Nghĩa nghiên cứu thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam đối với việc

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA (Trang 36)

việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở thành phố Hồ Chí Minh

Từ các nghiên cứu các mục 2.1.1 và 2.1.2 chúng tôi kết luận sau đây về nghiên cứu thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam, các kết luận này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở thành phố Hồ Chí Minh:

- Chưa có sự phân bổ hợp lý về nguồn vốn ODA cho những ngành, những công trình thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Đây là vấn đề chung của Việt Nam và cũng là vấn đề của Thành phố, do đó, Thành phố cần có chính sách và sự phân bộ hợp lý về nguồn vốn ODA trên địa bàn của mình;

- Chưa thật sự chú trọng đến công tác đầu tư, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thuộc các bộ phận có liên quan đến việc xác định nhu cầu và đàm phán, ký kết những hiệp định với đối tác nước ngoài. Mặc dù Thành phố không thực

hiện việc đàm phán, ký kết nhưng Chính phủ ký kết các hiệp định về ODA đều dựa trên nhu cầu của từng vùng (trong đó có Thành phố). Vì vậy, Thành phố cần chú trọng đến công tác đầu tư, đào tạo cán bộ có liên quan đến việc xác định nhu cầu về các chương trình, dự án ODA cho các đơn vị có liên quan (Sở, Ban, Ngành của Thành phố);

- Cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn tồn tại nhiều điểm chồng chéo, bất hợp lý làm lãng phí thời gian cũng như hiệu quả của nguồn vốn ODA. Chính vì thế, trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của mình, Thành phố cần có những kiến nghị kịp thời, chính xác để giúp Chính phủ có những cái nhìn đúng đắn trên cơ sở hài hòa thủ tục của Việt Nam và Nhà tài trợ, giảm thiểu được thời gian cho quá trình thu hút và tiếp nhận nguồn vốn ODA. Điều này sẽ giúp nguồn vốn ODA được thu hút tiếp nhận có hiệu quả.

2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VAØ PHÁT TRIỂN CỦA THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA (Trang 36)