Quá trình đốt nhiên liệu của Nhà máy sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt lớn. một phần lượng nhiệt này sẽ qua một quá trình để biến đổi thành điện năng phát lên hệ thống lưới điện Quốc gia, một phần còn lại sẽ thất thoát ra môi trường bên ngoài. Theo kết quả tính toán chu trình nhiệt của Nhà máy, lượng nhiệt hữu ích biến đổi thành điện năng chỉ chiếm khoảng 37,61%, còn lại là lượng nhiệt thất thoát. Lượng nhiệt thất thoát này một phần tác động trực tiếp đến môi trường không khí do quá trình toả nhiệt của lò hoi và các thiết bị khác, một phần tác động gián tiếp thông qua quá trình toả nhiệt tại bình ngưng. Bên cạnh đó, còn một lượng nhiệt toả ra môi trường từ công tác làm mát thiết bị trong Nhà máy.
Nhiệt toả ra môi trường không khí từ lò hoi và các thiết bị khác sẽ gây ra tác động nhiệt trước hết đối với môi trường không khí bên trong nhà ( vi khí hậu) làm môi trường không khí tại đây nóng lên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người công nhân vận hành và đến các thiết bị Nhà máy. về mùa hè, nhiệt độ không khí trong Nhà máy có thế lên tới 35 °c, vì vậy sẽ tác động trực tiếp lên người công nhân làm việc, cũng như làm giảm tuối thọ của các thiết bị điều khiến trong Nhà máy nếu không được thông gió và điều hoà không khí phù hợp. Tuy nhiên, tại các khu vực này các máy móc thiết bị đều hoạt động theo chế độ tự động hoá do đó số lượng công nhân làm việc trực tiếp không nhiều và không liên tục nên tác động nên sức khoẻ người lao động là không lớn.
III.3.2. Tác động do các nguồn không liên quan đến chất thải
Việc xây dựng NMNĐ Lục Nam sẽ tạo ra các tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiện trạng sử dụng đất trong vùng Dự án. Khi xây dựng Nhà máy, sử dụng một diện tích đất vào khoảng 45 ha bao gồm các hạng mục:
- Phần lớn diện tích là khu vực xây dựng Nhà máy chính gồm đa phần là diện tích đất thố cư, đất màu sản xuất nông nghiệp.
- Khu vực xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Nhà máy có diện tích 10.000 m2, thuộc xã Vũ Xá.
- Khu vực trạm bơm cung cấp nước bố sung cho Nhà máy và cảng nhiên liệu có diện tích là 2200 m2, là khu đất nằm sát sông Lục Nam.
Tác động trực tiếp của Dự án như mất đất ở và đất nông nghiệp, chủ đầu tư sẽ phối hợp với địa phương để có biện pháp hỗ trợ thích hợp để đền bù các mất mát do thiệt hại kể trên.
III.3.3. Tác động đến kinh tế - xã hội
III.3.3.1. Tác động tích cực:
Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với môi trường, hầu hết những tác động và khía cạnh kinh tế - xã hội của Dự án NMNĐ Lục Nam là những tác động tích cực được thế hiện trong các mặt sau:
- Góp phần đáp ứng điện năng cho hệ thống điện và làm tăng tỷ trọng giữa nguồn nhiệt điện và thuỷ điện, do đó tăng hệ số an toàn trong hệ thống. Hàng ngày, NMNĐ Lục Nam cung cấp khoảng 325 GWh điện năng cho nền kinh tế quốc dân.
- Đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển lưới điện của khu vực.
- NMNĐ Lục Nam được xây dựng với mục tiêu đốt than chất lượng xấu khai thác không hiệu quả của mỏ than Quảng Ninh.
- Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ tạo công ăn việc làm cho 300 cán bộ công nhân viên trong Nhà máy điện và hàng nghìn công nhân viên ngành than ở mỏ với mức thu nhập ốn định.
- Nâng cao trình độ tay nghề, khả năng quản lý, điều hành, nhận thức thực tế về thị trường trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất điện.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của khu vực và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào khu vực.
- Với quy mô đầu tư lớn, Dự án sẽ là cơ sở thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế khác trong vùng. Mặt khác, sản phẩm phụ của Nhà máy là thạch cao và tro xỉ có thể là nguyên vật liệu tốt cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng trong khu vựcệ
- Hoạt động của Dự án là động năng phát triến các ngành dịch vụ dân sinh như y tế, văn hoá, giáo dục, đường xá giao thông..ắ do đó cải thiện được các điều kiện văn hoá tinh thần. Ý thức về sự văn minh xã hội cũng được nâng cao trong mỗi người dân.
Các lợi ích mang lại về mặt kinh tế:
Ngoài các tác động tích cực về mặt xã hội, khi đi vào hoạt động Dự án còn tạo ra nguồn thu cho địa phương, nhà nước thông qua thuế ( thuế VAT nộp địa phương là 10%). Các chỉ tiêu về mặt kinh tế của Dự án được thể hiện qua các khía cạnh sau đây:
- Tống chi phí cho cả đòi Dựa án 25 năm: 65,781 triệu USD. - Tổng doanh thu cho cả đời Dự án: 335,84 triệu USD. - Thuế doanh thu: 24,46 triệu USD
- Lợi nhuận thuần: 9,603 triệu USD - Thời gian hoàn vốn: 15,1 năm - Tuổi thọ Dự án 25 năm.
III.3.3.2. Các tác động tiêu cực:
- Thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm của nhân dân địa phương.
- Tăng dân số cơ học trong khu vực, gây nhiều vấn đề phức tạp trong văn hoá và trật tự trị an tại khu vực.
- Thay đối cơ cấu ngành nghề trong khu vực: Xu hướng chung là số hộ dân làm nghề nông giảm dần trong khi số hộ làm công nghiệp, dịch vụ gia tăng. Đây là xu hướng phù hợp với
quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở địa phương. Việc này sẽ gây ra việc suy giảm diện tích cây xanh, diện tích canh tác, gia tăng ô nhiễm môi trường.
Tác động này được coi là những tác động rất nhỏ so với những tác động tích cực mà Dự án mang lại. Với các tác động nói trên, về tống thể việc đô thị hoá, công nghiệp hoá của khu vực sẽ làm cho chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng được cải thiện hơn hiện nay.
+ Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng.
Những tác động cụ thế của việc xây dựng NMNĐ Lục Nam đến đời sống nhân dân khu vực Dự án như mất đất canh tác, mất đất ở của khoảng vài chục hộ dân. Số hộ dân này sẽ được di chuyển đến khu tái định cư, khu tái định cư này theo quy định phải có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Căn cứ theo Nghị định số 197/2004/NĐ của Chính phủ ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì các hộ dân này sẽ được bồi thường và hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển chỗ ở, hỗ trợ ốn định tại nơi ở mới, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề ...Ngoài ra, một số hạng mục kiến trúc hiện tồn tại trên diện tích Dự án cũng cần được di dời.
Theo quy hoạch tống thế phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang và chính sách ưu tiên hỗ trợ để thu hút các Dự án đầu tư, thì vấn đề giải phóng mặt bằng sẽ do địa phương thực hiện. Các chủ Dự án sẽ thuê đất theo giá quy định của địa phương. Hoặc trong trường hợp chủ Dự án thực hiện giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh và huyện sẽ hỗ trợ 60% kinh phí. Đây là điếm khá thuận lọi cho Dự án sau này.
III. 3.4. Tác động do hoạt động giao thông vận tải
III.3.4.1. Giao thông bộ:
Trong giai đoạn vận hành, phương án vận chuyển nguyên, nhiên liệu và tro xỉ của Nhà máy được lựa chọn như sau:
- Vận chuyển dầu (FO): Khoảng 1 chuyến / 2 tuần ( 37 chuyến / năm).
- Vận chuyển tro xỉ: Dự kiến phương tiện vận chuyển sẽ là loại xe chuyên dụng (xitéc) kín. số xe vận chuyển dự kiến khoảng 20 xe/ ngày.
Dự kiến tải lượng phát thải chất ô nhiễm như sau:
Ngoài ra việc thải vào không khí một lượng chất ô nhiễm như trong bảng trên, với khoảng 40 chuyến xe qua lại trong ngày, mật độ giao thông trong khu vực gia tăng kéo theo các vấn đề về chất lượng đường giao thông, điều này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của nhân dân, tăng rủi ro về tai nạn giao thông, tăng ô nhiễm do tiếng ồn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sống của người dân ven đường giao thông và hệ sinh thái. Tuy nhiên, chủ
Bảng 111.18: Kết quả dự tính tải lượng phát thải các chất ô nhiễm
Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm trong một ngày, g/ ngày
Bụi 324
so2 1494
NOx 518
CO 1011
đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động do ảnh hưởng của hoạt động giao thông này. Chi tiết các biện pháp giảm thiểu sẽ được trình bày chi tiết ở Chương sau.
1113.4.2.Giao thông đường thuỷ:
Hoạt động của các phương tiện chuyên chở nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị trong giai đoạn thi công và trong giai đoạn Nhà máy đi vào hoạt động sẽ làm tăng lượng tầu thuyền, sà lan lưu thông trên sông Lục Nam. Điều này dẫn tới một số ảnh hưởng như gây tai nạn giao thông đường thuỷ, ô nhiễm hệ sanh thái nước sông do hoạt động xả thải của các phương tiện. Đặc biệt là các sà lan vận chuyển than cung cấp cho Nhà máy hoạt động.
IIIễ4ề ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ sự cò MOI TRƯỜNG
Nhà máy sử dụng nguyên liệu chính là than và dầu FO làm nhiên liêụ phụ. Sự cố cháy nố có thể xảy ra từ khu vực chứa dầu, do sự cố điện, tai nạn lao động, sự cố cháy nổ...
Sự cố gây cháy nố khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tới tính mạng của con người, ảnh hưởng tới quá trình vận hành Nhà máy, làm ô nhiễm hệ sinh thái nước, đất và không khí một cách nghiêm trọng.
Theo đánh giá, xác suất xảy ra các sự cố rất nhỏ vì Dự án NMNĐ Lục Nam 50MW được thiết kế theo tiêu chuẩn phòng chống cháy nố của Việt Nam và sẽ được Cục PCCC, Bộ Công an phê duyệt thiết kế, nghiệm thu thi công trước khi sử dụng.
Mặt khác, sự bố trí hợp lý các công trình cùng với sự đề phòng ứng phó sự cố của Dự án nhằm hạn chế ảnh hưởng chỉ trong phạm vi khuôn viên của Nhà máy.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động những rủi ro do thiên tai và các rủi ro khách quan khác không thể lường trước được cũng có thể xảy ra.
Một số biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu được nêu và phân tích chi tiết ở Chương sauệ
IIIễ5ẵ ĐÁNH GIÁ VÈ PHƯƠNG PHÁP sử DỤNG
Phương pháp sử dụng trong Báo cáo đảm bảo mức độ chi tiết và độ tin cậy về các dự báo tác động đến môi trường cũng như những biện pháp xử lý khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường mang tính khả thi và hiệu quả.
- Cách thức triến khai thực hiện báo cáo tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn hiện hành. - Nhân lực thực hiện báo cáo tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Nhân lực thực hiện báo cáo là các chuyên gia môi trường, chuyên gia kỹ thuật về Nhà máy điện, chuyên gia tài chính có nhiều năm kinh nghiệm.
- Số liệu và dữ liệu được cung cấp bởi các cơ quan chức năng của nhà nước về các lĩnh vực liên quan.
- Công cụ sử dụng:
Mô hình: Environment manual for power development (EM) của To chức GTZ, Đức xây dựng, là công cụ tính toán phát thải chuyên dụng cho Nhà máy Nhiệt điện có độ tin cậy khá cao.
Tính toán sự phát tán khí thải, sử dụng các mô hình tính toán đã được kiểm nghiệm qua thời gian dài, mô hình Gauss. Đây là hai mô hình được các chuyên gia Việt Nam sử dụng khá phố biến từ trước đến nay để tính toán sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường không khí xung quanh.
Các phương pháp đánh giá phù hợp với từng nội dung như:
các số liệu về kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án.
Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: Đe đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên và kinh tế- xã hội tại khu vực thực hiện Dự án.
Phương pháp so sánh: Đe đánh giá các tác động trên cơ sở các TCVN về Môi trường và tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế.
Phương pháp phỏng đoán: Xem xét sơ bộ các tác động của Dự án đối với môi trường tự nhiên và kinh tế- xã hội.
Phương pháp đánh giá nhanh: Sử dụng các hệ số phát thải, các số liệu thống kê của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), một số tài liệu của Việt Nam và tố chức khác, để tính toán nhanh các tải lượng phát thải.
Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp mô hình toán học được áp dụng đế mô phỏng các quá trình phát tán ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Phương pháp này đã được áp dụng vào tính toán tải lượng các chất ô nhiễm, dự báo mức độ ô nhiễm không khí theo các kịch bản khác nhau (loại nhiên liệu, hiệu suất thiết bị khử, chiều cao ống khói trong điều kiện ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu và địa hình).
Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: Dựa trên cơ sở số liệu tính toán về tài chính của Dự án được thực hiện trong Báo cáo Dự án đầu tư, phương pháp này đưa ra các phân tích và đánh giá các lợi ích do Dự án mang lại cho khu vực nói riêng và cho nền kinh tế xã hội cả nước nói chung.
Tuy nhiên, do sử dụng một số mô hình của nước ngoài nên các điều kiện tính toán và hệ số khí tượng, địa hình đều được áp dụng theo nên sẽ có sai số nhất định khi áp dụng đối với Việt Nam. Đây là điểm hạn chế khi sử dụng các mô hình tính toán.
CHƯƠNG IV