Nông Nghiệp và PT Nông Thôn Các Công ty khai thác CT Thủy lợi Các ban quản lý dự án Các công trình Thủy lợi xây dựng mới Các công trình Thủy lợi sửa chữa nâng cấp Các công trình Thủy lợi nhỏ Các ban quản lý dự án Ban quản lý dự án
Qua thực tiễn vận hành bộ máy quản lý trong những năm qua mô hình tổ chức quản lý của UBND các tỉnh cũng còn có những ưu điểm, hạn chế cần phát huy và khắc phục để tiếp tục hoàn chính đó là:
Ưu điểm:
UBND các tỉnh là chủ quản đầu tư cũng là đơn vị quản lý trực tiếp các chủ công trình sau khi đưa vào quản lý vận hành nên lập dự án; lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật sẽ sát với thực tế quản lý vận hành hơn.
UBND các tỉnh cũng là đơn vị quản lý hành chính của khu vực xây dựng công trình nên sẽ giúp đẩy nhanh được khâu giải phóng mặt bằng giúp dự án được thực hiện nhanh hơn.
Nhược điểm:
Chậm sử lý kỹ thuật trong quá trình xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình.
Lẫn lộn giữa việc quản lý nhà nước và quản lý cơ sở. Chỉ phù hợp thực hiện các dự án vừa và nhỏ.
* Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước
Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các giai đoạn của dự án, Luận văn kiến nghị một số giải pháp liên quan để nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nước:
- Thường xuyên cập nhật các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các thông tư nghi định…. cho phù hợp với trình độ thi công hiện đại;
- Tăng cường công tác quy hoạch phát triển các hệ thống thủy lợi.