Kết quả tính toán tổ hợp 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực thấm trong phân tích ứng suất biến dạng đập bê tông trọng lực” (Trang 50)

Hình 3-15: So sánh áp lc tại đáy đập

Hình 3-15 so sánh áp lực nước lỗ rỗng tại đáy đập tính toán bằng Seep/w với áp lực đẩy ngược tính toán theo sơ đồ đường thẳng tại chương II. Các nhận xét có thể rút ra như sau:

•Hai biểu đồ đều có cùng dạng như nhau, được chia làm ba đoạn: Từ mặt thượng lưu về vị trí màn chống thấm, (bắt đầu màn chống thấm với kết quả tính từ Seep/W và kết thúc màn chống thấm với sơ đồ đường thẳng), từ màn chống thấm đến màn khoan phun tiêu nước, và từ màn khoan phun tiêu nước về hạ lưu.

•Hiệu quả màn chống thấm thể hiện rõ khi áp lực nước lỗ rỗng giảm nhanh khi bắt đầu gặp màn chống thấm tiêu nước.

•Tại vị trí màn khoan phun tiêu nước, do khống chế điều kiện biên P=0 tại hành lang cao trình 387,0m, do đó áp lực nước lỗ rỗng tại vị trí này luôn được xác định trước.

•Sau màn khoan phun tiêu nước, dòng thấm từ dưới nền thấm vào đập do đó biểu đồ có giá trị nhỏ tại vị trí khoan tiêu nước, lớn dần rồi giảm dần về hạlưu do tổn thất.

•Về trị số, hai biểu đồ chênh lệch nhau là không nhiều, nhiều nhất là 10T/m2 tại vị trí khoan tiêu nước.

Hình 3-16: Biểu đồng sut kéo chính

Hình 3-18: So sánh kết qu với trường hợp 1 chương II (mc 2.8.1) – S1

Geo: Kết quả tính toán từ Seep/W +Sigma/W Ansys: Kết quả tính toán từ Ansys

Head: Áp lực nước lỗ rỗng tại đáy đập

Hình 3-19: So sánh S3

Hình 3-21: So sánh chênh lch Sy vi áp lực nước l rng.

Hình 3-18 đến hình 3-21 so sánh các kết quả ứng suất chính nhỏ nhất S1, ứng suất chính lớn nhất S3, ứng suất theo phương thẳng đứng Sy của TH1 trong chương II với kết quả được tính toán từ Seep/W + Sigma/W. Các nhận xét có thể rút ra được như sau:

• Có sự khác biệt giữa kết quả tính theo Seeep/W + Sigma/W và Ansys.

• Ứng suất kéo chính S1 tính bằng Sigma/W lớn hơn S1 được tính bằng Ansys.

• Ứng suất nén chính S3 tính bằng Sigma/W nhỏ hơn S3 được tính bằng Ansys.

• Ứng suất Sy tính bằng Sigma/w nhỏhơn Sy được tính bằng Ansys. • Kết quả có sự khác biệt lớn nhất tại thượng lưu đập, nơi có áp lực

nước lỗ rỗng là lớn nhất.

• Hình 3-21 thể hiện sự tương quan giữa chênh lệch ứng suất Sy và áp lực nước lỗ rỗng. Tại mặt thượng lưu, áp lực nước lỗ rỗng lớn, chênh lệch Sy giữa hai phương pháp cũng lớn. Tuy nhiên giá trị chênh này không đúng bằng giá trị áp lực nước lỗ rỗng. Tại hạ lưu, mặc dù áp lực nước lỗ rỗng nhỏ nhưng vẫn có chênh lệch Sy lớn. Tại phạm vi X=10 đến 50m (X là khoảng cách đến mặt

thượng lưu), chênh lệch Sy xấp xỉ bằng áp lực nước lỗ rỗng. Các kết quả tại TH2 sẽ được xem xét tại phần 3.3.2 để làm rõ hơn vấn đề này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực thấm trong phân tích ứng suất biến dạng đập bê tông trọng lực” (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)