Theo cơ cấu vốn

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA (Trang 44)

Trong giai đoạn 1991 nay tổng số vốn đầu tư các dự án ODA trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 3.976 triệu USD trong đó vốn vay ưu đãi là3.131 triệu USD (#80,1%), viện trợ không hoàn lại là 159,1 triệu USD (#2,91%) và vốn đối ứng của thành phố là 686,5 triệu USD (#16,98%).

Biểu đồ 2-3: Cơ cấu nguồn vốn ODA vay- viện trợ các chương trình dự án Thành phố tiếp nhận từ 1990 đến 2005

Viện trợ 3,5%

Vay 96,5%

Nguồn: Đồ thị dựa trên số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua đánh giá về cơ cấu nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy,mức viện trợ không hoàn lại ở Việt Nam tương đối thấp chỉ từ 14-18% trong tổng số ODA, mức bình quân thế giới là 25%, trường hợp đặc biệt như Malaysia tỷ lệ này đạt 30%. Theo đánh giá của nhà tài trợ, ngoài nguyên nhân khách quan là do xu hướng chung của thế giới thì nguyên nhân chủ yếu là việc

chủ động đưa ra các chương trình, dự án để được hỗ trợ không hoàn lại của phía Thành phố thiếu sức thuyết phục, thậm chí còn không đưa ra được nội dung để được nhận viện trợ không hoàn lại. Cụ thể: chưa thể hiện được các lợi ích kinh tế- xã hội mà dự án mang lại, đặc biệt là chưa lượng hóa hết các lợi ích mà một dự án ODA mang lại nhất là các dự án mang tính xã hội thành các chỉ tiêu kinh tế cụ thể nhằm thuyết phục các nhà tài trợ viện trợ không hoàn lại.

Nguồn vốn ODA mà thành phố tiếp nhận chủ yếu là các nguồn vốn vay chiếm 96,5% trong tổng vốn ODA. Điều này đòi hỏi việc quản lý, sử dụng cũng như đưa các dự án ODA vào vận hành khai thác phải thật sự hiệu quả, nếu không nó sẽ tạo gánh nặng trả nợ vay sau này khi đến hạn trả nợ vay cho các dự án này.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)