Đặc trưng của Nhà máy Nhiệt điện là phải sử dụng các thiết bị có công suất lớn, do đó trong khu vực sản xuất tại một số noi có phát sinh tiếng ồn.
Tiếng ồn lớn phát ra từ tuabin, máy phát điện và khi xả hơi. Tiếng ồn phát ra từ các nguồn này thường liên tục, cường độ của nó phụ thuộc vào công nghệ và tình trạng thiết bị.
Tiếng ồn tù’ khu vực sản xuất thường bị các cơ cấu kiến trúc bao che ngăn cản và bị triệt tiêu theo kết cấu xốp và bề dày. Do đó, tiếng ồn sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người công nhân trong các phân xưởng sản xuất như giảm thính giác, mất tập trung, ảnh hưởng đến thần kinh...
Trong quá trình vận hành Nhà máy, khi xảy ra sự cố rã lưới điện Quốc gia có thể dẫn tới việc xả van an toàn của lò hơi. Tiếng ồn từ các van xả lò này có thể gây ảnh hưởng tới các khu vực cách xa Nhà máy. Tại thời điếm xả, mức ồn rất cao nhưng thòi gian thường chỉ kéo dài từ 1 đến 3 phút. Tuy nhiên, NMNĐ Lục Nam sẽ sử dụng hệ thống đi tat( van relief) và thiết bị giảm thanh để phòng tránh và hạn chế sự cố.
Nguồn gây ồn lớn nhất và thường xuyên của Nhà máy là máy phát điện nằm trong gian máy của Nhà máy chính. Theo hồ sơ thiết kế, mức ồn của các thiết bị này phát ra vào khoảng 1 lOdBA tại điểm cách bệ đặt máy lm. Chính vì vậy đối với Dự án, phương án tính mức ồn của máy phát điện được đưa ra ở dưới đây.
Theo Hanbook for thermal and nuclear power engineers, 6th version, 2002 thì mức on của máy phát điện theo dải tần số 1 Octave, tại điểm cách Nhà máy 1 m cho ở bảng sau:
Bảng fflỆ16. Mức ồn của máy phát điện theo tần số của dải Octave
Như vậy đối tượng gây ồn lớn nhất là máy phát điện cũng chỉ gây mức ồn lớn nhất là 85dBA ở vị trí ngay bên ngoài gian máy.
Hơn nữa, theo khoảng cách độ ồn sẽ suy giảm kế cả khi không có chướng ngại vật. Dự báo độ suy giảm nồng độ theo khoảng cách khi không có chướng ngại vật được đánh giá như sau:
Khoảng cách, m 15 30 60 120 240
Độ ồn, dBA 90 80 70 60 55
Khoảng cách từ khu vực Nhà máy đến điếm có dân cư sinh sống cũng vào khoảng 500m, hơn nữa lại có hệ thống tường rào và cảnh quan thiên nhiên ngăn cản, càng làm độ ồn giảm đi nhiều, bảo đảm đạt tiêu chuấn của Việt Nam về độ ồn cho phép TCVN 5949:1998.
í/ề Tác động đến môi trường do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động của
Nhà máy:
Bên cạnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thì chất thải rắn là một vấn đề lớn của Nhà máy cả về phương diện khối lượng, cách xử lý cũng như bãi chứa chất thải.
Các nguồn và loại chất thải rắn bao gồm: - Chất thải rắn công nghiệp,
- Chất thải rắn sinh hoạt.
Tác động ô nhiễm của chất thải rắn phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Khả năng thu gom chất thải rắn: nếu không thu gom hết thì lượng chất thải rắn không được thu gom sẽ bị vứt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí.
- Việc phân loại chất thải rắn theo tính độc hại có được thực hiện cấn thận hay không. Khi khối lượng chất thải rắn này được thải vào môi trường mà không được xử lý thích
Mức ôn theo dải octave Lp
Tân sô
(Hz) 33,5 63 125 250 500 1000
2000 4000 8000 c A
Mức ôn
(dBA) 95 103 98 100 99 97 95 90 88 108 103
+ Mức ồn ở mặt ngoài tường và mái:
Bảng III. 17. Mức ồn của máy phát điện ở mặt ngoài ________ tường và mái
Mức ôn theo dải 1 octave
Tân sô (Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 Lp
LpỄ(dBA) 80 85 94 99 100 99 94 90 111
ALQCT 11 17 19 19 31 37 41 47 16
hợp sẽ gây ra các tác động tiêu cực cho môi trường. Các chất thải này sẽ bị phân huỷ hoặc không bị phân huỷ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, cho hệ vi sinh vật đất, các vi sinh vật thuỷ sinh trong nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại như ruồi, muỗi phát triển. Đây là nguyên nhân gây nên các dịch bệnh.
d/ỉ. Chất thải ran sinh hoạt:
Lượng chất thải rắn sinh hoạt của NMNĐ Lục Nam bao gồm các chất hữu cơ, bao bì, giấy các loại, nylon, nhựa. Với số lượng cán bộ công nhân viên khoảng 300 người thì lượng chất thải rắn sinh hoạt của Nhà máy là 150kg/ ngày.
d/2. Chất thải rắn công nghiệp:
- Quá trình vận chuyển và bốc dỡ khoảng 642 tấn than/ ngày. Loại chất thải này là nguồn gây ra các chất thải rắn do than roi vãi không thu dọn hết.
- Chất thải rắn từ các phân xưởng trong quá trình bảo dưỡng, đại tu, sửa chữa máy móc thiết bị gồm rác xây dựng như gạch, ngói vỡ, đất đá, vôi, vữa... và rác kim loại, gỗ nhựa...
- Nguồn chất thải rắn lớn nhất và khó giải quyết nhất là tro, xỉ, sản phẩm khử lưu huỳnh thải ra trong quá trinh sản xuất với khối lượng khoảng 94.644 tấn/năm. Với lượng chất thải này, diện tích bãi chứa, ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình vận chuyển và ảnh hưởng trong quá trình lưu giữ, khai thác sử dụng là những vấn đề cần thiết được quan tâm. Vì vậy, những ảnh hưởng việc thải tro xỉ tới môi trường sẽ được phân tích kỹ dưới đây.
d/3. Đánh giá tác động đến môi trường của việc thải tro xz.ẽ
Hệ thống thải tro xỉ của Nhà máy được thiết kế để thu hồi toàn bộ lượng xỉ sinh ra trong quá trình vận hành và vận chuyển ra bãi xỉ. Theo tính toán, lượng chất thải rắn loại này hàng năm của Nhà máy vào khoảng 94.644 tấn/năm gồm tro, xỉ và chất thải từ đá vôi( vôi và thạch cao).
-Xỉ: Chất thải sinh ra trong quá trình đốt than trong buồng đốt, các hạt to, nặng, roi xuống phễu ở đáy lò.
- Tro bay: Chất thải sinh ra trong quá trình đốt than trong buồng đốt, các hạt nhỏ, nhẹ bay theo đường khói một phần nhỏ chúng bị lắng đọng ở các bề mặt đốt phần đuôi lò như bộ phận sấy không khí, bộ hâm nước, còn phần lớn bay theo khói và được giữ lại ở thiết bị khử bụi, còn một phần cực nhỏ thoát ra môi trường theo khói thải qua đường ống khói.
- Chất thải từ đá vôi tham gia phản ứng khử lưu huỳnh.
Khả năng sử dụng tro xỉ: Với công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) hàm lượng cacbon còn lại trong tro xỉ < 8%, có thể được sử dụng làm phụ gia cho sản xuất xi măng cho Nhà máy xi măng ở vùng lân cận và các loại vật liệu xây dựng khác. Vì vậy, tro xỉ sẽ được thải ra ngoài theo phương thức thải xỉ khô để trực tiếp cấp cho các xe tải chuyên dụng chở đến các Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng. Phần không được sử dụng sẽ được vận chuyển ra bãi thải xỉ là các moong than không còn sử dụng để có thể hoàn trả mặt bằng khu vực khai thác than.
Lượng tro xỉ thải ra trong một ngày: 259,3 tấn. Trọng tải của xe chở xỉ: 12 tấn.
Số chuyến xe trong một ngày: 259,3/12= 20 chuyến.
Tro xỉ của Nhà máy sẽ được vận chuyển đến các moong than không khai thác nữa của mỏ than Suối Nước Vàng để hoàn trả mặt bằng sau khi khai thác than xong. Bãi thải này sẽ được lót
một lớp chống thấm.
Dự kiến sẽ bố trí 4 xe tải làm việc một ngày 2 ca, để chuyên trở tro xỉ trong đó có 1 xe dự phòng.Hoạt động thải và vận chuyển tro xỉ của Nhà máy có thể gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực sau:
- Trong khuôn viên Nhà máy: Tại khu vực thải tro xỉ nằm trong khuôn viên Nhà máy sẽ có thế bị bụi do hoạt động bốc dỡ tro xỉ lên ô tô.
- Trên tuyến đường vận chuyển: Dọc theo tuyến đường vận chuyển từ Nhà máy ra bãi xỉ hoặc đến Nhà máy sản xuất xi măng có thể bị bụi tro xỉ do gió cuốn và rơi vãi dọc đường.
- Tại bãi xỉ: Môi trường không khí khu vực bãi xỉ có thể bị bụi do hoạt động đổ rót tro xỉ và do gió thối cuốn theo tro xỉ từ bãi xỉ. Trong trường hợp bị rò rỉ, bãi xỉ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm trong vùng do trong thành phần xỉ than có mang một số kim loại nặng.
Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, tro xỉ tại bãi xỉ sẽ bị trôi theo dòng nước và chảy ra suối, khi có mưa, gây ô nhiễm môi trường nước mặt.