Nhận xét về vai trò của ODA đối với sự phát triển của nền kinh tế-xã

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA (Trang 48)

xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn 30 năm phát triển của thành phố, nguốn vốn ODA đã đóng góp rất nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế-xã hội của thành phố về cơ

Để đạt được những thành tựu to lớn như trên, thành phố Hồ Chí Minh đã tận dụng mọi nguồn lực phát triển và phối hợp chúng trong mọi nỗ lực của mình. Một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thành phố là vốn. Và, cơ cấu nguồn vốn của thành phố năm 2000, giai đoạn 2001-2005 như sau:

Biểu đồ 2-5: Cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 tại Tp. Hồ Chí Minh

Vốn ngân sách 8% 12% 10% 12% 37% 15% 6% Vốn doanh nghiệp nhà nước Vốn tín dụng Vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh Vốn đầu tư của dân và vốn khác

Vốn đầu tư FDI Vốn ODA

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trong số này, nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng ít nhất. Tuy nhiên, vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội thành phố là vô cùng lớn. Thực tế cho thấy, những đóng góp của ODA trong những năm qua trên một số lĩnh vực quan trọng không những đã tạo ra được những tác động tích cực trực tiếp mà còn mang lại những bước tiến đáng kể cho thành phố thông qua những nhân tố mà những nhân tố này nhờ có sự góp mặt của ODA mới có thể phát huy hết những thế mạnh của mình.

Mặc dù GDP là chỉ tiêu kinh tế chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, chúng ta không thể xác định được một cách chính xác để tạo ra được một đồng cho

Từ tốc độ tăng của GDP đã kéo theo tốc độ tăng của GDP/người của Thành phố tăng lên, biểu hiện cụ thể:

Bảng 2-6: Tình hình GDP bình quân của Thành phố từ 1996-2004

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

GDP/người

(USD) 1,050 1,152 1,230 1,277 1,365 1,460 1,640 1,682 1,800

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM

Cơ sở hạ tầng của thành phố ngày càng được nâng cao: Khi các tuyến giao thông được đầu tư sẽ mang lại cho người dân sự lưu thông trong một mạng lưới hoàn chỉnh, phục vụ cho nhu cầu phát triển của một vùng nào đó. Tình trạng kẹt xe, ách tắc giao thông trong thành phố có thể được giảm bớt, đường đi ngắn hơn giúp tiết kiệm thời gian trong lưu thông, đi lại thuận lợi và an toàn cho mọi người.

Môi trường sống của cư dân thành phố được cải thiện từng ngày, sự ô nhiễm trên các dòng kênh của thành phố dần được khắc phục.

Hệ thống giáo dục đào tạo của thành phố được tăng cường những trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhiều và tốt hơn, học sinh, sinh viên thành phố có thể phát huy nhiều hơn nữa khả năng học tập của mình.

Các cơ sở y tế được nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và có thể phát triển y tế chuyên sâu. Các chương trình chăm sóc sức khỏe trên địa bàn thành phố hoạt động ổn định, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Các nghiên cứu quy hoạch tổng thể chung, quy hoạch ngành được lập có hệ thống làm cơ sở để đầu tư phát triển như: quy hoạch không gian đô thị Thành phố đến năm 2020; quy hoạch giao thông của Thành phố đến năm 2020, trong đó đề cập đến hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, giao thông tĩnh, giao thông công cộng, hệ thống vận tải công cộng bánh sắt có khối lượng lớn (tàu

điện ngầm, xe điện nổi và trên cao…); quy hoạch tổng thể về thoát nước đô thị; quy hoạch về cấp nước, phân vùng tách mạng; nghiên cứu chính sách xã hội hóa ngành vệ sinh môi trường Thành phố; quy hoạch tổng thể về xử lý, quản lý chất thải đô thị thành phố Hồ Chí Minh,…

Và, còn rất nhiều những ích lợi khác mà thành phố nhận được từ nguồn ODA như: nhiều công ăn việc làm được tạo ra, thất nghiệp giảm, thu nhập cho người dân được tăng lên, nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn và từ đó các khâu dịch vụ cũng tăng theo làm cho xã hội phát triển sinh động, đời sống cải thiện liên tục. Văn minh đô thị trên bình diện rộng được nâng cao.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)