Kết quả tính toán tổ hợp 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực thấm trong phân tích ứng suất biến dạng đập bê tông trọng lực” (Trang 55)

Hình 3-22: Áp lực nước l rng

Hình 3-24: So sánh kết qu TH1

Hình 3-23 so sánh kết quả áp lực nước lỗ rỗng tại đáy đập của tổ hợp 2 (màn khoan phun chống thẩm và tiêu nước hỏng) với sơ đồ đường thẳng. Rõ ràng, sự khác biệt kết quả giữa hai phương pháp lớn hơn so với tổ hợp 1.

Biểu đồ áp lực nước lỗ rỗng tính bằng Seep/W giảm nhanh từ thượng lưu về vị trí khoan tiêu nước, nơi mà điều kiện biên được gán với P=0 sau đó lớn dần đến vị trí X=20m (do được bổ sung nước thấm từ nền) rồi sau đó giảm dần về hạ lưu.

Trong khi đó, với sơ đồ đường thẳng, áp lực đẩy ngược giảm từ thượng lưu về hạ lưu, có điểm gãy tại vị trí sau màn khoan phun và khoan tiêu nước, không có sựtăng áp lực đẩy ngược từ vị trí khoan tiêu nước về hạlưu.

Sự khác biệt này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân như sau:

• Khống chế điều kiện biên tại hành lang tiêu nước: Với điều kiện P=0, cột nước tại vịtrí khoan tiêu nước luôn được xác định.

• Thông số về hệ số thấm của màn khoan phun và lỗkhoan tiêu nước trong trường hợp bị hỏng. Tác giả sử dụng hệ số thấm của nền IIA cho màn khoan phun và lỗ khoan tiêu nước trong trường hợp hai miền này không làm việc bình thường. Điều này cần được kiểm chứng.

Hình 3-24 so sánh kết quả áp lực nước lỗ rỗng tại đáy đập giữa tổ hợp 1 và tổ hợp 2 tính bằng Seep/w. Sự khác biệt lớn nhất từ phạm vi hố khoan tiêu

nước về hạ lưu. Tại tổ hợp 1, lưu lượng thấm trong nền được thu vào các ống tiêu nước và bơm về hành lang 387,0, trong khi đó tại tổ hợp 2, khi các hố khoan này hỏng, lưu lượng thấm được bổ vào đập làm tăng đường bão hoàn trong thân đập.

Hình 3-25: So sánh vi kết qu mc 2.8.2 – S1

Hình 3-26: So sánh S3

Hình 3-28: So sánh chênh lch Sy

Hình 3-25 đến 3-28 so sánh các kết quả S1, S3, Sy tính bằng Seep/w+Sigma/W và Ansys trong chương II với tổ hợp 1. Cũng như tổ hợp 1, các xu hướng kết quả vẫn được giữ nguyên.

Trong cả tổ hợp 1 và 2, sự khác biệt giữa ứng suất Sy giữa hai tổ hợp (hình 3-21 và 3-28) đều ởthượng lưu và hạ lưu đập, mặc dù tại hạ lưu đập, áp lực nước lỗ rỗng bằng 0. Trong khi đó, tại khu vực X=20 đến 50m, chênh lệch Sy gần xấp xỉ với áp lực nước lỗ rỗng. Điều này cần được nghiên cứu thêm, nhưng theo tác giả, các nguyên nhân sau có thể được xem xét tới:

• Không tồn tại thành phần moment do lực thấm gây ra khi tính bằng Seep/W + Sigma/W. Với phương pháp lực tại biên, lực thấm và lực đẩy nổi được coi như nội lực trong bài toán, do đó không còn tồn tại moment gây lật. Ngược lại, trong chương II, lực đẩy nổi và lực thấm được mô tả như một ngoại lực. Ngoại lực này gây ra moment, làm tăng hoặc giảm ứng suất ở thượng và hạ lưu đập. • Ảnh hưởng của phần tử tiếp xúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực thấm trong phân tích ứng suất biến dạng đập bê tông trọng lực” (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)